CHƯƠNG VII
ĐỨC HẠNH CỦA CHÚNG TA
214
Đức hạnh của chúng ta? - Có thể chúng ta vẫn còn có
dức hạnh, nhưng đương nhiên chẳng phải là loại đức hạnh
thật thà, mộc mạc khiến chúng ta kính trọng tổ tiên của
chúng ta và đồng thời giữ chút ít khoảng cách đối với họ.
Chúng ta, những người Âu châu của ngày kia, những đứa
con đầu của thế kỷ hai mươi - với tất cả sự hiếu kỳ nguy
hiểm, với tất cả khả năng biến hóa và nghệ thuật ngụy trang
của chúng ta, với sự độc ác dịu dàng và đường như là mật
ngọt trong tinh thần và các quan nàng của chúng ta, - nếu
179
chúng ta phải có đức hạnh, có lẽ chúng ta chỉ cần có những
đức tính nào biết cách thỏa hiệp thích nghi với những
khuynh hướng thầm kín nhất và thằn thiết nhất, với những
nhu cầu cháy bỏng của chúng ta: vậy thì chúng ta hãy tìm
kiếm chúng một lần trong cái mê cung của chúng ta vậy! -
chính ở cái nơi mà, như chúng ta biết, bao nhiêu thứ đã mất
đi, bao nhiêu điều đã lạc mất dấu. Và có điều chi đẹp đẽ hơn
là tìm kiếm những đức tính của riêng ta chàng? Há chẳng
phải điều này gần như có nghĩa rằng chúng ta tin vào đức
hạnh của chúng ta sao? Và “tin vào đức hạnh của chúng ta”
— há chẳng phải điều này thực chất chính là điều mà trước
đây người ta gọi là “lương tâm”, là cái đuôi sam khái niệm
lòng thòng đáng kính nọ mà ông bà ta từng thắt sau gáy, và
cả ở đàng sau những hiểu biết của họ sao? Dường như, dẫu
cho chúng ta có tự cảm thấy mình ít tính cách cựu thời và ít
đáng kính như cha ông chúng ta như thế nào đi nữa, thì về
một phương diện nào đó chúng ta vẫn còn là đứa cháu đích
tôn của ông bà ta, chúng ta những người Âu châu cutíi cùng
có lương tri: chúng ta vẫn còn mang bím tóc của ông bà. -
Ôi! giá như các người biết được - sự vụ chẳng bao lâu nữa
sẽ... khác đi thế nào!
215
Như trong vương quốc của các vì tinh tú thỉnh thoảng
có hai vầng nhật quy định quỹ đạo của một tinh cầu, cũng
như trong vài trường hợp nào đó những vầng dương nhiều
màu sắc soi chiếu một tinh cầu duy nhất, lúc thì màu đỏ, lúc
thì màu lục, và rồi gặp nhau cùng lúc và trút lên tinh cầu ấy
một thứ ánh sáng đa sắc: chúng ta những con người hiện đại,
180
thông qua cơ chế phức tạp của “bầu trời sao” của chúng ta,
bị qui định bởi một loại luân lý đa dạng', hành vi của chúng
ta tỏa chiếu những sắc màu đổi thay đa dạng. Hiếm khi nó
minh bạch đơn nhất - và thường thì hành vi chúng ta mang
nhiều màu sắc.
216
Yêu kẻ thù của ta? Tôi tin rằng điều này đã được học
181
đầy đủ rồi: ngày nay nó diễn ra hàng nghìn bận trong
mọi việc lớn nhỏ; quả vậy, đồi lúc có những điều hoằng đại
hơn, trác việt hơn xuất hiện - chúng ta học cách khinh bỉ khi
chúng ta yêu thương, và thậm chí khi chúng ta yêu thương
lẩm lắm - thế nhưng tất cả những điều này diễn ra một cách
không ý thức, không ồn ào, không huênh hoang mà trong vẻ
ngượng ngùng, ẩn mật của thiện lương, một sự hiền thiện
không cho phép mồm miệng nói lèn những lời ỉẽ túc mục và
đức hạnh mô phạm. Luân lý là nghi biểu - nghe ra thật trái
ngược với thị hiếu ngày nay. Điều này cũng là một sự tiến
bộ: như đã từng là một sự tiến bộ của cha ông ta khi sau
cùng tôn giáo như một thứ nghi biểu đã đi ngược lại thị hiếu
của họ vậy, kể cả thái độ thù địch và sự cay đắng kiểu
Voltaire đối với tôn giáo (và tất cả những gì xưa kia thuộc về
ngôn ngữ cử chỉ của tinh thần tự do). Chính âm nhạc trong
lương tri ta, vũ điệu trong tinh thần ta là những điều mà
những lời nguyện cầu rền rĩ của tín đồ Thanh giáo, những
rao giảng luân lý và lời lẽ đoan chính chẳng muôn cùng hòa
điệu.
217
Hãy đề phòng những kẻ nào coi trọng việc người khác
nghĩ rằng họ khéo léo và tinh tế về phương diện luân lý
trong những sự phân biệt mang ý nghĩa luân lý! Họ sẽ không
bao giờ tha thứ cho chúng ta khi họ phạm phải lỗi lầm trước
chúng ta (hoặc thậm chí đối với chúng ta) - họ sẽ không
tránh khỏi việc trở thành những kẻ vu khống v'à xâm hại
chúng ta theo bản nãng, ngay cả khi họ vẫn còn là “bằng
hữu” của chúng ta. - Hạnh phúc thay cho những kẻ quên
lãng: vì sự ngu xuẩn của họ cũng sẽ “thành tựu”.
Các nhà tâm lý học của Pháp — và ngày nay ở đâu nữa
còn có các nhà tâm lý học? - vẫn còn chưa uông cạn niềm
thỏa mãn cay đắng và đa dạng của bêtise bourgoỉsea\ như
thể ỉà... qua đó bọn họ tiết lộ một điều gì. Flaubert chẳng
223
182
hạn, một công dán thực thà của thành phố Rouen, ông ta sau
cùng chẳng còn nhìn, nghe và nếm cái gì khác - đó là cách
tự hành hạ bản thân và sự độc ác tinh vi của ỏng ta. Bây giờ,
để thay dổi một chút - vì cũng nhàm chán rồi - tôi đề nghị
một chuyện thú vị khác: đó là sự giảo quyệt vô thức mà mọi
tâm hồn chơn chất, đầy đặn, thiện lương của hạng bình
phàm biểu hiện trong sự đôi đãi với những tâm hồn cao viễn
hơn cùng với nhiệm vụ của họ, tính cách giảo hoạt khéo léo
tinh vi theo kiểu Gia tô hội, một sự nham hiểm hàng ngàn
lần tinh vi hơn sự hiểu biết và thị hiếu của hạng trung nhân
này trong khoảnh khắc kỳ diệu nhất của nó - thậm chí còn
vượt hơn sự hiểu biết của nạn nhân của nó đây là một minh
chứng nữa cho thấy rằng “bản năng” là cái gì đó tối thông
minh trong tất cả các dạng trí tuệ mà người ta đã khám phá
lâu nay. Gút lại, các người, những nhà tâm lý học, hãy suy
gẫm về loại triết học của cái “điều ỉệ” trong sự đối kháng với
cái “lệ ngoại”: ở đó các người sẽ chứng kiến cảnh tượng
thích hợp cho cả chư thần cùng với sự ma mãnh thần thánh!
Hoặc, nói minh bạch hơn, hãy mổ xẻ trên những “con người
thiện hảo”, trên “homo bonae voỉuntatis”m... trên chính bản
thân các ngườil
(1) Bêtỉse bourgoise: Sự u mê trưởng giả
(2) “Homo bonae voluntatis”: Con người có thiện chí
Sự phán đoán và lên án có tính cách luân lý là một cách
báo thù mà những kẻ có tâm hồn hạn hẹp thường áp dụng
đối với những tâm hồn ít hạn hẹp hơn, nó cũng là cách bù
đắp cho những thiệt thòi mà tự nhiên đã ít chiếu cô' đến họ,
220
183
cuối cùng còn là cơ hội để đón nhận tinh thần và trở nên
tinh tế - sự ranh mãnh hóa thân thành tinh thần vậy. Lòng họ
cảm thấy an ổn biết bao khi có được một chuẩn tắc mà khi
đứng trước nó, mọi kẻ có tâm hồn được phú bẩm thừa thải
những ưu điểm và đặc quyền dều bình đẳng với họ — họ
tranh đấu cho “quyền bình đẳng của mọi kẻ trước Thượng
đế” và hầu như vì lý do đó mà niềm tin vào Thượng đế vốn
là điều cần thiết. Những kẻ công kích thái độ vô thần kịch
liệt nhất thuộc về bọn họ. Khi ai đó bảo họ rằng “không thể
đem so sánh một trí tuệ cao viển với lòng thực thà hoặc sự
khả kính nào đó của một người chỉ đơn giản sống theo luân
lý”, bọn họ sẽ nổi đóa lên - tói sẽ thận trọng không làm điều
đó, thay vì thế, tôi tâng bốc bọn họ bằng một nhận xét như
thế này: ngay cá trí tuệ hoằng viễn cũng chỉ là đứa con đẻ
sau cùng của phẩm chất luân lý, nó là tổng thể của tất cả các
điều kiện thuộc về những COĨ1 người “chỉ biết đến luân lý”
sau khi những điều kiện này dược thủ đắc riêng lẻ qua một
quá trình tu dưỡng, thực hành lâu dài, có thể là cả một chuỗi
thế hệ; và trí tuệ cao viễn chính là sự công chính được tinh
thần hóa cùng với sự khắt khe đầy thiện ý kia, một sự
nghiêm khắc ý thức rằng nó được giao phó trách nhiệm gìn
giữ cái hệ thống trật tự trong thế gian, ngay trong quan hệ
giữa các sự vật - và không chĩ giữa con người với nhau.
