Sunday, August 4, 2013

THƯ GỬI NGƯỜI THI SĨ TRẺ TUỔI - BỨC THƯ THỨ MƯỜI

BỨC THƯ THỨ MƯỜI

Paris, ngày Giáng sinh, 1908. 

Ông phải hiểu rằng tôi vui mừng biết bao lúc nhận được bức thư khả ái kia của ông, hỡi ông Kappus thân mến. Tin tức mà ông cho tôi được biết, ồ bây giờ sao mà quá thực và đáng kể lại nữa đấy, tin vui ấy làm tôi cảm thấy sung sướng, và càng nghĩ nhiều tới yin mừng ấy, tôi càng cảm thấy rằng đó quả thực là điều đáng vui mừng. Thực sự muốn biên thư nói điều đó với ông trước ngày Giáng sinh; nhưng ôi sao mà bận rộn bao nhiêu việc suốt cả mùa đông này, đủ việc và không ngơi nghỉ được gì cả, ngày lẽ cổ kính vụt đến quá nhanh đến nỗi tôi chẳng được đủ giờ để lo lắng những việc mua sắm vặt vãnh cần thiết, còn đâu để nói đến việc viết lách nữa.

THƯ GỬI NGƯỜI THI SĨ TRẺ TUỔI - BỨC THƯ THỨ CHÍN

BỨC THƯ THỨ CHÍN

Furuborg, Jonsered, tại Thụy Điển,
 Ngày 4 tháng 11, năm 1904. 

Ông Kappus thân mến, Trong suốt thời gian đã trôi qua mà không biên thư cho ông vì tôi một phần phải đi đây đi đó lang bạt kỳ hồ, một phần vì quá bận rộn đến nỗi không thể viết lách gì được và ngay cả ngày hôm nay tôi cũng khó viết lách gì được vì tôi đã phải viết quá nhiều thư từ đến nỗi tay tôi đã mệt lả. Nếu tôi có thể đọc cho người khác viết tôi sẽ nói nhiều với ông nhưng hiện tình thì không được thế.

THƯ GỬI NGƯỜI THI SĨ TRẺ TUỔI - BỨC THƯ THỨ TÁM

BỨC THƯ THỨ TÁM

Borgeby Gard, Fladie, Thụy Điển, 
Ngày 12, tháng 8, năm 1904. 

Tôi lại muốn trò chuyện cùng ông chốc lát, ông Kappus thân mến, mặc dù những điều tôi muốn nói hầu như chẳng giúp được ai, và chẳng ích lợi gì. Ông gặp nhiều chuyện buồn đã qua, và ông bảo rằng cả sự qua đi ấy cũng nặng nề và bực dọc. Nhưng, xin ông ngẫm lại xem, chính ra những buồn đau ấy đã chẳng xuyên thẳng qua con người ông đó sao? Phải chăng bao thứ nơi ông đã biến đổi, ông đã khác đi ở đâu đó, ở một góc nào đó trong con người mình ngay giữa lúc buồn?

THƯ GỬI NGƯỜI THI SĨ TRẺ TUỔI - BỨC THƯ THỨ BẢY

BỨC THƯ THỨ BẢY

Rome, ngày 14, tháng 5, năm 1904. 
Ông Kappus thân ái, Từ lúc nhận được bức thư cuối cùng của ông cho tới hôm nay bao nhiêu thời gian biền biệt trôi qua. Việc sáng tác, những lo âu thường nhật bần thần khó chịu trong cơ thể đã làm trở ngại việc phúc đáp thư ông. Và tôi lại muốn việc hồi âm của tôi được đến ông từ những ngày bình thản và tươi đẹp. (Tiết lập xuân, với những chứng triệu thất thường khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến tâm thức tôi ở đây).

THƯ GỬI NGƯỜI THI SĨ TRẺ TUỔI - BỨC THƯ THỨ SÁU

BỨC THƯ THỨ SÁU

Rome, ngày 23 tháng chạp, năm 1903 

Ông Kappus thân ái, Không lẽ nào tôi lại không gửi đến ông lời chào mừng nhân dịp lễ giáng sinh sắp tới, khi mà giữa cuộc lễ vui ông lại còn cưu mang nỗi cô đơn của ông nặng nề hơn bao giờ cả. Nếu lúc ấy ông cảm thấy rằng nỗi cô đơn của ông quá lớn lao thì ông hãy vui hưởng nỗi cô đơn mênh mông ấy. Ông hãy tự nhủ: nỗi cô đơn sẽ là gì, khi đó không phải là nỗi cô đơn lớn lao nhỉ? Nỗi cô đơn chỉ là một, là độc nhất: tận nơi bản thể thì nỗi cô đơn đều lớn lao và nặng chĩu.

