BÊN KIA BỜ THIỆN ÁC


BÊN KIA BỜ THIỆN ÁC 
(BEYOND GOOD AND EVIL)


FRIEDRICH WILHELM NIETZSCHE
Nguyễn Tường Văn dịch từ Đức ngữ

Chương II: Tinh thần tự do .................................................44
Chương III: Tinh thể tôn giáo.............................................75
Chương IV: Cách ngôn và sáp khúc ................................ 101
Chương V: Lịch sử tự nhiên của luân lý.......................... 128
Chương VI: Chúng ta làm học giả ................................... 159
Chương VII: Đức hạnh của chúng ta ............................... 186
Chương VIII: Dân tộc và quốc gia.....................................224
Chương IX: Điều chi cao quý? .........................................259
Dư hứng ca “Từ chóp đỉnh nguy nga”..............................306


LỜI NHÀ XUẤT BẢN

F.Nietzsche là một triết gia duy tâm người Đức (1844 -
1900).
“Những quan điểm cửa F. Nietzsche đã hình thành
trong thời kỳ chuyển tiếp của chủ nghĩa tư bản sang đế quốc
chủ nghĩa và là phản ứng của hệ tư tưởng tư sản đối với
những mẩu thuẫn giai cấp trở nên vô cùng gay gắt” - (Từ
điển triết học, Nhà xuất bản Sự thật - 1986. F.Nietzsche
tuyên bố: “Thượng đế đã chết” để tôn xưng sức mạnh của
con người. Con người sẽ thay thế Thượng đế. Nhưng con
người ở đây không là con người chung chung mà phải là con
người mạnh (siêu nhân - người hùng) và “con người này”
được quyền làm tất cả, chà đạp lên giá trị đạo đức truyền
7
thống, thống trị những người (yếu hơn) khác. “Kẻ mạnh là
kẻ đúng, kẻ mạnh là đạo đức”, đây gần như một tuyên ngôn
toát ra từ các tác phẩm của F.Nietzche và tư tưởng duy ý trí
cực đoan này đã trở thành một vết tỳ ô của nền văn minh
nhân loại. Từ những tư tưởng loại này góp phần dẫn tới
những vụ diệt chủng của Đức quốc xã trong chiến tranh Thế
giới II và vụ diệt chủng ở Campuchia của trong những năm
gần cuối thế kỷ XX v.v... và v.v...
“Bên kia thiện ác” được đánh giá là tác phẩm tiêu biểu
nhất cửa F.Nietzsche. Giới thiệu cuốn sách mang tính tham
khảo này, Nhà xuất bản mong muốn bạn đọc không chỉ đơn
thuần tìm hiểu mà còn nhìn nhận một cách có phê phán
những quan điểm tiêu cực của tác giả, đồng thời hiểu rõ
được con đường gian nan mà nhân loại đã phải trải qua
những gì để có ngày hôm nay, và luôn cảnh tỉnh, đúng như
lời kêu gọi của nhà cộng sản lỗi lạc J.Fusik: “Con người hãy
cảnh giác”.

Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin

LỜI MỞ ĐẦU

Nếu chân lý là đàn bà... sự vụ sẽ ra sao? Phải chăng
chúng ta không có lý do thuyết phục nào để ngờ rằng những
ông triết gia giáo điều đã hiểu hết sức sai lầm về đàn bà...và
rằng cái thái độ nghiêm trang kính cẩn và sự hấp tấp vụng về
của họ khi ve vãn chân lý chẳng phải là cách thức khéo léo
và thoả đáng để chinh phục trái tim người đàn bà. Cố nhiên,
nàng sẽ không bao giờ để con tim của mình bị chinh phục -
và mọi thứ giáo điều ngày nay đang đứng đó với bộ dạng ủ
rũ, tang thương, không còn chút nhuệ khí. Tất nhiên, nếu như
còn có thể đứng vững trên hai chân! Bởi lẽ ta đã nghe nhiều
8
lời chế giễu rằng nó đã ngã quỵ, và mọi giáo diều đang nằm
sóng soài trên mặt đất, không, còn hơn thế nữa, chúng đang
hấp hối. Nghiêm túc mà nói, có nhiều lý do chính đáng để tin
rằng lối ăn nói giáo điều trong triết học, dù có khoác vào cái
vẻ long trọng, quyết đoán, vẫn chỉ có thể là trò vui ngây thơ
của trẻ con sơ học mà thôi; có lẽ đã đến lúc một lần nữa
người ta cần phải vỡ ra cái điều đã thành tựu làm nền tảng
cho toà triết học uy nghiêm tuyệt đối mà bấy lâu những kẻ
giáo điều đã gia công xây đắp, - một loại mê tín quẩn chúng
nào đó có từ vô thủy (như mê tín về linh hồn chẳng hạn, một
loại mê tín về cái tôi, về cái chủ thể, mà ngày nay chưa hết
đảo điên), có thể là một trò xảo lộng ngôn ngữ nào đó, một
sự mê lầm nào đó mà văn phạm cú pháp gây ra, hoặc là một
sự khái quát hoá liều lĩnh từ những sự kiện hết sức hạn hẹp,
chủ quan và rất đỗi con người. Hy vọng rằng triết học của
những kẻ giáo điều chỉ là hứa hẹn cho ngàn vạn năm sau,
cũng như chiêm tinh học, một nỗ lực đã tiêu tốn biết bao trí
lực, nhân lực và tài lực hơn bất kỳ ngành khoa học thực sự
nào cho đến ngày nay, đã ở trong tình trạng tương tự — con
người đã chịu ơn nó cùng với những đòi hỏi “siêu thế” của
nó với những công trình kiến trúc nguy nga ở Á châu và Ai
Cập. Dường như để ghi tạc lời thỉnh nguyện ngàn năm của
mình vào lòng nhân loại, những điều hoằng đại cao viễn
đương sơ phải lang thang phiêu bạt khắp cõi nhân gian với
hình dung cổ quái: đó cũng là diện mạo của triết học giáo
điều, như học thuyết Vedanta của Á châu và triết học Platon
của Âu châu. Chúng ta không vô ơn nhưng dù sao cũng phải
nhìn nhận rằng sự sai lầm tồi tệ nhất, mệt mỏi nhất và nguy
hiểm nhất chính là sai lầm của học thuyết giáo điều, chẳng
hạn như phát minh của Platon về tinh thần thuần túy và cái
thiện tự thân. Ngày nay khi chúng ta đã vượt bỏ những giáo
9
điều như vậy, khi Âu châu, sau khi đã trút bỏ được cơn ác
mộng này, một lần nữa hô hấp với nhịp điệu thong dong và ít
ra cũng hưởng được một...giấc ngủ an lành hơn, chúng ta,
với nghĩa vụ thức tỉnh, là những kẻ thừa tự đầy mạnh mẽ mà
chính sức mạnh phản kháng chống lại khuynh hướng sai lầm
ấy đã nuôi lớn. Điều này có nghĩa là đảo ngược chân lý và
phủ nhận sự vụ rằng viễn tượng tính, điều kiện căn cơ của
mọi đời sống, khởi đi từ ý niệm tinh thần tuyệt đối và cái
thiện tự thân như Platon quan niệm; cố nhiên, người ta có thể
nêu lên lời chất vấn theo kiểu các thầy thuốc, đại loại như:
“do đáu xuất hiện một căn bệnh như thế đối với loài thảo
mộc đẹp đẽ bậc nhất của thời cổ đại như Platon? Socrates
xấu xa đã làm hỏng ông ta chăng? Phải chăng Socrates đã
làm hỏng bọn thanh niên? Và xứng đáng nhận lãnh chén độc
dược? Thê nhưng, khuynh hướng chống đối Platon - nói dể
hiểu hơn và mang tính “quần chúng” hơn, ấy là một sự kháng
cự trước sự chuyên chế của thần quyền Cơ đốc giáo suốt hai
ngàn năm - vì Cơ đốc giáo là chủ nghĩa Platon bình dân - đã
tạo nên một trương lực tinh thần phi thường diễm lệ chưa
từng xảy ra trên mặt đất này; với chiếc cung được kéo căng
cực độ như vậy, giờ đây người ta có thể nhắm bắn những
mục tiêu xa nhất. Cố nhiên, người Âu châu thọ nhận trương
lực này như một áp lực bức bách; và bằng nỗ lực phí thường,
họ đã hai lần tìm cách giải toả áp lực đó: một lần với Gia tô
hội, một lần thông qua trào lưu khai sáng dân chủ - một trào
lưu cùng với sự trợ giúp của tự do báo chí cũng như đọc báo
chí đã minh thị một sự thật rằng, tinh thần không dễ gì tìm lại
được cái cảm giác “bức bách” ấy nữa (người Đức dã phát
minh ra thuốc súng - thật đáng khâm phục! Nhưng chính họ
một lần nữa đã trung hòa nó - họ phát minh ra công nghệ in
ấn). Thế nhưng chúng ta, không phải giáo sĩ Gia tô hội, cũng
10
chẳng phải nhà chủ trương dân chủ, thậm chí cũng chẳng ra
dáng người Đức lắm, chúng ta những người Ầu châu ưu tú
mang tinh thần tự do, rất đỗi tự do - chúng ta vẫn còn mang
trong tinh thần mình trọn vẹn sự bức bách kia và cả trương
lực của chiếc cung nữa! Và có lẽ mũi tên, trách nhiệm của
chúng ta, ai biết dược? Mục tiêu nhắm đến...

Sils-Maria, Oberengadin, tháng 6-1885

No comments:

Post a Comment