Showing posts with label RAINER MARIA RILKE. Show all posts
Showing posts with label RAINER MARIA RILKE. Show all posts

Sunday, August 4, 2013

THƯ GỬI NGƯỜI THI SĨ TRẺ TUỔI - BỨC THƯ THỨ MƯỜI

BỨC THƯ THỨ MƯỜI

Paris, ngày Giáng sinh, 1908. 

Ông phải hiểu rằng tôi vui mừng biết bao lúc nhận được bức thư khả ái kia của ông, hỡi ông Kappus thân mến. Tin tức mà ông cho tôi được biết, ồ bây giờ sao mà quá thực và đáng kể lại nữa đấy, tin vui ấy làm tôi cảm thấy sung sướng, và càng nghĩ nhiều tới yin mừng ấy, tôi càng cảm thấy rằng đó quả thực là điều đáng vui mừng. Thực sự muốn biên thư nói điều đó với ông trước ngày Giáng sinh; nhưng ôi sao mà bận rộn bao nhiêu việc suốt cả mùa đông này, đủ việc và không ngơi nghỉ được gì cả, ngày lẽ cổ kính vụt đến quá nhanh đến nỗi tôi chẳng được đủ giờ để lo lắng những việc mua sắm vặt vãnh cần thiết, còn đâu để nói đến việc viết lách nữa.

THƯ GỬI NGƯỜI THI SĨ TRẺ TUỔI - BỨC THƯ THỨ CHÍN

BỨC THƯ THỨ CHÍN

Furuborg, Jonsered, tại Thụy Điển,
 Ngày 4 tháng 11, năm 1904. 

Ông Kappus thân mến, Trong suốt thời gian đã trôi qua mà không biên thư cho ông vì tôi một phần phải đi đây đi đó lang bạt kỳ hồ, một phần vì quá bận rộn đến nỗi không thể viết lách gì được và ngay cả ngày hôm nay tôi cũng khó viết lách gì được vì tôi đã phải viết quá nhiều thư từ đến nỗi tay tôi đã mệt lả. Nếu tôi có thể đọc cho người khác viết tôi sẽ nói nhiều với ông nhưng hiện tình thì không được thế.

THƯ GỬI NGƯỜI THI SĨ TRẺ TUỔI - BỨC THƯ THỨ TÁM

BỨC THƯ THỨ TÁM

Borgeby Gard, Fladie, Thụy Điển, 
Ngày 12, tháng 8, năm 1904. 

Tôi lại muốn trò chuyện cùng ông chốc lát, ông Kappus thân mến, mặc dù những điều tôi muốn nói hầu như chẳng giúp được ai, và chẳng ích lợi gì. Ông gặp nhiều chuyện buồn đã qua, và ông bảo rằng cả sự qua đi ấy cũng nặng nề và bực dọc. Nhưng, xin ông ngẫm lại xem, chính ra những buồn đau ấy đã chẳng xuyên thẳng qua con người ông đó sao? Phải chăng bao thứ nơi ông đã biến đổi, ông đã khác đi ở đâu đó, ở một góc nào đó trong con người mình ngay giữa lúc buồn?

THƯ GỬI NGƯỜI THI SĨ TRẺ TUỔI - BỨC THƯ THỨ BẢY

BỨC THƯ THỨ BẢY

Rome, ngày 14, tháng 5, năm 1904. 
Ông Kappus thân ái, Từ lúc nhận được bức thư cuối cùng của ông cho tới hôm nay bao nhiêu thời gian biền biệt trôi qua. Việc sáng tác, những lo âu thường nhật bần thần khó chịu trong cơ thể đã làm trở ngại việc phúc đáp thư ông. Và tôi lại muốn việc hồi âm của tôi được đến ông từ những ngày bình thản và tươi đẹp. (Tiết lập xuân, với những chứng triệu thất thường khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến tâm thức tôi ở đây).

THƯ GỬI NGƯỜI THI SĨ TRẺ TUỔI - BỨC THƯ THỨ SÁU

BỨC THƯ THỨ SÁU

Rome, ngày 23 tháng chạp, năm 1903 

Ông Kappus thân ái, Không lẽ nào tôi lại không gửi đến ông lời chào mừng nhân dịp lễ giáng sinh sắp tới, khi mà giữa cuộc lễ vui ông lại còn cưu mang nỗi cô đơn của ông nặng nề hơn bao giờ cả. Nếu lúc ấy ông cảm thấy rằng nỗi cô đơn của ông quá lớn lao thì ông hãy vui hưởng nỗi cô đơn mênh mông ấy. Ông hãy tự nhủ: nỗi cô đơn sẽ là gì, khi đó không phải là nỗi cô đơn lớn lao nhỉ? Nỗi cô đơn chỉ là một, là độc nhất: tận nơi bản thể thì nỗi cô đơn đều lớn lao và nặng chĩu.