THƯ GỬI NGƯỜI THI SĨ TRẺ TUỔI - BỨC THƯ THỨ NĂM

BỨC THƯ THỨ NĂM

Rome, ngày 29 tháng mười, năm 1903.

Ông thân ái, Bức thư ông gửi ngày 29 tháng tám đã tới tay tôi tại Florence, và bây giờ, sau hai tháng trời biền biệt, tôi mới nhắc tới bức thư đó. Xin ông thứ lỗi cho sự chậm trễ này, sở dĩ thế là vì tôi không thích viết thư khi lên đường. Vì muốn viết thư, đối với tôi, không phải chỉ cần vật dụng cần thiết thôi mà lại cần cả đôi chút im lặng biệt lập và một giờ thuận tiện cho tinh thần kết nụ. Chúng tôi đã đến Rome cách đây sáu tuần lễ vào một mùa mà thành phố hãy còn trống trải, nóng bức, như bị trời phạt vạ vì phải cơn sốt thiêu đốt.

THƯ GỬI NGƯỜI THI SĨ TRẺ TUỔI - BỨC THƯ THỨ TƯ

BỨC THƯ THỨ TƯ

Lưu trú tại Worpswede, gần Brême, 
Ngày 16, tháng bảy, năm 1903. 
Tôi đã rời Paris cách đây chừng mươi ngày, thân xác rã rời đau ốm và mệt nhoài. Tôi đến vùng bình nguyên bao la ở miền Bắc này; vùng rộng thênh thang, sự im lặng thanh thản và vòm trời ở đây chắc sẽ làm tôi bình phục lại. Nhưng tôi ở vào một cơn mưa lê thê, chỉ mới hôm nay trời được quang đãng trên vùng đất lộng gió không yên – Lợi dụng trời quang đãng hôm nay, tôi biên đôi lời chào thăm ông. Ông Kappus rất thân ái, lâu rồi, tôi vẫn chưa hồi âm cho ông.

THƯ GỬI NGƯỜI THI SĨ TRẺ TUỔI - BỨC THƯ THỨ BA

BỨC THƯ THỨ BA 

Viareggio, gần Pisa (Ý đại lợi) 
Ngày 23 tháng tư, năm 1903. 

Ông thân mến, bức thư dịp Phục sinh của ông đã khiến lòng tôi sung sướng vô ngần. Thư ấy đã nói cho tôi nhiều điều thú vị tuyệt vời về con người ông. Những gì ông nói về nghệ thuật vĩ đại thâm thiết của Jacobsen đã cho tôi thấy rõ rằng tôi đã không lầm khi hướng cuộc đời ông, và tất cả những vấn đề phức tạp của đời ông, đi về tâm hồn tràn đầy phong phú ấy.

THƯ GỬI NGƯỜI THI SĨ TRẺ TUỔI - BỨC THƯ THỨ HAI

BỨC THƯ THỨ HAI

Viareggio, gần Pisa (Ý đại lợi) 
Ngày 5, tháng tư, năm 1903.

Ông thân ái, xin ông tha lỗi cho tôi, vì chỉ hôm nay tôi mới nhớ lại bức thư ngày 24 tháng hai của ông, nhớ lại với lòng tri tạ. Trong thời gian gần đây, tôi đã bị đau bệnh liên miên, bệnh hoạn thì không đúng hẳn, mà lại bị bải hoải mệt mỏi kỳ lạ, có lẽ là do bệnh cúm, xui tôi chẳng làm gì ra hồn cả. Sau rồi chẳng có gì đỡ hơn, tôi lại lên đường đến vùng biển miền nam, nơi trước kia đã từng giúp tôi bình phục khá nhiều. Nhưng bây giờ thì tôi chưa lại sức hẳn. Viết lách là một việc quá khó khăn nặng nề với tôi. Thôi xin tạm đọc đôi dòng này dịp khác viết nhiều hơn. 

THƯ GỬI NGƯỜI THI SĨ TRẺ TUỔI - BỨC THƯ THỨ NHẤT

BỨC THƯ THỨ NHẤT


Paris, ngày 17 tháng 2 năm 1903 

Ông thân mến, 
Bức thư của ông vừa mới tới tay tôi vài ngày qua. Tôi xin cảm tạ lòng tín cẩn quảng đại quí báu của ông trong thư ấy. Tôi khó lòng làm gì hơn nữa. Tôi không thể đi vào được thể chất của những vần thơ ông, bởi vì tôi hoàn toàn xa lạ với tất cả việc bình phẩm phê bình. Hơn nữa, muốn lãnh hội ý nghĩa một tác phẩm nghệ thuật, không gì tai hại nguy hiểm cho bằng những lời lẽ của sự phê bình văn nghệ. Những lời phê bình đó chỉ đưa đến những ngộ nhận ít nhiều quá đáng.