Trước những lời tán tụng hết sức phổ biến mà ngày nay
người ta dành cho tinh thần “vô trước”, chúng ta cần phải,
có lẽ không phải là không có chút nguy hiểm, tìm hiểu xem
số đông thực sự đương quan tâm đến điều chi, và nói chung
sự vụ này là như thế nào mà khiến cho những người bình
223
184
thường phải ưu tư một cách rốt ráo và sâu sắc như vậy: kể cả
những người có học, thậm chí giới học giả và, nếu không
lầm, có thể kể luôn giới triết gia. Thực tế cho thấy rằng, hầu
hết những gì thu hút sự quan tâm của những tâm hồn hào
hoa tinh tế, những gì gây hứng thú và hấp dẫn đôi với mọi
tính cách cao viễn, thì kẻ bình phàm dường như cảm thấy
“vô vị”. Dẫu vậy, hắn vẫn cảm nhận có tồn tại một ý hướng
nào đó đối với những vấn đề như vậy, thế là hắn gọi điều đó
là “désintéressé”ai và ngạc nhiên làm sao người ta có thể cư
xử mà “vô trước” được. Đã từng có những triết gia biết
mang đến cho mối kinh ngạc tập thể này những ngôn từ biểu
đạt đầy mê hoặc và siêu nhiên thần bí (có lẽ vì kinh nghiệm
của họ không cho phép họ biết gì về bản chất cao đại
chăng?) - thay vì trình bày một sự thực trần trụi, thành thực
và sòng phẳng rằng, một hành động “vô trước” là hành động
rất thú vị và hữu trước, nếu nha.. “Và tình yêu?” - Sao?
Ngay cả một hành động khởi lên từ lòng yêu thương cũng
“vô tư kỷ” sao? Thế nhưng, kẻ ngu ơi -! “Và lời ca tụng
đành cho những kẻ hiến dâng?”
- Song, kẻ nào thực sự hiến dâng, kẻ ấy ý thức rõ rằng hắn
đánh đổi điều gì và nhận được điều chi - có lẽ đánh đổi
(1) “Dêsintéressé(tinh thần) vô trước, không vướng mắc
một cái gì đó nơi bản thân để nhận được một điều gì đó từ
bản thân - rằng dâng hiến ở đây để nhận thêm ở kia, nói
chung, có lẽ để được nhiều hơn hoặc để cảm thấy bản thân
hắn trở nên “nhiều hơn”. Thế nhưng, đây là cả một cõi mênh
mông của vấn và đáp mà một tâm hồn hào hoa chẳng muôn
185
dừng chân lâu: ở đây CHÂN LÝ phải cô' gắng nhiều lắm để
trấn áp từng trận ngáp dài khi nó phải đáp lời. Nói cho cùng,
CHÂN LÝ là một người đàn bà: ta chẳng nên ép uổng nàng
làm chi.
221
Một nhà luân lý học khệnh khạng và tủn mủn phát biểu
như thế này: khi tôi bày tỏ sự kính trọng hoặc biểu dương
đối với một con người vó tư lợi, thì chẳng phải vì y vô tư lợi,
mà vì, theo tôi, dường như y có quyền đem lại lợi ích cho
người khác bằng cái giá của bản thân y. Tóm lại, một câu
hỏi không ngừng nêu lên, đó là y là ai và người khác là ai.
Đối với một người mà vốn dĩ sinh ra và an bài làm kẻ sai
khiến chẳng hạn, thì thái độ phủ nhận tự ngã và rút lui khiêm
tốn chẳng phải là đức tính mà là sự phung phí đức hạnh: tỏi
nhận thấy thế. Mọi thứ luân lý vô kỉ mà tự cho là tuyệt đối
và áp đặt đối với mọi người, điều này không chỉ có lỗi với
thị hiếu: nó khuyến khích người ta mắc phải cái lỗi di lậu, và
ngoài ra lại thêm một sự mê hoặc dưới lớp vỏ nhân ái - một
sự mê hoặc và mưu hại đối với những tâm hồn cao viễn,
những kẻ hiếm hoi, những kẻ được đặc quyền. Ta phải buộc
mọi luân lý trước hết cúi mình trước hệ thông tôn ti trật tự
và đẩy sự kiêu căng ngạo mạn của chúng trở về với lương tri
- cho đến khi mọi luân lý đề huề soi tỏ một điều răng sẽ là
phi luân lý khi nói rằng: “điều gì đúng đối với một người thì
hợp lý đối với người khác”. - Nhà luân lý học khệnh khạng
và là bonhomme của chúng ta như thế đấy: ông ta có đáng bị
mọi người cười nhạo không khi ông ta bảo ban luân lý về
vấn đề đạo lý như thế? Thế nhưng, ta cũng chẳng phải đã
chính đáng lắm đâu khi muốn kẻ cười nhạo kia đứng về phía
186
mình; một mảy bất công thậm chí cũng qui thuộc về thị hiếu
tổt đẹp.
222
Ngày nay ở đâu mà người ta rao giảng về lòng trắc ẩn
- và nếu nghe không lầm thì hiện nay tôn giáo nào khác còn
dược rao giảng? - nhà tâm lý học phải mở tai ra mà nghe:
giữa những lời lẽ phù phiếm, giữa những tiếng ồn ào đặc
trưng của những kẻ thuyết giáo này (như mọi kẻ thuyết giáo
nào khác), y sẽ nghe ra giọng nói khản đặc, rền rĩ, chân
thành của lòng khinh bĩ tự ngã. Nó qui thuộc về cái tiến
trình biến cõi Âu châu thành ra u ám và đáng ghét, một tiến
trình đã phát triển cả trăm năm nay (và dấu hiệu đầu tiên
được ghi nhận về mặt tư liệu trong một bức thư nhiều trăn
trở của Galianis gửi cho Madame d’Epinay): nếu như nó
không phải chính là nguyên nhân của tiến trình nậy! Con
người của “ý niệm hiện đại”, con đười ươi kiêu hãnh này, nó
bất mãn cùng cực với chính bản thân nó: đây là điều xác
quyết. Nó đau khổ: và sự phù phiếm của nó muốn nói rằng
nó chỉ còn cách bày ra lòng trắc ẩn để “đau chung, khổ
với..”.
223
187
Những người Âu châu tạp chủng - những kẻ tiện dàn
khả ố trong mọi phương diện - dứt khoát cần phải có những
bộ xiêm y để khoát lên người: bọn họ cần lịch sử như cần
chiếc tủ đựng áo quần vậy. Rõ ràng, họ nhận thấy chẳng có
áo quần nào vừa vặn với vóc dáng của họ - họ thay đổi
không ngừng. Ta hãy xem những sở thích và dổi thay chóng
vánh trong kiểu cách hóa trang này vào thế kỷ mười chín;
cùng như cái khoảnh khắc tuyệt vọng khi nhận ra “không có
gì phù hợp” - Nào có ích gì những phong cách lãng mạn, cổ
điển, Cơ đốc, Florentine, barocco hoặc “dán tộc” in moribus
et artibus: ấy chẳng phải là ăn mặc! Thê nhưng, “tinh thần”,
dặc biệt là “tình thần lịch sử”, vẫn tìm thấy trong niềm tuyệt
vọng này sự thuận lợi của nó: hết phong cách cổ thời đến
phong cách ngoại quốc không ngừng được thử nghiệm,
khoác vào, cởi ra, xếp cất, và trước hết là nghiền ngẫm
nghiên cứu — chúng ta là thời đại đầu tiên tìm tòi, học hỏi in
puncto “trang phục”, tối muốn nói đến những vấn đề đức lý,
tín lý, thẩm mỹ nghệ thuật và tôn giáo, chúng ta soạn sửa,
như chưa có thời đại nào trước đây như thế, chúng ta soạn
sửa cho một vũ hội hóa trang với những phong cách kỳ vĩ,
cho trận cười ran trong sắc màu vũ hội và sự phấn khích
trong ý nghĩa tinh thần nhất, chúng ta soạn sửa để hướng đến
đỉnh cao siêu việt của một sự phi lý ngất trời cùng với lối
trào phúng nhân tình thế thái của Aristophanes. Có lẽ, ở đáy
chúng ta còn phát hiện một vương quốc sáng tạo, nơi mà
chúng ta vẫn còn có thể là nguyên mẫu độc đáo, đại loại như
là những kẻ trào phúng của lịch sử thế giới và là những tên
hề của Thượng đế - có lẽ, đù rằng không có điều gì khác của
ngày hõm nay có tương lai, nhưng riêng tiếng cười của
chúng ta vẫn còn tương lai phía trước!