THƯ GỬI NGƯỜI THI SĨ TRẺ TUỔI - BỨC THƯ THỨ NĂM

BỨC THƯ THỨ NĂM

Rome, ngày 29 tháng mười, năm 1903.

Ông thân ái, Bức thư ông gửi ngày 29 tháng tám đã tới tay tôi tại Florence, và bây giờ, sau hai tháng trời biền biệt, tôi mới nhắc tới bức thư đó. Xin ông thứ lỗi cho sự chậm trễ này, sở dĩ thế là vì tôi không thích viết thư khi lên đường. Vì muốn viết thư, đối với tôi, không phải chỉ cần vật dụng cần thiết thôi mà lại cần cả đôi chút im lặng biệt lập và một giờ thuận tiện cho tinh thần kết nụ. Chúng tôi đã đến Rome cách đây sáu tuần lễ vào một mùa mà thành phố hãy còn trống trải, nóng bức, như bị trời phạt vạ vì phải cơn sốt thiêu đốt.

THƯ GỬI NGƯỜI THI SĨ TRẺ TUỔI - BỨC THƯ THỨ TƯ

BỨC THƯ THỨ TƯ

Lưu trú tại Worpswede, gần Brême, 
Ngày 16, tháng bảy, năm 1903. 
Tôi đã rời Paris cách đây chừng mươi ngày, thân xác rã rời đau ốm và mệt nhoài. Tôi đến vùng bình nguyên bao la ở miền Bắc này; vùng rộng thênh thang, sự im lặng thanh thản và vòm trời ở đây chắc sẽ làm tôi bình phục lại. Nhưng tôi ở vào một cơn mưa lê thê, chỉ mới hôm nay trời được quang đãng trên vùng đất lộng gió không yên – Lợi dụng trời quang đãng hôm nay, tôi biên đôi lời chào thăm ông. Ông Kappus rất thân ái, lâu rồi, tôi vẫn chưa hồi âm cho ông.

THƯ GỬI NGƯỜI THI SĨ TRẺ TUỔI - BỨC THƯ THỨ BA

BỨC THƯ THỨ BA 

Viareggio, gần Pisa (Ý đại lợi) 
Ngày 23 tháng tư, năm 1903. 

Ông thân mến, bức thư dịp Phục sinh của ông đã khiến lòng tôi sung sướng vô ngần. Thư ấy đã nói cho tôi nhiều điều thú vị tuyệt vời về con người ông. Những gì ông nói về nghệ thuật vĩ đại thâm thiết của Jacobsen đã cho tôi thấy rõ rằng tôi đã không lầm khi hướng cuộc đời ông, và tất cả những vấn đề phức tạp của đời ông, đi về tâm hồn tràn đầy phong phú ấy.

THƯ GỬI NGƯỜI THI SĨ TRẺ TUỔI - BỨC THƯ THỨ HAI

BỨC THƯ THỨ HAI

Viareggio, gần Pisa (Ý đại lợi) 
Ngày 5, tháng tư, năm 1903.

Ông thân ái, xin ông tha lỗi cho tôi, vì chỉ hôm nay tôi mới nhớ lại bức thư ngày 24 tháng hai của ông, nhớ lại với lòng tri tạ. Trong thời gian gần đây, tôi đã bị đau bệnh liên miên, bệnh hoạn thì không đúng hẳn, mà lại bị bải hoải mệt mỏi kỳ lạ, có lẽ là do bệnh cúm, xui tôi chẳng làm gì ra hồn cả. Sau rồi chẳng có gì đỡ hơn, tôi lại lên đường đến vùng biển miền nam, nơi trước kia đã từng giúp tôi bình phục khá nhiều. Nhưng bây giờ thì tôi chưa lại sức hẳn. Viết lách là một việc quá khó khăn nặng nề với tôi. Thôi xin tạm đọc đôi dòng này dịp khác viết nhiều hơn. 

THƯ GỬI NGƯỜI THI SĨ TRẺ TUỔI - BỨC THƯ THỨ NHẤT

BỨC THƯ THỨ NHẤT


Paris, ngày 17 tháng 2 năm 1903 

Ông thân mến, 
Bức thư của ông vừa mới tới tay tôi vài ngày qua. Tôi xin cảm tạ lòng tín cẩn quảng đại quí báu của ông trong thư ấy. Tôi khó lòng làm gì hơn nữa. Tôi không thể đi vào được thể chất của những vần thơ ông, bởi vì tôi hoàn toàn xa lạ với tất cả việc bình phẩm phê bình. Hơn nữa, muốn lãnh hội ý nghĩa một tác phẩm nghệ thuật, không gì tai hại nguy hiểm cho bằng những lời lẽ của sự phê bình văn nghệ. Những lời phê bình đó chỉ đưa đến những ngộ nhận ít nhiều quá đáng.