Trà Hoa Nữ - Chương 21,22,23,24,25,26,27

Chương 21

Đã về - Nàng la lớn và nhảy đến ôm lấy cổ tôi – Anh đã về rồi! Sao anh xanh thế! Tôi kể cho nàng nghe những sự việc vừa xảy ra với cha tôi. Ôi! Chúa ơi! Em đã lo sợ từ trước – nàng nói – Khi Jôdép đến đây báo tin cha anh đến, em run lên như nghe một tin không lành. Anh yêu dấu ơi! Chính em là nguyên nhân của tất cả những sự việc đáng buồn đó! Có lẽ, anh từ bỏ em đi, tốt hơn là gây gổ với cha anh. Nhưng em đã làm phiền gì đến ông đâu? Chúng ta đã sống rất yên lành.

Trà Hoa Nữ - Chương 14,15,16,17,18,19,20

Chương 14

Trở về nhà, tôi bắt đầu khóc như một đứa trẻ. Không có người nào mà ít nhất đã không bị lừa gạt một lần trong đời và không biết nỗi đau khổ khi bị lừa dối là đến như thế nào.
Tôi tự nhủ - với sức nặng của những quyết định hình thành trong cơn sốt, mà người ta luôn luôn tin có đủ sức mạnh để giữ được - phải cắt đứt dứt khoát với mối tình ấy. Và trong tâm trạng bực bội, tôi chờ đợi ngày hôm sau, để đi kiếm một chuyến xe trở về nhà với cha tôi và em tôi, hai tình yêu mà tôi tin chắc không bao giờ lừa dối tôi.

Trà Hoa Nữ - Chương 8,9,10,11,12,13


Chương 8

Tuy nhiên – sau một phút, Acmân nói tiếp – tôi vẫn hiểu, tôi còn yêu nàng và mạnh hơn cả ngày trước. Và trong ý muốn được gặp lại Macgơrit còn có cả cái ý chí muốn cho nàng biết, tôi đã cao giá hơn nàng một bậc. Để đạt được mục đích, con tim đã không ngoan việc dẫn bao nhiêu lý lẽ, lựa chọn bao nhiêu con đường. Vì thế, tôi không thể đứng lâu hơn trong hành lang. Tôi trở về ngồi bên dàn nhạc và nhìn nhanh khắp nhà hát để xem nàng ngồi ở lô nào. Nàng ngồi trước sân khấu, ở tầng dưới, và chỉ một mình thôi. Nàng thay đổi nhiều như tôi đã nói với bạn. 

Sunday, July 28, 2013

BÀN VỀ CÁCH KIẾM SỐNG ĐÚNG ĐẮN (PHẦN IV ) - J. KRISHNAMURTI

J. KRISHNAMURTI 
BÀN VỀ CÁCH KIẾM SỐNG ĐÚNG ĐẮN
ON RIGHT LIVELIHOOD
Lời dịch: ÔNG KHÔNG – 5.2010


PHẦN BỐN

Từ Thư gởi Trường học, Quyển 2
Ngày 15 tháng 11 năm 1983

BÀN VỀ CÁCH KIẾM SỐNG ĐÚNG ĐẮN (PHẦN III ) - J. KRISHNAMURTI


J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ CÁCH KIẾM SỐNG ĐÚNG ĐẮN
ON RIGHT LIVELIHOOD 

Lời dịch: ÔNG KHÔNG – 5.2010

PHẦN BA

Từ Bình phẩm về Sống, Tập 2, Chương 2

TÌNH TRẠNG BỊ QUY ĐỊNH

BÀN VỀ CÁCH KIẾM SỐNG ĐÚNG ĐẮN (PHẦN II ) - J. KRISHNAMURTI

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ CÁCH KIẾM SỐNG ĐÚNG ĐẮN
ON RIGHT LIVELIHOOD
Lời dịch: ÔNG KHÔNG - 5.2010
PHẦN HAI
Bangalore, ngày 15 tháng 8 năm 1948Người hỏi: Liệu tôi có thể vẫn còn là một viên chức chính phủ nếu tôi muốn tuân theo những lời giảng của ông? Cùng câu hỏi sẽ nảy sinh liên quan đến quá nhiều nghề nghiệp. Giải pháp đúng đắn cho vấn đề của kiếm sống là gì?

BÀN VỀ CÁCH KIẾM SỐNG ĐÚNG ĐẮN (PHẦN I ) - J. KRISHNAMURTI

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ CÁCH KIẾM SỐNG ĐÚNG ĐẮN ON RIGHT LIVELIHOOD
Lời dịch: ÔNG KHÔNG - 5.2010

PHẦN MỘT

Ojai, ngày 9 tháng 7 năm 1944

Một cuộc sống đơn giản không chỉ gồm có sự sở hữu một ít đồ vật, nhưng còn cả sự kiếm sống đúng đắn và sự tự do khỏi những giải trí, những nghiện ngập, và sở hữu. Sự tự do khỏi tham lợi sẽ tạo ra

Monday, July 1, 2013

Trà Hoa Nữ - Chương 07

Chương 7

Những loại bệnh như bệnh của Acmân, có được điều may mắn là sẽ giết chết người bệnh ngay tức khắc hoặc sẽ được chữa lành rất nhanh chóng.
Mười lăm ngày sau những biến cố tôi vừa kể trên, Acmân đã bình phục hẳn. Chúng tôi trở thành hai người bạn rất thân. Trong thời gian anh ốm, tôi thường xuyên có mặt ở cạnh anh, ngày tại phòng anh.