188
224
Cảm quan lịch sử (hay khả năng nhanh chóng đoán ra
trật tự của các phán đoán giá trị làm căn bản cho lôi sống
của một dân tộc, một xã hội hoặc một con người, “bản nàng
linh cảm” về mối tương quan giữa những phán đoán giá trị
này, về mối quan hệ giữa thẩm quyền của giá trị với thẩm
quyền của sức mạnh tạo tác): cảm quan lịch sử này, điều mà
người Âu châu chúng ta cho là nét đặc thù của chúng ta, đã
đến với chúng ta với tính cách là hệ quả của một giai đoạn
bán khai rồ dại, đầy ma lực mà người Âu châu bị ném vào
thông qua sự hòa trộn dân chủ giữa các tầng lớp và chủng
tộc - mãi đến thế kỷ mười chín người ta mới nhận ra cảm
quan này và gọi nó là giác quan thứ sáu. Quá khứ của mọi
mô thức và hình thái đời sổng, của những nền văn hóa mà
trước đây nằm sát cạnh nhau và lấn át nhau, quá khứ ấy
thông qua sự hòa trộn kia cuộn chảy vào “tâm hồn hiện đại”
của chúng ta, bản năng của chúng ta bây giờ tháo lui tràn lan
khắp chôn, bản thân chúng ta trở thành một mớ hỗn mang:
cuối cùng, “tinh thần”, như đã nói, nhìn ra sự thuận lợi của
nó trong hoàn cảnh này. Thông qua bản chất bán khai trong
thể xác và ham muốn, chúng ta có những đường lôi tiếp cận
bí mật vào mọi chốn nơi, tưởng như chưa có một thời đại
cao quý nào từng được như vậy, nhất là con dường dẫn vào
mê cung của những nền vãn minh chưa hoàn bị và mọi hình
thái bán khai mà đã từng hiện diện trên mặt đất này; và một
khi mà một phần tôi trọng yếu của văn minh nhân loại cho
đến nay là bản chất bán khai thì “cảm quan lịch sử” hầu như
có nghĩa là quan năng và bản năng cho mọi vấn đề, là vị giác
và lưỡi nếm đối với mọi sự: và qua đó nó hốt nhiên trở thành
một quan nàng kém cao quý. Chúng ta hãy thưởng thức trở
189
lại Homer chẳng hạn. Có lẽ sự vụ rằng chúng ta có khả năng
thưởng thức Homer là một điểm son đáng mừng nhất, một
kẻ mà những con người của nền vãn văn minh cao quý (đại
loại như người Pháp của thế kỷ mười bảy, như trường hợp
Saint-Everemond chỉ trích esprit ưaste<u của ông, và thậm
chí Voltaire, dư vang của thế kỷ ấy) đã và hiện nay không dễ
gì có thể hòa điệu nổi - và cũng không cho phép mình
thưởng thức một tâm hồn như thế. Những lời thuận tòng và
phủ nhận đầy xác quyết trên môi miệng họ, thái độ kinh tởm
chực phô bày ra bất cứ lúc nào của họ, sự thu mình dè dặt
của họ trước mọi sự gì mang thể thái kỳ dị, sự ngại ngùng
của họ trước tính cách phản cảm của thái độ hiếu kỳ sinh
động, và nói chung là cái ý chí tiêu cực của mọi thứ văn hóa
cao quý và giàu có trước việc thừa nhận một niềm khát khao
mới, một sự bất mãn đôi với những gì nó đương sở hữu, một
sự ngưỡng mộ trước những gì lạ lẫm: tất cả những điều này
hình thành và quyết định nơi bản thân họ những điều kiện
không thuận lợi cho việc đón nhận những điều tôt đẹp nhất
của cuộc sông, những điều có lẽ không thể trở thành sở hữu
hoặc chiến lợi phẩm của họ - và không có quan năng nào
khó thể hội đỏi với những con người như vậy hơn là chính
cái quan năng lịch sử và tính hiếu kỳ phàm phu hèn hạ của
nó. Đối với trường hợp Shakespeare, sự V'Ị cũng không
khác; ông là một sự tổng hợp đáng kinh ngạc của thị
(1) Esprit vaste: Tinh thần bát ngát mênh mông hiếu người
Táy ban nha, người Moor, người Saxon, một sự tổng hợp ắt
có thể đã khiến cho những người Athen cổ đại trong đám
bằng hữu của Aeschylus cười ngất hoặc tức điên lên: thế
nhưng, chúng ta... tiếp nhận chính cái mớ màu sắc hỗn loạn
này, sự giao thoa của những gì dịu dàng nhất, thô ráp nhất và
nghệ thuật nhất, với một sự thân ái và chân tình kín đáo,
chúng ta thưởng thức ông như thưởng ngoạn chính cái tinh
190
ròng của nghệ thuật riêng dành cho chúng ta và làm sao dể
không khí ẩm thấp khó chịu và sự kề cận của những đám
người Ãng-lê phàm phu, cũng là mòi trường hoạt tồn của
nghệ thuật và thị hiếu Shakespeare, ít quấy nhiễu chúng ta,
như thể đang ở khu Chiaja của thành phó Naples: nơi đó
chúng ta bước đi trên con đường của chúng ta với tất cả giác
quan ngất ngây và nguyện ý, dẫu cho bao nhiêu mùi xú uế
bốc lên từ khu ngụ cư của tiện dân. Chúng ta, những con
người có “quan nãng lịch sử”: đức hạnh cua chúng ta là vậy,
đó là diều không còn bàn cãi - chúng ta không yêu sách,
không cá tính, chúng ta khiêm nhu, can đảm, và đầy ý thức
tự chủ, hết lòng công hiến, rất trọng án nghĩa, rất nhẫn nại,
rất lịch thiệp - với tất cả những đức tính ấy, có lẽ chúng ta
không “bản sắc” cho lắm. Cuối cùng, chúng ta phải tự thú
nhận: chúng ta, những con người có “quan năng lịch sử”, đôi
vứi chúng ta, điều khó nắm bắt nhất, khó cảm nhận nhất, khó
nếm nhất và khó yêu thương nhất, những điều mang thành
kiến sâu sắc và gần như thù địch với chúng ta, ấy chính là sự
thành tựu và chín mùi của mọi thứ văn hóa và nghệ thuật,
tính chất cao quý đích thực nơi tác phẩm và con người, cái
giây phút biển lặng và mãn nguyện tự tại, màu vàng óng và
mát lạnh, tất cả những gì biểu hiện sự trọn vẹn. Có lẽ đức
hạnh vĩ đại của quan năng lịch sử của chúng ta tồn tại trong
thế đối lập tất yếu với thị hiếu tốt đẹp, hoặc ít ra là đối với
những thị hiếu tốt đẹp nhất, và chúng ta chỉ có thể tái hiện lại
trong chúng ta một cách khó khăn, từng trận trận và bằng sự
cưỡng bức, những hạnh vận nhỏ bé, ngán ngủi và tòi cao
viễn và những sự chuyển hóa trong đời sống con người đang
lấp lánh đây đó: những khoảnh khắc và sự mầu nhiệm khi
một sức mạnh kỳ vĩ tự nguyện thụ lập đối diện trước cõi vô
lượng, vô biên khi mà sung mãn hoan lạc thuần nhiên khởi
lên trong từng trận kiềm hãm và hóa đá dột ngột, trong sự
đứng vững và trụ vững trên một nền tảng còn chuyển dịch.
Hạn độ là điều xa lạ với chúng ta. Sự ray rứt của chúng ta là
sự ray rứt về cái vô cùng, cái bất khả trắc đạc. Như một kỵ sĩ
trên lưng tuấn mã thở phì phò lao về phía trước, chúng ta
buông cương trước cõi vô cùng, chúng ta những con người
hiện đại, như những kẻ bán khai - và chỉ ở đâu chúng ta đối
diện với một mối hiểm họa to lớn nhất, chỗ ấy chúng ta tìm
được niềm phúc lạc của chúng ta.
25
Dẫu là khoái lạc chủ nghĩa, bi quan chủ nghĩa, cóng lợi
chủ nghĩa, hạnh phúc luận gì gì: tất cả mọi đường lối tư
tưởng đo đếm giá trị sự việc theo khoái lạc và khổ đau này,
tức là đo đếm dựa trên những trạng huống phụ tùy, những sự
việc thứ yếu, đều là những cách thái tư tưởng hời hợt và
ngây thơ mà mọi kẻ nào ý thức được cái nàng lực tố tạo và
tâm thức nghệ sĩ sẽ dõi con mắt trông xuống không khỏi mỉa
mai, và cũng không khỏi động lòng trắc ẩn. Các người thật
đáng thương! - cô' nhiên không phải là loại lòng trắc ẩn như
các người hiểu: nó không phải là loại lòng trắc ẩn trước một
trạng huống “quẩn bách” mang tính xã hội, trước một “xã
hội” với những kẻ bệnh hoạn, bất hạnh, đọa lạc và đổ vỡ tự
ban sơ đang lây lất quanh ta; đó càng không phải là lòng trắc
ẩn dành cho tầng lớp nô lệ bị áp bức và rên xiết mang khát
vọng làm chủ nhân ông - điều mà họ gọi là “tự do”. Lòng
trắc ẩn của chúng tôi là lòng trắc ẩn cao viễn hơn - chúng tôi
nhìn thấy con người đang bé nhỏ lại như thế nào và các
người đã khiến cho con người nhỏ bé ra sao!