Trà Hoa Nữ - Chương 06

Chương 6

Tôi gặp Acmân đang nằm trên giường.
Thấy tôi, anh ta đưa bàn tay nóng hổi bắt tay tôi.
- Anh bị sốt – tôi nói.
- Sẽ không sao cả. Đây chỉ là sự mệt mỏi do một chuyến đi đường quá gấp.
- Anh đến nhà cô em gái của Macgơrit?
- Phải. Ai nói cho anh biết thế?
- Tôi biết. Anh có được thoả mãn điều anh yêu cầu không?

Trà Hoa Nữ - Chương 05

Chương 5

Một thời gian khá lâu trôi qua. Tôi không nghe nói đến Acmân. Nhưng trái lại tôi thường nghe bàn tán về Macgơrit. Tôi không biết bạn có để ý không: chỉ cần cái tên của một người đúng ra xa lạ với bạn hoặc ít ra không liên can gì đến bạn, được nhắc một lần trước mặt bạn, là những chi tiết liên hệ khác sẽ dần dần đến vây quanh cái tên ấy. Và bạn sẽ nghe tất cả những người quen biết nói về những điều mà trước đây họ không bao giờ nói với mình.

Trà Hoa Nữ - Chương 04

Chương 4

Hai ngày sau, người ta đã bán sạch tất cả. Tổng số tiền thu được lên đến một trăm năm mươi ngàn frăng.
Những chủ nợ cùng chia nhau hai phần ba. Số còn lại được giao cho gia đình, gồm một em trai và một cháu trai.
Cô em này mở tròn đôi mắt, khi người có trách nhiệm đến báo tin cho biết: cô được một gia tài là năm mươi ngàn frăng.

Trà Hoa Nữ - Chương 03

Chương 03

Ngày 16, lúc một giờ, tôi đến phố Anti.
Từ trên xe, người ta đã nghe những tiếng hô vang của những người bán đấu giá.
Căn phòng đầy những khách hiếu kỳ, Người ta trông thấy ở đây, tất cả những danh vọng của những tội lỗi sang trọng được theo dõi xem xét một cách thâm hiểm bởi vài ba bà lớn. Một lần nữa, những bà này lại lấy cớ đến nơi bán đấu giá để có quyền được nhìn thấy tận mắt cuộc sống của người đàn bà mà họ không bao giờ có dịp thân thiện. Và có lẽ họ cũng đã thèm muốn thầm kín những thú vui dễ dàng cuả người đàn bà ấy.

Trà Hoa Nữ - Chương 02

Chương 2

Cuộc bán đấu giá được ấn định vào ngày 16.
Trước đó một ngày, người ta ngưng hẳn việc cho đến xem đồ đạc trong nhà, để những người thợ chuyên môn có đủ thời gian tháo gỡ rèm, màn xuống.
Những ngày ấy, tôi đi xa mới về. Theo lẽ thường người ta không cho tôi biết về cái chết của Macgơrit như một trong những tin quan trọng mà bạn bè thường báo lại cho bất cứ người nào từ xa trở về thủ đô được biết. Macgơrit thật xinh đẹp.

Trà Hoa Nữ - Chương 01

Chương 1

Người ta chỉ tạo nên nhân vật sau khi đã nghiên cứu kỹ con người. Cũng như, người ta chỉ nói được tiếng nước ngoài sau khi đã học hỏi nghiêm túc tiếng nói đó.
Tôi chưa đến tuổi để đi vào sáng tạo. Tôi xin chỉ làm công việc của người kể chuyện.
Xin bạn đọc tin chắc với tôi: chuyện này là một chuyện có thật. Tất cả những nhân vật trong đó, trừ vai chính, đều còn sống.

Monday, May 27, 2013

Tôi Là Ai? Đây Là Người Mà Chúng Ta Mong Đợi : Phần II

Friedrich Nietzsche
Tôi là ai? Đây là người mà chúng ta mong đợi!
Phạm Công Thiện dịch

VII.
Tôi sẽ nói thêm đôi lời nữa cho những lỗ tai ưu tú nhất: những gì tôi thực sự cần thấy phải có trong âm nhạc. Rằng âm nhạc phải phơi phới vui tươi và sâu thẳm như một buổi chiều tháng Mười (Dass sie heiter und tief ist, wie ein Nachmittag im Oktober). Rằng âm nhạc phải có cá tính, vui đùa tinh nghịch, dịu dàng, như một người đàn bà bé bỏng, ngọt ngào tràn đầy thú tính và duyên dáng (Dass sie eigen, ausgelassen, zärtlich, ein kleines süßes Weib von Niedertracht und Anmuth ist…)

Tôi Là Ai? Đây Là Người Mà Chúng Ta Mong Đợi: Phần I

Friedrich Nietzsche
Tôi là ai? Đây là người mà chúng ta mong đợi!
Phạm Công Thiện dịch


Tại sao tôi lanh trí như thế
(Warum ich so klug bin)

I.
Tại sao tôi còn hiểu biết thêm đôi điều thấm thía hơn nữa? Tại sao tôi hoàn toàn lanh trí như thế? Tôi không bao giờ suy gẫm về những vấn đề mà thực sự không phải là những vấn đề suy ngẫm (Ich habe nie über Fragen nachgedacht, die keine sind) – tôi không bao giờ chịu hoang phí bản thân như vậy.

Bên Thắng Cuộc - Quyền Bính: Phụ Lục (Đánh Và Đàm)

Huy ĐứcBÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN II - QUYỀN BÍNH
PHỤ LỤC
Đánh và Đàm


Phần này sử dụng nhiều tư liệu lấy từ cuốn Ending the Vietnam War [Simon & Schuster xuất bản năm 2003] của Henry Kissingger, tác giả có chọn lọc, đối chiếu với các cuốn sách, các bài báo của các nhà ngoại giao Việt Nam tham gia Hiệp định Paris hoặc nghiên cứu về Hiệp định Paris [có dẫn trong phần chú giải] và trao đổi trực tiếp thêm với nhiều nhân chứng

Bên Thắng Cuộc - Quyền Bính: Chương XXII (Thế Hệ Khác)

BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN II - QUYỀN BÍNHPhần IV
Tam nhân
Chương XXII
Thế hệ khác


Cho dù trong Bộ chính trị khoá X (2006-2011) vẫn có những người trưởng thành qua chiến tranh, họ bắt đầu thuộc thế hệ “làm cán bộ” chứ không còn là thế hệ của những “nhà cách mạng”.

Bên Thắng Cuộc - Quyền Bính: Chương XXI ( Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa)

Huy ĐứcBÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN II - QUYỀN BÍNH
Phần IV
Tam nhân

Chương XXI
Định hướng xã hội chủ nghĩa


Cho dù vẫn là quốc gia một đảng, kể từ khi chấp nhận kinh tế nhiều thành phần, về bản chất, Việt Nam không còn là quốc gia cộng sản. Thế nhưng, định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn như một “nơi trú ẩn” của đảng cầm quyền và ý thức hệ vẫn ảnh hưởng sâu sắc đến tiến trình ban hành chính sách.

Bên Thắng Cuộc - Quyền Bính: Chương XX ( Lê Khả Phiêu Và Ba Ông Cố Vấn)

Chương XX
Lê Khả Phiêu và ba ông cố vấn


Tháng 6-1991, ông Lê Khả Phiêu mới được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương; năm 1992, vì giữ chức chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, ông được cơ cấu vào Ban Bí thư và tháng 1-1994, tại đại hội Đảng giữa nhiệm kỳ, ông được đưa vào Bộ Chính trị. Vậy mà tháng 12-1997, ông Lê Khả Phiêu đã trở thành Tổng bí thư.

Bên Thắng Cuộc - Quyền Bính: Chương XIX ( Đại Hội VIII)

Huy Đức
BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN II - QUYỀN BÍNH
Phần IV
Tam nhân
Chương XIX
Đại hội VIII


Giữa thập niên 1990, đổi mới có khuynh hướng chững lại. Đây là giai đoạn trong Đảng vẫn có những người được coi là “bảo thủ”, có những người được coi là “đổi mới”. Các nỗ lực phát triển kinh tế theo hướng thị trường rất có thể bị các nhà lý luận quy là “chệch hướng”; các nỗ lực dân chủ hoá cũng có thể bị quy là “diễn biến hoà bình”.

Bên Thắng Cuộc - Quyền Bính: Chương XVIII (Tam Nhân Phân Quyền)

Huy Đức
BÊN THẮNG CUỘC - QUYỂN II - QUYỀN BÍNH
Phần IV
Tam nhân

Chương XVIII

Tam nhân phân quyền


Về mặt lý thuyết, chủ tịch Quốc hội nằm trong “tứ trụ” nhưng khi viết lời tựa cho cuốn Đại tướng Lê Đức Anh, ông Đỗ Mười chỉ nhắc đến Tổng bí thư, chủ tịch nước và thủ tướng. Ông Mười viết: “Ba chúng tôi về quan điểm đường lối, đối nội, đối ngoại trên các lĩnh vực nói chung đều nhất trí với nhau, có việc gì chưa thật thống nhất thì đưa ra tập thể Bộ Chính trị bàn để đi đến thống nhất”.