- có những lúc chúng tôi nhìn lòng trắc ẩn của các người
với một niềm kinh hãi không bút mực nào tả xiết, chúng tôi
cảnh giác trước lòng trắc ẩn đó - khi ấy chúng tôi nhận thấy
sự nghiêm trang chu đáo của các người còn tai họa khủng
khiếp hơn mọi hời hợt nông nổi. Các người muôn rằng, nếu
có thể - và không có cái “nếu có thể” nào điên rồ hơn - xóa
tan mọi nỗi đaư; và chúng tôi? - dường như chúng tôi lại
muôn nó phải cao cả hơn và tồi tệ hơn bao giờ hết! Niềm an
lạc, như các người hiểu — quả thật chẳng phải là cứu cánh,
đối với chúng tôi nó dường như là sự kết liễuì Một trạng
huống ngay tức khắc khiến con người thực đáng buồn cười
và đáng khinh bỉ - một trạng huống khiến cho cuộc đọa lạc
192
của con người thành ra đáng mong ước\ Di dưỡng nỗi đau,
một nỗi đau vĩ đại - há các người chẳng hiểu rằng sự di
dưỡng này lâu nay chính nó đã nâng con người lên tầm cao?
Niềm quẩn bách kia của tâm hồn trong sự bất hạnh đã nuôi
lớn trong nó sức mạnh, sự rùng mình của nó khi nhìn thấy
cuộc đọa lạc khổng lồ, sự sáng tạo và lòng can đảm trong sự
nhẫn thọ, chịu đựng, diễn dịch và lợi dụng sự bất hạnh, và
mọi sự gì được tông cấp cho nó từ cõi thâm u, ẩn mật, từ sự
che đậy, từ tinh thần, từ sự trí trá, từ những gì hoàng đại - há
chẳng phải mọi thứ đó đã được trao cho nó thông qua khổ
đau, thông qua sự di dưỡng một nỗi đau vĩ đại? Nơi con
người, hóa công và tạo vật là nhất thể: nơi con người là chất
liệu, là manh mún, là thừa thải, là đất sét, là xú uế, là điên
đảo, là hỗn độn; song, nơi con người còn là hóa công, là họa
sư, là điêu khắc gia, là sự cứng rắn của cây búa, là chứng
nhân thần thánh và ngày thứ bảy - các người có lĩnh hội cái
chỗ đôi lập tương phản này chăng? Và sự vụ rằng lòng trắc
ẩn của các người dành cho “tạo vật trong con người”, dành
cho những gì phải được tố tạo, đập vỡ, trui rèn, xé toạt, đốt
cháy, nung đỏ, tôi luyện
- đối với những gì tất yếu phải đau khổ và cần phải chịu
đựng khổ dau? Và lòng trắc ẩn cảa chúng tôi - có phải các
người chẳng hiểu được lòng trắc ẩn nghịch hành của chúng
tôi dành cho ai, khi mà nó phải tự vệ trước lòng trắc ẩn của
các người, như trước sự gì tồi tệ nhất của mọi sự yếu mềm
nhu nhược? - đó là lòng trác ẩn đổi với sự trắc ẩn! - thế
nhưng, cần phải lập lại một bận nữa, có những vấn đề còn vĩ
đại hơn những chuyện khoái lạc, khổ đau, lòng trắc ẩn; và
mọi triết lý nào khởi đi từ những vấn đề này chl là một sự
ngày thơ mà thôi.
193
226
Chúng ta, những kẻ vô luân\ - cái cõi thế quan thiết với
chúng ta đây mà trong đó chúng ta phải sợ hãi và yêu
thương, cái cõi thê cơ hồ vô thanh vô ảnh của những mệnh
lệnh tinh vi và những sự phục tòng vi tế, một cõi thế của “cơ
hồ” trong mọi chiều kích, rối rắm, nhiều cạm bẫy, bén nhọn,
dịu dàng: vâng, nó được bảo hộ an toàn trước mọi con mắt
đòm ngó vụng về và tò mò thân ái! Chúng ta bị đan dệt trong
lớp áo cứng chắc của nghĩa vụ và không thể nào thoát thân
dược và như thế đó, chúng ta thành ra “con người mang
nghĩa vụ”, hơn thế nữa, thực sự đôi lúc chúng ta khiêu vũ
giữa những “mắc xích” buộc ràng và giữa rừng “gươm bén”;
và thường hơn nữa, cũng không kém phần sự thực, chúng ta
nghiến răng bên dưới đó và bồn chồn trước những khắc
nghiệt kỳ bí của số phận. Thế nhưng chúng ta có thể thực
hiện điều chúng ta mong mỏi: kẻ ngu và ảnh tượng lên lời
chông đối chúng ta “đó là những con người không biết tới
nghĩa vụ” - bao giờ chúng ta cũng gặp phải sự chống đối của
những kẻ ngu và ảnh tượng vậy!
227
Lòng chính trực - ví như đó là đức tính của chúng ta và
chúng ta, những kẻ có tinh thần tự do, không thể tị miễn nó -
bấy giờ chúng ta muôn, bằng tất cả sự xấu xa và tình yêu,
vun bồi đức tính ấy và không mệt mỏi “hoàn thiện” bản thân
trong đức hạnh của chứng ta, cũng là thứ duy nhât còn lại
trong chúng’ ta: mong sao một ngày nào đó ánh sáng của
đức hạnh như ánh tà huy mỉa mai, màu thiên thanh nhuộm
vàng óng, đình lưu phủ tỏa trên nền văn hóa đang già cỗi
194
này cùng với sự nghiêm nghị u ám nhạt nhẽo của nó! Và tuy
nhiên, nếu lòng chính trực của chúng ta một ngày nào đó
mệt mỏi thở dài, duỗi rộng tứ chi và nhận thấy chúng ta quá
khắc bạc và muốn mọi sự tốt đẹp hơn, dễ dàng hơn, nhẹ
nhàng hơn, như một thói xấu dễ chịu: thì chúng ta hãy cứ
khắc bạc như thế, chúng ta những kẽ khắc kỉ cuối cùng! Và
chúng ta trợ giúp nó bằng tất cả “quỷ dũT trong chúng ta —
lòng kinh tởm của chúng ta đốì với sự vụng về và những gì
mơ hồ tương đối, “nitimur in vetỉtum”il)
(1) “Nitimur in veil turn": “Chúng ta tìm kiếm những điều
cấm kỵ”
của chúng ta, tinh thần mạo hiểm của chúng ta, sự hiếu kỳ
khôn ngoan và phong nhã của chúng ta, cái ý chí khát vọng
quyền lực và thống trị thế giới mang thuộc tính tinh thần
nhất, được che đậy kín đáo nhất, tinh ví nhất đang thèm khát
say sưa rong rủi khắp chốn tương lai - chúng ta hãy phò trợ
“Thượng đế” của chúng ta bằng tất cả “quỷ dữ” trong chúng
ta! Có thể chính ở điểm này mà chúng ta bị ngộ nhận và
nhầm lẫn: có hề chi! Người ta sẽ nói rằng: “ ‘lòng chính
trực’ của bọn chúng - dó là quỷ dữ trong con người chúng,
và tất cả chỉ có vậy!” Có hề chi! Thậm chí ngay cả khi người
ta có lý! Há chẳng phải chư thiên thần thánh láu nay là quỷ
ma tà đạo được rữa tội thành thiêng liêng thánh khiết ấy sao?
Nói cho cùng, chúng ta hiểu gì về bản thân chúng ta? Và cái
tinh thần dang dẫn dắt chúng ta muốn được gọi tên gì {đây
chỉ là vấn đề danh xưng)? Và bao nhiêu tinh thần chúng ta
đang giấu giếm? Lòng chính trực của chúng ta, những con
người có tinh thần tự do - chúng ta hãy cẩn trọng đừng để nó
biến thành sự phù phiếm, thành thứ trang sức phô trương
diêm dúa, thành giới hạn và sự ngu xuẩn! Mọi đức hạnh đều
hướng đến sự ngu xuẩn, mọi ngu xuẩn hướng đến đức hạnh;
195
“ngu nhiều hóa ra hiền thánh”, người Nga nói vậy - chúng ta
hãy cẩn trọng đừng để cho lòng chính trực của chúng ta rốt
cùng thành ra hiền thánh và vô vị! Cuộc sông chẵng phải sẽ
trở nên ngắn ngủi hàng trăm lần khi cõi đời-.vô vị hay sao?
Ta hẳn phải tin vào dời sống vĩnh cửu để mà...
228
Mọi người hãy lượng thứ cho tôi vì đã phát hiện ra sự vụ
rằng triết học luân lý cho đến nay thật là vô vị và nó
giống như thuôc ngủ vậy - và điều được gọi là “đức hạnh”,
theo quan điểm của tôi, bị xâm hại chính bởi tính cách ưô ưị
của những kẻ xiển dương nó; nói thế chẳng phải tôi không
nhận ra lợi ích chung của nó. Điều trọng yếu là càng ít người
ưu tư về chuyện luân lý càng hay - vì vậy, điều hết sức quan
yếu là vấn đề luân lý sẽ không một ngày nào đó trở thành
chuyện thú vị! Thế nhưng, ta chẳng nên lo lắng! Sự việc
ngày nay sẽ vẫn thế như nó vẫn là thế lâu nay: tôi không
thây một người một kẻ Âu châu nào có (hoặc trưng ra) một
ý niệm gì về sự vụ rằng, tư niệm về vấn đề luân lý có thể sẽ
dẫn khởi bao mối nguy hiểm, cạm bẫy và cám dỗ
- rằng tai họa có thể ẩn tàng trong đó! Ta hãy nhìn những
người Anh theo chủ nghĩa công lợi không biết mệt mỏi và
bát khả tị miễn kia chẳng hạn, để xem họ lẽo đẽo nôi gót
Betham trong thể thái vụng về và khả kính ra sao (ẩn dụ
Homer sẽ miêu tá rõ ràng hơn), cũng như cách mà chính
Betham đã buớc đi theo dấu chân của Helvétius khả kính vậy
(không, Helvétius này không phải là một con người nguy
hiểm, ce sénateur Pococurante11*, nói theo kiểu Galiani).