Bên Thắng Cuộc - Quyền Bính: Chương XVII ( Tam Quyền Không Phân Lập)

Chương XVII
Tam quyền không phân lập

Ngày 29-11-1991, khi phát biểu trước Hội nghị Trung ương 2 bàn về sửa đổi hiến pháp, Tổng bí thư Đỗ Mười nhấn mạnh: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, không phân chia, nhưng có phân công rành mạch”(329). Đây là một thời điểm hiếm hoi mà Đảng Cộng sản Việt Nam rơi vào tình thế hoàn toàn độc lập vì chưa biết lấy ai làm chỗ dựa(330).

Bên Thắng Cuộc - Quyền Bính: Chương XVI (Thị Trường)

Phần IV
Tam nhân
Chương XVI
Thị trường


Ngày 28-4-1989, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Cơ Thạch cùng với Bộ trưởng Thương mại “hai nước anh em”, Lào và Campuchia, đến Bangkok dự Hội thảo “Đông Dương: từ chiến trường chuyển sang thị trường”(276). Ở trong nước, từ các nhà lãnh đạo vĩ mô, các trường đại học, cho đến từng cơ sở kinh doanh, bắt đầu tìm kiếm tài liệu để chuẩn bị sự hiểu biết cho thời kỳ chuyển đổi. Cho dù những trải nghiệm ban đầu bao gồm cả những đổ vỡ, nhưng những gì mà kinh tế thị trường kiến tạo đã làm thay đổi đến từng ngóc ngách đời sống và toàn bộ bộ mặt xã hội Việt Nam.

Bên Thắng Cuộc - Quyền Bính: Chương XV (Tướng Giáp)

Chương 15
Tướng Giáp


Mưu lược và quyết liệt không chỉ trong những cuộc chiến quy ước như Điện Biên Phủ, năm 1946, khi Hồ Chí Minh đi Pháp nhân Hội nghị Fontainebleau, ở Hà Nội, tướng Giáp đã cùng với Trường Chinh thanh trừng đối lập gần như triệt để. Nhưng trước những đối thủ chính trị nhân danh Đảng, tướng Giáp trở nên cam chịu và thụ động. Có lẽ lòng trung thành với tổ chức và ý thức tuân thủ kỷ luật đã rút đi thanh gươm trận của ông.

Bên Thắng Cuộc - Quyền Bính: Chương XIV (Khoảng Cách Linh - Kiệt)

Chương XIV
Khoảng cách Linh - Kiệt


Sau thành công của “cởi trói” và “những việc cần làm ngay, “khoảng cách” giữa Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và các thành viên khác trong Bộ Chính trị không còn chỉ “cách nhau sợi tóc” như ông ví von lúc đầu. Khác với Lê Duẩn và Trường Chinh, quyết định nhân sự dưới thời Nguyễn Văn Linh không còn là công việc của Ban Tổ chức. Sự quyết đoán của ông trong một số trường hợp, mở đầu bằng việc lựa chọn Đỗ Mười thay vì Võ Văn Kiệt đứng đầu Chính phủ, đã ảnh hưởng không nhỏ tới tiến trình cải cách của Việt Nam. Mối quan hệ giữa Võ Văn Kiệt và Nguyễn Văn Linh tưởng như rất gần gũi, nhưng trên thực tế, trong tính cách cá nhân và trong chính trị giữa hai người có rất nhiều khác biệt.

Bên Thắng Cuộc - Quyền Bính: Chương XIII (Đa Nguyên)

Chương 13
Đa nguyên


Ông Nguyễn Văn Linh làm Tổng bí thư vừa đúng một nhiệm kỳ (1986-1991). Người kế nhiệm ông - ông Đỗ Mười - nói rằng, thời gian thực sự làm việc của ông Linh chỉ khoảng gần hai năm vì ông thường xuyên đau ốm. Nhưng ông Nguyễn Văn Linh đã nỗ lực như một người mạnh khỏe để bảo vệ thành trì xã hội chủ nghĩa. Những nỗ lực đó có thể được Đảng Cộng sản Việt Nam ghi công nhưng cũng khiến cho di sản của Nguyễn Văn Linh trở nên rất khác.

Bên Thắng Cuộc - Quyền Bính: Chương XII (Cởi Trói)

Phần III
Dấu ấn Nguyễn Văn Linh

Chương XII
Cởi trói


Cho dù tuyên bố “cởi trói” của Nguyễn Văn Linh là “ngứa miệng kêu” như ông nhận, hay là sách lược được áp dụng khi mới cầm quyền, thì sự thật là các hoạt động văn nghệ và báo chí sau đó đã bắt đầu được đặt trong một không gian mà tự do chỉ mở dần ra chứ không thể nào bóp lại.