Không một tư tưởng mới, không có chút hơi hướm của khúc
quanh và nếp gấp trong tư tưởng cổ đại, không có một chút
196
diện mạo chân thực của lịch sử tư tưởng cổ thời: một thứ chữ
nghĩa bất khả trong toàn thể, nếu như ta không biết thêm vào
đó một ít gia vị xấu xa. Len lỏi vào trong con người của
những nhà luân lý (mà nếu phải đọc những người này, ta cần
phải đọc họ xuyên suốt bằng tư tưởng phụ) ]à lưu tệ lâu đời
của người Anh mà người ta gọi là cant, tức là thói giả ngụy,
và lần này được che đậy dưới lớp vỏ tinh thần khoa học; ở
họ cũng không thiếu một thái độ đề phòng
(1) Ce sénateur Pococurante: Ông nghị viên Vô Sự này kín
đáo trước một sự cắn rứt lương tâm mà một chủng tộc mang
tinh thần Thanh giáo xưa kia ắt phải chịu đựng đôi với mọi
thao tác khoa học trong vấn đề luân lý. (Nhà luân lý học
chẳng phải là một sự dối lập với tín đồ Thanh giáo sao? Có
nghĩa là, với tư cách là một nhà tư tưởng, y nhìn luân lý như
là một vấn đề khả vấn, đáng đặt một dấu hỏi to, tóm lại là có
vấn đề? Luân lý hóa chẳng phải là một biểu hiện của., phi
luân lý sao?). Nói cho cùng, tất cả bọn họ đều mong muôn
rằng luân lý học Anh có một địa vị xứng đáng: để mà qua đó
nhân loại, hay “lợi ích chung”, “hạnh phúc của số đông”,
không! hạnh phúc của người Anh, được phụng sự tốt nhất;
bằng tâ't cả khả năng của mình, họ muốn chứng minh rằng
sự dấn thân cho hạnh phúc theo quan niệm cửa người Anh,
tôi muốn nói cho comfort và fashion(ĩ) (và đỉnh cao của nó là
một chiếc ghế trong nghị viện), đồng thời cũng là đạo lộ
đúng đắn dẫn đến đức hạnh, và rằng bao nhiêu đức hạnh hiện
diện xưa nay trên cõi đời này có được không ngoài một sự
dấn thân như vậy. Không một kẻ nào trong tập thể động vật
bầy đàn trì trọng có lương tâm bất an này (những kẻ có chủ
tâm đạt vấn đề vị kỉ như là một vấn đề phúc lợi chung -)
muôn hiểu một điều gì đó và ngửi ra cái hơi hướm nào đó về
cái sự vụ rằng “phúc lợi chung” chẳng phải là lý tưởng,
chẳng phải là cứu cánh hay một khái niệm nào đó có thể nắm
bắt được, mà chỉ là một điều gì đó khiến chúng ta nôn thóc
nôn tháo mà thôi - rằng có những vấn đề xem ra ổn thỏa đói
với cá nhân này nhưng tuyệt đối không thể cũng ổn thỏa đối
với kẻ khác, rằng việc đòi hỏi một thứ luân lý áp dụng cho tất
cả là một sự nguy hại đỏi với chính những con người cao
197
(1) Comfort vả fashion-. Sự tiện nghi thoải mái và kiểu cách
đại, tóm lại, có một tôn ti trật tự giữa người với người, và hệ
quả là giữa luân lý với luân lý. Những người Anh thực dụng
này là loại người thực thà và có bản chất bình phàm, và, như
đã nói: chừng nào mà họ còn là những con người vô vị, ta
không thể đánh giá cao chủ trương công lợi của họ. Chúng ta
cần cổ lệ họ, như những vần điệu sau đáy, trong chừng mực
nào đó, cố gắng thể hiện.
Xin chào anh, người đẩy xe tay,
Gắng công cho được lâu ngày càng hay,
Đầu càng cứng, hai gối càng thêm cứng,
Niềm vui không và lạc thú cũng không,
Tuyệt đôi dung thường và nhạt nhẽo,
Sans géni et sans espritỉa)
229
Trong những thời đại gần đây, khi mà người ta có thể tự
hào về nhân tính, vẫn còn tồn tại một nỗi sợ hãi quá lớn, một
niềm mê tín quá mênh mông phát sinh từ nỗi sợ hãi trước
“bản tính dã thú hung bạo” - chế phục được bản tính dã thú
hung bạo ấy góp phần tạo nên niềm tự hào của những thời
đại nhân tính đến mức mà thậm chí những sự thực minh
nhiên dường như có một sự thông đồng nào đó, đã bị ém
nhẹm suốt hàng thê kỷ, bởi lẽ những sự thực ấy có vẻ như
có thể giúp cho cái con thú hung bạo và cuối cùng bị giết kia
hồi sinh. Có lẽ tôi có phần liều lĩnh khi tiết lộ
(1) Sana génie et sans esprit: Không tài hoa và không có tâm
hồn
198
một sự thực như vậy: hãy để những kẻ khác tóm lấy nó và
chuốc cho nó thật nhiều sữa tiết ra từ “bầu sữa tư duy thành
tín” cho đến khi nó phủ phục trong sự lặng yên bất động và
quên lãng nơi góc xó cũ kỹ của nó. - Người ta cần phải mở
mắt nhìn và học lại về cái thú tính hung bạo; sau cùng,
người ta cần phải biết áy náy bất an, để một sự sai lầm lồ lộ
và không biết xấu hổ như vậy không còn tiếp tục đi lại với
vẻ đức hạnh và sự ngạo nghễ, chẳng hạn như những sai lầm
về vấn đề bi kịch mà các ông triết gia xưa cũng như nay đã
và đang nuôi dưỡng. Hầu như tất cả những gì mà chúng ta
mệnh danh là “nền văn minh cao đẳng” đều lập cước trên
tiến trình tinh thần hóa và kiên cố hóa bản tính hung bạo -
thông tắc của tôi là vậy; “con dã thú” kia đã không bị tuyệt
diệt, nó sống, nó phát đạt, nó chỉ đơn giản hóa thân trong thể
thái...thần thánh. Điều làm nên niềm hoan lạc đớn đau của bỉ
kịch chính là bản chất hung bạo; những gì đương hiện hoạt
một cách dễ chịu trong cái gọi là niềm trắc ẩn đầy tính bi
kịch, thậm chí ngay cả trong mọi cảm xúc thăng hoa cho đến
một trận rùng mình êm ái và phi phàm nhất ciía siêu hình
học, cũng đón nhận mật ngọt của nó từ cái hỗn hợp pha lẫn
với bản tính hung bạo. Những gì mà người La mã thưởng
ngoạn ở đấu trường, các tín dồ Cơ đốc giáo trong niềm hỉ lạc
khi đứng trước thập tự giá, người Tây ban nha trước giàn
hỏa thiêu hoặc những trận đấu bò, những người Nhật ngày
nay xúm xít đi xem nhửng vở bi kịch, những công nhân
ngoại ô Pa-ri hoài niệm về cuộc Cách mạng đẫm máu, một
thiếu nữ ái mộ Wagner không thể kềm lòng thả hồn trước
những diễn biến của vở Tristan và Isolde - tất cả những gì
mà những con người này hân hoan đón nhận và khát khao
uổng trọn với một lòng cuồng nhiệt kỳ bí, đó là chén thảo
dược ma thuật mang tên “bản tính hung bạo” của nữ thần
199
Circe vĩ đại. Từ đó, lẽ cố nhiên, chúng ta cần phải phế trừ
thứ tâm lý học ngu ngốc của ngày trước chỉ biết dạy rằng
bản tính hung bạo khởi lên khi chứng kiến niềm đau khổ của
tha nhãn', có một khoái cảm phong phiêu, một niềm thống
khoái cực độ ẩn tàng trong nỗi đau của bản thân và trong
hành động tự dày vò thân xác - và ở đâu mà con người bị
thuyết phục đi đến thái độ chối bỏ bản thân trong ý nghĩa tôn
giáo hoặc dẫn đến việc tự hủy hoại bản thân, như trường hợp
những người Phê-ni-xi và những kẻ khổ hạnh, hoặc dẫn đến
chỗ bài nhục thể, bài xác thịt, sám hối ăn năn, những day dứt
theo kiểu Thanh giáo, hoặc giằng xé nội tâm, hoặc dẫn đến
chỗ sacrifizio delưintelỉetto của Pascal, thì ở đó người ta sẽ
bí mật bị quyến rũ và bị kéo lê đi bởi bản tính hung bạo của
mình, bởi một trận rùng mình đầy hiểm tượng kia của cái
bản tính hung bạo đã quay ngược lại chống dối bản thân.