Sunday, May 26, 2013

Bên Thắng Cuộc - Giải Phóng: Phụ Lục

Phụ lụcPhụ lục 1 – Sự thật lịch sử về tăng 390 và tăng 384

Trong suốt hơn hai mươi năm kể từ ngày 30-4-1975, truyền thông trong nước đã mặc nhiên thừa nhận chiếc xe 843 của Bùi Quang Thận đã húc đổ cổng Dinhtrong khi sự thật chính là xe 390. Theo Trung tá Bùi Văn Tùng: “Sau khi biết Thậnlà người cắm cờ, báo chí vây lấy cậu ấy. Chắc thằng Thận không nói, nhưng các nhà báo suy ra Thận cắm cờ thì 843 của Thận phải là xe vào trước. Khi về tới Long Bình, anh em đã báo cáo lên, xe 390 húc đổ cổng Dinh, nhưng khi nghe báo nói xe 843 anh em cũng cho qua. Về sau, do vụ “ai cắm cờ” đã khá bầm dập nên nhiều người nghĩ, cải chính làm chi cho phức tạp. Sau đó, Việt Nam lại xung đột với Trung Quốc mà chiếc 390 là T59, viện trợ của Trung Quốc, trong khi chiếc 843, T54, viện trợcủa Liên Xô nên càng không ai nghĩ tới việc làm rõ sự kiện này”.

Bên Thắng Cuộc - Giải Phóng: Chương 11 (Campuchia)

Chương 11
Campuchia

Giữa trưa 7-1-1979, khi nghe con rể là Giáo sư Hồ Ngọc Đại đánh thức báo tin, “Quân ta đã vào Phnom Penh”, ông Lê Duẩn chỉ “ừ” rồi ngủ tiếp. Ông Hồ Ngọc Đại nói: “Tôi rất ngạc nhiên. Khi nhận được điện thoại từ Cục Tác chiến tôi cũng không ngờ chuyện long trời lở đất như thế mà ông vẫn ngủ”. Đưa đại quân đến thủ đô một quốc gia khác tưởng nhẹ tựa giấc ngủ trưa của một đấng quân vương nhưng phải mười năm sau Quân đội Việt Nam mới rút được chân ra khỏi đó. Cho dù câu chuyện xảy ra bên ngoài lãnh thổ, mười năm ấy sẽ trở thành một phần lịch sử Việt Nam,lịch sử can thiệp vào một quốc gia khác.

Bên Thắng Cuộc - Giải Phóng: Chương 10 (Đổi Mới)

Chương 10Đổi mới

Từ chỗ tập trung vào tay nhà nước ruộng đất, nhà máy và tất cả các quyền sản xuất, kinh doanh, từ tháng 12-1986, Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu cho phép “các thành phần kinh tế” được làm ăn một cách có giới hạn. Đồng thời, nhà nướccũng từng bước cho tự do lưu thông hàng hóa trong nước, để thị trường điều tiết giá cả thay vì lên kế hoạch và quyết định bằng các mệnh lệnh hành chánh. Việc chấp nhận nền kinh tế vận hành theo các quy luật gần giống như nó vốn có được Đảnggọi là “đổi mới”. Để đi tới quyết định đó, các nhà khởi xướng cũng đã phải mất rất nhiều thời gian để thuyết phục các đồng chí trong Đảng và thuyết phục chính mình.

Bên Thắng Cuộc - Giải Phóng: Chương 09 (Xé Rào)

Chương 9:  Xé Rào

Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt từng nói trước Hội đồng Nhân dân: “Khác với tất cả các xã hội có giai cấp trước đây, nhà nước xã hội chủ nghĩa chịu trách nhiệm đầy đủ đối với đời sống của nhân dân, vì vậy nhà nước phải nắm toàn bộ khâu lưu thông phân phối, đặc biệt là những nhu cầu thiết yếu đối với đời sống, liên quan đến bữa ăn hàng ngày của nhân dân lao động”452. Chỉ mấy năm sau, những người như ông Kiệt nhận ra chính tham vọng tốt đẹp đó đã như những bức tường, những hàng rào, giam hãm sự năng động của toàn xã hội. Những nỗ lực “đục thủng” cơ chế “tập trung quan liêu bao cấp” đó về sau sẽ được gọi là “xé rào”.