Nói cho cùng, người ta phải cân nhắc sự vụ rằng ngay cả kẻ
thức tri, khi mà hắn cưỡng bức tinh thần của hắn phải nhận
thức ngược lại khuynh hướng của tinh thần và thường thì trái
nghịch với sở nguyện của con tim hắn - tức là phải nói
không đối với những khi mà nó thuận tòng, yêu thương và
thờ phụng ấy là lúc hắn đương phô diễn quyền lực của hắn
như một nghệ sĩ và kẻ hóa thân của bản tính hung bạo; mỗi
cố gắng đi sâu vào hoặc tìm hiểu tận nguồn cơn của vân đề
vốn dĩ đầ là một sự cưỡng bức, là ý muôn gây phương hại
cho ý chí cãn bản của tinh thần, tức là cái ý chí bao giờ cũng
hướng đến ảnh tượng và biểu điện — trong mọi khát vọng
nhận thức, ta nhận thấy một chút bản tính hung bạo trong đó.
Có thể người ta sẽ không thể hội được ý nghĩa của khái
niệm “ý chí căn bản của tinh thần” mà tôi đề cập ỡ đây, nếu
không đưa ra một lời giải thích tỉ mỉ hơn. Vậy, hãy cho phép
tôí giải thích rõ. - Một cái gì đó có tính cách sai khiến, mà số
230
200
đông thường gọi nó là “tinh thần”, muốn làm chủ nhàn ông
trong tự thân nó và dối với thế giới quanh nó, và muốn cảm
thấy chính bản thân nó là chủ nhân ông: nó có ý chí khởi đi
từ cái đa thù hướng đến cái giản đơn, đó là một ý chí thu
tóm, chế phục, nó khát vọng thống trị và thực sự có quyền
năng thống trị. Nhu cầu và năng lực của nó trong trường hợp
này chính là điều mà các nhà sinh lý học mô tả như trọn vẹn
những gì sống, phát dạt và bành trướng. Sức mạnh chiếm
hữu tha tính của tinh thần bộc lộ mạnh mẽ trong khuynh
hướng dồng hóa cái mới với cái cũ, đơn giản hóa cái phồn
tạp đa thù, bỏ qua hoặc gạt sang bén những điều gì tuyệt đối
mang tính chất đối kháng: cũng như cách mà nó cố tình nhấn
mạnh thái quá, tô đậm lên những đường nét, đặc điểm nơi
tha tính, nơi mọi khía cạnh của “thế giới ngoại tại” và xuyên
tạc bóp méo chúng sao cho vừa vặn thích nghi với bản thân
nó. Qua đó, ý đồ cua nó là lồng những “kinh nghiệm” mứi
và sắp đặt những sự việc mới vào trong trật tự cũ - và như
vậy tức là theo chiều hướng phát triển; nói chính xác hơn, đó
là cảm nhận về một sự phát triển, cảm nhận về một sức
mạnh đang gia tăng. Phụng sự cho chính ý chí này còn là
một xung lực tinh thần có vẻ như dối lập, một quyết ý vỡ òa
đột ngột hướng đến sự vô tri, hướng đến một sự tự nguyện
khóa chặt, đóng kín mọi cửa số nhìn ra, một sự cự tuyệt nội
tại đối với điều này điều kia, không cho cơ hội tiếp cận, một
trạng thái phòng vệ trước vô số những điều khả tri, một sự
bằng lòng với tăm tối, với chân trời đóng kín, một sự tòng
thuận và tán thành sự vó tri: mức độ thiết yếu của tất cả
những điều này tương ứng với khả năng chiếm hữu của nó,
hoặc nói một cách hình ảnh hơn, tùy thuộc vào “khả năng
tiêu hóa”của nó - và thực vậy, “tinh thần” gần gũi với hình
ảnh cái dạ dày nhất. Cũng vậy, ở đây còn là chỗ qui thuộc về
201
của cái ý chí tinh thần ngẫu nhĩ chấp nhận bị lừa dối, có lẽ
với một linh cảm phấn khích rằng sự việc chẳng phải tự nó
là thê này thê kia, rằng sự việc là thế này thế kia chính là bởi
người ta trao cho nó ý nghĩa là thế, một niềm khoái lạc trước
mọi sự gì bất xác và hàm hỗn, một khuynh hướng vui vẻ
thỏa mãn, tự nguyện tồn hoạt nơi góc hẹp chật chội và bí
hiểm, thỏa mãn dối với những gì sát sườn nhất, đốì với
những gì có tính chất biểu diện, những gì nó phóng đại lên
hay thu nhỏ lại, những gì mà nó xô đẩy, tác động, những gì
mà nó tô vẻ khiến cho đẹp đẽ hơn, một khuynh hướng thỏa
mãn đối với khả nàng chủ động trong mọi sự phô diễn sức
mạnh này. Sau cùng, ở đây cũng là chỗ qui thuộc về của một
tâm thế sần sàng chẳng phải đã là trọn vẹn của tinh thần kia,
một sự sẵn sàng lừa dối cũng như phỉnh phờ trước những đối
tượng tinh thần khác, một sự thôi thúc thường trực của năng
lực tạo tác, dựng lập và có khả năng thay đổi: trong đó, tinh
thần còn thích thú với tính đa diện của chiếc mặt nạ mà nó
mang cùng với sự xảo quyệt của nó, nó đồng thời cũng hân
thưởng cái cảm giác an ổn trong đó - thật vậy, chính thông
qua cách thế biến hóa đa đoan, nó được bảo vệ và che giấu
một cách hiệu quả nhất! - nghịch hành với cái ý chí hướng
đến ảnh tượng này, cái ý chí
202
hướng đến sự đơn giản hóa, đến chiếc mặt nạ ngụy trang,
đến cái lớp áo che đậy, tóm lại là cái ý chí hướng đến biểu
diện — vì mọi biểu diện đều là lớp áo che đậy vậy — là
khuynh hướng trác việt kia của kẻ thức tri, kẻ luôn tìm hiểu
và muốn tìm hiểu mọi sự trong chiều sâu, trong sự phồn tạp,
và tìm hiểu một cách triệt để: như một biểu hiện của bản tính
hung bạo trong lý tính và thị hiếu học giả, một điều mà mọi
kẻ tư tưởng nào can đảm sẽ nhận ra nơi bản thân nếu như
hắn, bằng một cách thức hợp lý, kiên trì quán chiếu nội tâm
với luồng nhãn quang mạnh mẽ, sắc bén và quen thuộc với
những qui tắc nghiêm ngặt và lời lẽ nghiêm mật. Hắn sẽ nói
rằng “có một điều gì đó mang bản chất hung bạo trong
khuynh hướng tinh thần của ta” - hãy để những kẻ đức hạnh
và đáng yêu thuyết phục hắn nghĩ khác đi! Thực ra, có thể sẽ
khéo léo hơn, nếu như, thay vì nói đến bản tính hung bạo,
người ta nói và thầm thì với nhau và ca tụng về một điều gì
đó như là “lòng chính trực phong nhiêu thừa thãi” trong con
người chúng ta, những con người tự do, rất đồi tự do — và
biết đâu mai hậu, danh thanh của chúng ta sẽ vang ỉên
chăng? Trong lúc này - bởi lẽ chúng ta vẫn còn đủ thời gian
kịp đến lúc ấy - mong sao chúng ta có thể giảm đến tối thiểu
cái khuynh hướng tự tô điểm bản thân ta bằng những chữ
nghĩa đạo đức cầu kỳ, văn hoa lấp lánh: toàn bộ nỗ lực của
chúng ta cho đến nay là nhằm phê trừ trong chúng ta chính
khuynh hướng thị hiếu này cùng vối tính cách phồn mậu
sinh động của nó. Những ngôn từ lanh canh, lấp lánh và
tráng lệ như: chính trực, tình yêu chân lý, tình yêu trí tuệ, hy
sinh vì tri thức, phẩm chất anh hùng của lòng yêu chân lý -
có gì đó nơi những từ ngữ này thổi phồng lên niềm kiêu
hãnh của ai kia. Song, chúng ta, những ẩn sĩ như loài chuột
chũi đã từ lâu tự thuyết phục mình trong cõi bí mật của tâm
thức ẩn sĩ rằng, lôi khoa trương chữ nghĩa sang trọng này
cũng qui thuộc về những thứ trang sức, những phế thải,
những bụi vàng dối trá cũ kĩ của nhân sinh phù phiếm vô tri,
và rằng ngay dưới sắc màu và lớp sơn xu nịnh ấy, văn bản
gốc khủng khiếp homo naturaa) một bận nữa cần phải được
nhận diện. Có nghĩa là phải chuyển dịch văn bản con người
trở lại tự nhiên tính của nó; là trở thành chúa tể của vô sô'
những diễn dịch và ý nghĩa phụ tùy hư huyễn phù phiếm mà
bấy lâu nay được sơn phết, viết vẽ nguệch ngoạc trên văn
bản gốc vĩnh hằng homo natura kia; là khiến cho con người
từ đây về sau sẽ đối diện con người trong cách thế mà ngày
nay, với một sự khắc bạc mà khoa học đã đào luyện, nó đang
đối diện trước một tự nhiên khác, với cặp mất Oedipus biết
nhìn không hề sợ hãi và đôi tai Odysseus cụp sát vào như kẻ
điếc không còn nghe ra những lời lẽ dụ hoặc của những tư
tưởng siêu hình giăng bẫy bắt chim đã từ lâu lắm thổi tiếng
sáo mời gọi nó: “ngươi còn hơn thế! ngươi cao viễn hơn!
ngươi 'xuất thân từ một chủng tộc khác!” - đó có thể là một
nhiệm vụ lạ lùng và rồ đại, nhưng đó là một nhiệm vụ - ai
muôn chối bỏ nó? Hà cớ gì chúng ta lại chọn nó, nhiệm vụ
rồ dại này? Hoặc thử chất vấn theo một lốì khác: “sao lại là
tri thức?” - mọi người mọi kẻ sẽ chất vấn ta điều đó. Và
chúng ta, bị bức bách như vậy, chúng ta, những kẻ đã cật vấn
chính mình bằng một lời chất vấn như vậy hàng trãm hàng
nghìn bận, chúng ta đã tìm thấy và đang tìm thấy không một
lời giải đáp nào Ổn thỏa hơn...