Bên Thắng Cuộc - Giải Phóng: Chương 5 - 8

Chương 5: Chiến Tranh

Mặc dù từ giữa năm 1977, Pol Pot bắt đầu được nói tới như những bóng ma áo đen, đêm đêm cầm dao quắm lẻn sang giết chóc dọc biên giới Tây Nam, nhưng người dân Việt Nam vẫn sững sờ khi ngày 25-1-1978, tình trạng chiến tranh được Chính phủ công khai thừa nhận. Kể từ khi Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập, đất nước trải qua ba mươi năm chiến tranh liên tiếp chiến tranh. Chưa kịp hưởng một ngày thực sự yên vui, trai tráng lại phải khoác lên vai cây súng, lần này là đánh nhau với những “người anh em” Cộng sản.

Bên Thắng Cuộc - Giải Phóng: Chương 1 - 4

Phần I: Miền Nam
Chương 1
Ba Mươi Tháng Tư

Ba mươi tháng Tư năm 1975 là ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam. Ngày mà những người anh em miền Nam buông súng đầu hàng miền Bắc. Ngày chấm dứt hơn hai mươi năm “da thịt tàn nhau, vạ trong tường vách”. Nhưng, không phải cứ súng ống vứt đi là sẽ có hòa bình.

Ý Thức Mới Trong Văn Nghệ Và Triết Học - Phần Thứ Hai: Chương 5 - Hết

Chương năm

Ý thức hư vô – Ernest Hemingway và độc thoại nội tâm: Từ chết sang sống
Tặng Hoàng Vĩnh Lộc

Hemingway qua đời. Phạm Công Thiện muốn trình bày với bạn đọc cuộc đời kỳ dị của nhà văn hào Mỹ chiếm giải Nobel năm 1954. Thấm nhuần tư tưởng của Hemingway được như Phạm Công Thiện kể đã là hiếm có. Tìm được cách biểu diễn tư tưởng và thân thế của nhà văn hào trong mấy trang giấy như Phạm Công Thiện kể là có một. Dưới hình thức độc thoại nội tâm, Phạm Công Thiện đã thu tóm cả cuộc đời nhà văn hào trong một đêm thao thức, không ngủ, từ canh khuya cho tới bừng sáng,sau tiếng súng nổ ở Ketchum.

Ý Thức Mới Trong Văn Nghệ Và Triết Học - Phần Thứ Hai: Chương 1 - 4

Phần thứ hai
Xung khắc giữa ý thức và vô thức

1. Định nghĩa: Ý thức tự diệt
2. Khai triển những hình thái của ý thức xung khắc
Ý Thức bi tráng
Ý Thức tuyệt vọng
Ý Thức cô lập
Ý Thức khắc khoải
Ý Thức hư vô
Ý Thức khước từ
Ý Thức thoát ly

Ý Thức Mới Trong Văn Nghệ Và Triết Học - Phần Thứ Nhất: Chương 5 - 9

Chương năm 

Ý thức sinh tồn – Đêm ngày và William Saroyan hay là con người lang thang trong đời sống
Tặng Thanh Tuệ, người bạn khó quên với nụ cười dễ nhớ

Chương này được viết ra trong giai đoạn thơ mộng nhất của tôi ở Đà Lạt cách đây đúng mười năm,tức là năm 1960. Dạo đó, tôi dạy sinh ngữ ở trường Việt Anh tại Đà lạt, tôi ở trọ dưới hầm nhà của một biệt thự số 14 đường Yagut. Phòng tôi nhỏ hẹp, nhưng có một cánh cửa lớn mở ra, khu vườn đầy hoa hồng và bướm.

Ý Thức Mới Trong Văn Nghệ Và Triết Học - Phần Thứ Nhất: Chương 1- 4

Phần thứ nhất: Đi vào ý thức mới
  1. Định nghĩa: Ý thứ tự vấn
  2. Khai triển những hình thái của ý thức mới
Ý thức bất nhị
Ý thức giải phóng
Ý thứ siêu thoát
Ý thức bất diệt
Ý thức sinh tồn
Ý thức thể hiện
Ý thức siêu thực
Ý thức chấp nhận
Ý thức siêu thể

Bên Kia Bờ Thiện Ác - Dư Hứng Ca (Từ Chóp Đỉnh Nguy Nga)

Từ Chóp Đỉnh Nguy Nga
Dư hứng ca
Mặt trời đứng bóng cõi đời ta! Ấy, khắc thời long trọng! Ồ,
khu vườn mùa hạ chốn trần gian!
Hạnh phúc kia khắc khoải ngóng trông chờ:
Người tri kỷ chôn nào? Giờ đã điểm!

Bên Kia Bờ Thiện Ác (Chương IX): Điều Chi Cao Quí

CHƯƠNG IX
ĐIỀU CHI CAO QUÝ?

257
Mọi nỗ lực nâng cao tầm vóc của loài “người” cho đến nay đều là sản phẩm của xã hội quý tộc - và muôn đời vẫn thế: một xã hội tin tưởng vào chiếc thang dài thứ bậc và giá trị sai thù giữa con người với con người và nó cần một tình 
trạng nồ lệ trong một ý nghĩa nào đó.