(1) Homo natura: Con người tự nhiên
Học tập làm thay đổi chúng ta, tương tự như tác dụng
của sự ăn uống đôi với chúng ta vậy, một quá trình không
231
204
chỉ đơn giản là “duy trì” đời sống trong chừng mực mà các
nhà sinh lý học hiểu biết. Song, tại căn để của chúng ta, tại
“thâm xứ” đó, rõ ràng có một điều gì đó gần như bất khả
truyền thụ, một phiến đá hoa cương mang định mệnh tinh
thần, một sự định đoạt và lời giải đáp đã an bài cho những
vấn nạn riêng biệt đã định trước. Nơi mọi vấn đề trọng đại,
một ỉời bất di bất dịch âm vang “ta là vậy”; đốì với vấn đề
đàn ông đàn bà chẳng hạn, kẻ tư tưởng không thể nào học trở
lại mà chỉ học cho trọn vẹn mà thôi - chỉ để rốt cùng phát
hiện ra điều ấy đã “căn thâm đế ccí” trong hắn. Thỉnh
thoảng, người ta tìm thấy những lời giải đáp nào đó cho
những vấn đề, và chúng gieo trong chúng ta một niềm tin
tưởng mãnh liệt; và có lẽ từ đó, người ta gọi chúng là những
niềm “xác tín”. Thế rồi... người ta nhận ra ở chúng chỉ là
những dấu chân dẫn đến sự tự tri, những biển chỉ đường dẫn
đến những vấn đề không là gì khác hơn là bản thân chúng ta
- nói chính xác hơn, dẫn đến một sự u mê khổng lồ mà
không là gì khác hơn là chính chúng ta, đưa dẫn ta đến cái
định mệnh tinh thần cũa chúng ta, đưa dẫn chúng ta đến cái
“thâm xứ” bất khả truyền thụ. - Sau những lời lẽ hết sức
khéo léo và lịch thiệp như tôi vừa trình bày ở trên cho chính
mình, có lẽ giờ đây tôi đã được phép phát biểu đôi điều sự
thực về “đàn bà trong tự thân tự thể”: với điều kiện là ngay
tự ban sơ lúc này, người ta hiểu được những sự thực này chĩ
riêng thuộc về... tôi như thế nào.
Đàn bà muốn được tự chủ: và vì thế họ khởi sự khai ngộ
cho người đàn õng về vấn đề “đàn bà trong tự thể tự thân” -
đây là một trong những những bước đi tồi tệ nhất trong toàn
bộ tiến trình làm cho diện mạo Ảu châu trở nên khả ố. Bởi lẽ
ta hãy xem những cố gắng vụng về của tinh thần khoa học
cùng với khuynh hướng tự bóc trần theo kiểu đàn bà đã phơi
205
bày mọi sự ra ánh sáng như thế nào! Đàn bà có biết bao lý
do để e ấp ngượng ngùng. Ớ người đàn bà tàng ẩn biết bao
cái thói trí thức hợm hĩnh, sự hời hợt nông cạn, kiểu cách
của một bà giáo dạy học, kiêu căng vặt vãnh, vô lối và trơ
trẽn tầm thường - cứ nhìn cách họ cư xử với trẻ con mà
xem! những tính cách ấy cho đến nay bị dằn nén và kềm tỏa
một cách hiệu quả bởi nỗi sợ hãi trước người đàn ông. Ôi,
khủng khiếp biết bao một khi cái “thiên thu nhạt nhẽo nơi
người đàn bà” - điều mà họ giàu có phong phú lắm! - có cơ
may phóng xuất! Khi mà họ khởi sự đánh mất sự thông
minh và khéo léo trong dáng vẻ yêu kiều, trong những cuộc
vui, trong sự xua đuổi muộn phiền, trong niềm khinh khoái
và thái độ xem nhẹ mọi sự! Khi mà họ khởi sự đánh mất
trọn vẹn và triệt để sự khéo léo tinh tế trong những thèm
khát đáng yêu! Giờ đây, giọng nói của người đàn bà đã cất
lên khiến ta - hỡi Aristophanes thần thánh! - khiến ta khiếp
đảm. Sự uy hiếp hiển lộ với những đường nét tách bạch của
y học trong những gì mà người đàn bà lần đầu tiên và cuối
cùng đòi hỏi ở người đàn ông. Khi người đàn bà mưu toan
làm thế để tỏ ra có tinh thần khoa học, thì điều đó chẳng
phải là biểu hiện của một thị hiếu tầm thường nhất sao? May
mán là cho đến nay công phu khai ngộ là sự vụ của đàn ông
và tài năng của đàn ông - như vậy, ta vẫn cứ tiếp tục “được
là chính mình”; nói cho cùng, ta có quyền hồ nghi, sau tất cả
những gì người đàn bà viết về “đàn bà”, phải chăng người
đàn bà thực sự muốn hiểu rõ về bản thân họ - và thậm chí họ
có thể muốn một điều như vậy chăng...nếu như không phải
qua đó người đàn bà tìm kiếm cho mình một thứ trang sức
mới - tôi nghĩ, phải chăng thói điểm trang tô sức qui thuộc
về thể tính thiên thu đàn bà? - thế thì họ muốn khơi lên niềm
sợ hãi trước con người họ - qua đó có lẽ họ muốn đạt đến địa
vị thống trị: song, điều họ muốn không phải là chân lý: chân
206
lý nào có nghĩa lý gì đốì với đàn bà! Không một điều gì tự
ban sơ đối với đàn bà lại xa lạ hơn, gây khó chịu hơn, thù
địch hơn là chân lý - nghệ thuật cao siêu của họ là sự dôi trá,
sự nghiệp huy hoàng tráng lệ nhất của họ là vẻ bể ngoài và
nhan sắc. Bọn đàn ông chúng ta phải thừa nhận điều này:
chúng ta quý trọng, yêu thương chính cái nghệ thuật này và
bản năng này ở người đàn bà; chúng ta, những kẻ trải qua
những hoàn cảnh cam go và để tìm lại chút lòng thanh thản,
muôn tiếp hợp với cái tinh thể mà dưới bàn tay, ánh mắt và
sự rồ dại dịu dàng của nó, mọi sự nghiêm trang, trầm trọng
và sâu xa của chúng ta cũng dường như trở thành những
điều rồ dại. Rốt cùng, tôi muốn nêu lên một lời chất vấn: đã
bao giờ chính người đàn bà đã công nhận cái chiều sâu nơi
não bộ của đàn bà, sự công chính nơi trong trái tim đàn bà
chưa? Chẳng phải là một sự thực sao, khi mà, nói một cách
khái quát, cái tinh thể “đàn bà” cho đến nay bị chính đàn bà
khinh bỉ nhiều nhất - và tuyệt nhiên chẳng phải chính chúng
ta? Đàn ông chúng ta ước mong sao người đàn bà sẽ không
tiếp tục tự gây tai họa cho bản thân họ bằng những nỗ lực
khai sáng: có thể xem như là một sự quan tâm, chiếu cố của
đàn ông dành cho người đàn bà khi Giáo hội đưa ra mệnh
lệnh: mulier taceat in ecclesia!10. Cũng vì lợi ích của người
đàn bà khi Napoleon buộc Madame de Stael, một người đàn
bà quá sức đa ngôn, phải hiểu: mulier taceat in poỉitỉcis!i2ì ~
và tôi tưởng, kẻ nào là bàng hữu chân chính của đàn bà, kẻ
đó phải bảo các bà các cô ngày nay rằng: mulỉer taceat de
muỉierePK
10 “Mon ami, ne vous permettez jamais que de folies, qui vous feront
grand plaisir”: “Người bạn của ta ơi, đừng bao giờ cho phép con làm
bất cứ diều gi ngoài những điều rồ dại nào mang lại lạc thú cho con ở
đời”
207
233
Khi người đàn bà viện đến những con người như Madame
Roland hoặc Madame de Stael hoặc Monsieur George
Sand, như thể qua đó có thể chứng minh một điều gì đó có
lợi cho cái gọi là “đàn bà trong tự thân tự thể”, thì đó là biểu
hiện sự thoái hóa của bản năng - chưa nói nó còn là biểu
hiện của một thị hiếu tầm thường. Giữa những người đàn
ông với nhau mà nói thì ba tên tuổi vừa dược nêu ra là ba
người đàn bà ngộ nghĩnh trong tự thể tự thân - và không gì
hơn! và chính là lý lẽ phản biện mạnh mẽ nhất vô tình chông
lại sự giải phóng và sự đắc thắng của đàn bà.
234
Sự u mê nơi chốn bếp núc; đàn bà làm bếp núc; một sự
thiếu vắng khủng khiếp mọi suy tư trong công việc chãm lo
chuyện ăn uổng cho gia đình và người đàn ông trụ cột của
gia đình! Đàn bà không hiểu nổi chuyện ăn uống có ý nghĩa
gì: thế mà lại muốn quán xuyến chuyện bếp núc! Nếu người
đàn bà là tạo vật biết suy tư, thì lẽ ra sau hàng nghìn năm
chàm lo chuyện bếp núc, họ đã nhận ra những sự kiện sinh lý
học vĩ đại nhất! Và đồng thời cũng đã nắm vững nghệ thuật
chữa trị! Do những người làm bếp kém cỏi - do tuyệt đốì
không có chút lý trí nào hiện điện trong chôn bếp núc, mà sự
phát triển của nhân loại đã bị kềm hãm trong một thời gian
quá lâu, và chịu tác hại ghê gớm: thậm chí đến ngày nay, sự
vụ cũng không khá hơn bao nhiêu. Một lời tâm sự cùng
những thiếu nữ trưởng thành.
235
Có những khúc quanh và những khoảnh khắc xuất thần
diễn ra trong tâm hồn, có những thường ngôn tục thoại vỏn
208
vẹn dãm ba chữ nghĩa mà bất ngờ kết tinh trong đó cả một
nền văn hóa, cả một sinh hoạt xã hội. Những lời tình cờ của
Madame de lambert tâm sự với con trai là một trường hợp
như vậy: “mon ami, ne vous permettez jamais que de jolies,
qui vous feront grand plaisir- ngẫu nhiên lời nói đó thể hiện
rõ nhất tâm lòng của mẫu thân và là lời dặn dò sáng suốt
nhất mà một người mẹ đã từng nhắn nhủ với con trai.
236
209
Niềm tin cậy mà cả Dante và Goethe đặt vào người đàn
bà - khi người trước cất lên lời ca “ella guardava suso, ed io
in leim\ và người sau chuyển dịch lời ca ấy thành "tinh thể
thiên thu đàn bà dìu dắt ta lên tầm cao" -, về điều này, tôi
không hề nghi ngờ rằng mọi người đàn bà tôn quý đều phủ
nhận, bởi lẽ họ cũng tin tưởng vào một điều tương tự nơi cái
tinh thể thiên thu đàn ông tính vậy...
237
Bảy cách ngôn về người đàn bà
Ôi khoảnh khắc kéo dài như vô tận, đợi ngày kia
chàng qui phục bên ta!
Tuổi tác kia, ồ, khoa học nọ ban cấp cho linh hồn
yếu đuối sức mạnh tồn sinh
Y phục tối và câm lặng vô ngần, em của lòng tráng
lệ vô song.
Hạnh phúc này ta cảm tạ những ai? Cảm ơn trời! -
và em người may tấm áo.
Tuổi trẻ như huyệt động giăng hoa, tuổi già như
tiềm long phóng xuất.
(1) “Ella guardava suso, ed io in lei”: “Nàng nhìn lên, và
tôi trong nàng”
Một cái tên đẹp, một đôi chân thon, lại thêm người
quân tử: phải chi chàng qui thuộc lòng em!
210
Nói ít ít, hiểu nhiều nhiều - đó là lớp băng trơn dành
cho bước chân con lừa cái!
Trong cách cư xử của người đàn ông lâu nay, người đàn
bà như cánh chim lạc lối từ đỉnh cao nào đến với người đàn
ông: như một sinh linh bé bỏng, nhạy cảm hơn, hoang dại
hơn, kỳ diệu hơn, ngọt ngào và sông động hơn - thê nhưng
đồng thời lại giống như một vật gì đó mà người đàn ông phải
cầm giữ thật chặt để nó không chắp cánh bay đi.
238
Ngộ nhận trong vấn đề căn bản như vấn đề “đàn ông và
dàn bà”, ở đây muốn nói đến việc phủ nhận có một sự đổi
kháng như vực thẳm khôn dò và tính tất yếu của một trạng
thái khẩn trương thiên thu thù địch, và ở đây có lẽ còn là một
giấc mơ về bình quyền, về bình đẳng trong sự giáo dục, về
sự bình đẳng trong đòi hỏi và nghĩa vụ: những điều này là
dấu hiệu đặc trưng của đầu óc nông cạn, và kẻ tư tưởng nào
tỏ ra hời hợt trong chỗ đầy hiểm tượng này - tức là hời hợt
trong bản năng! có thể xem là đáng ngờ, hơn thế nữa, đã bị
phản bội và vạch trần: có lẽ, đầu óc hắn sẽ quá “ngắn” đôi
với mọi vấn đề căn bản của đời sông, thậm chí của cuộc đời
mai hậu, và không có chiều sâu nào vừa đủ cạn để hắn có thể
bước xuống. Trái lại, một người đàn ông sâu sắc về phương
điện tinh thần cũng như trong những ham muốn của hắn, kể
cổ sâu sắc trong tấm lòng từ ái mà biểu hiện có thể vừa
nghiêm cách vừa khắc bạc và
cũng dễ dàng bị lẫn lộn với hai phẩm tính kia, một người
đàn ông như vậy bao giờ cũng chỉ có thể tư niệm về người
đàn bà theo thể điệu Đông phương - hắn phải xem đàn bà
như vật sở hữu, như của cải có thể khóa kín, như thể họ
được sinh ra để làm công việc phụng sự và thành tựu trong
định mệnh đó - hắn phải đứng cái tư thế của lý trí hùng vĩ Á
châu, hắn phải tự đặt mình ở địa vị độc tôn của bản năng
châu Á, tương tự như những người Hy lạp xưa kia vậy,
những kẻ thừa tự và là học trò xuất sắc nhất của Á châu, như
đã biết, kể từ Homer cho đến thời đại của Pericles, cùng với
một nền vãn hóa và ảnh hưởng quyền lực gia tăng, đã dần
dà tỏ ra nghiêm khắc hơn đối với đàn bà, tóm lại, họ trở nên
Đông phương hơn. Tất yếu biết bao, ỉô-gích biết bao, và
nhân sinh đáng mơ ước biết bao là những điều đó: mong sao
mọi người mọi kẻ thể nghiệm được điều này trong chính bản
thân họ!
239
Không có thời đại nào mà phái yếu được đàn ông tôn
trọng như trong thời đại của chúng ta - diều này qui thuộc về
khuynh hướng và thị hiếu căn bản của xã hội dân chủ, đồng
thời còn là một biểu hiện bất kính đối với tiền nhân: có ngạc
nhiên chàng khi ngay tức khắc thái độ tôn trọng ấy bị lạm
dụng? Người ta muốn thêm lên, người ta học cách yêu sách,
người ta rốt cùng nhận thấy thái độ tôn trọng được ban phát
ấy gần như là điều gì đó bệnh hoạn, người ta muốn cạnh
tranh trong vấn đề quyền lợi, phải nói là một cuộc chiên thực
sự: tóm lại, người đàn bà đánh mất bản tính e lệ ngại ngùng.
Chúng ta phải nói ngay rằng nàng cũng đánh mất luôn thị
hiếu. Nàng không còn biết kính sợ đàn ông: thế nhưng,
người đàn bà khi “không còn biết kính sợ đàn ông”, thì cũng
coi như nàng đã từ bỏ những bản năng đàn bà nhất của nàng.
Sự vụ người đàn bà sẽ liều lĩnh xông lên khi mà nhàn tố gieo
212
rắc sợ hãi nơi người đàn ông, nói cho nghiêm mật hơn, khi
mà đàn ông tính nơi người đàn ông không còn được mưu
cầu và bồi dưỡng, thì sự vụ ấy là điều hiển nhiên và cũng dễ
hiểu; điều khó lĩnh hội hơn đó là, cùng với sự kiện ấy...
người đàn bà thôi hóa. Điều này ngày nay đang diễn ra:
chúng ta không nên tự lừa dôi về diều này! Khi tinh thần
công nghiệp giành thắng lợi trước tinh thần chiến binh và
tinh thần quý tộc, bây giờ người đàn bà nỗ lực tìm kiếm một
sự độc lập về phương diện kinh tế và luật pháp trong hình
ảnh của một cô mậu dịch viên: “đàn bà là mậu dịch viên”,
tấm biển này gắn trên cửa vào của một xả hội hiện đại đang
tượng hình. Trong khi mà người đàn bà gia tăng thế lực của
họ bằng những quyền lực mới với hy vọng đạt đến địa vị
“chủ nhân ông” và đề trên băng rôn, cờ xí của họ “sự tiến
bộ” của nữ lưu, thì một sự kiện nghịch hành diễn ra với sự
rõ nét đến kinh hoàng: đàn bả đang thoái lui. Kể từ cuộc
Cách mạng Pháp, ở Âu châu thế lực của nữ giới càng ngày
càng thu hẹp lại trong chiều kích của nó, trong khi quyền lợi
và đòi hỏi ngày càng tăng; và phong trào “giải phóng phụ
nữ”, trong ý nghĩa của một phong trào phản ánh những khát
vọng của phụ nữ (chứ không phải của những đầu óc đàn ông
nông cạn), là một biểu hiện đáng lưu ý của hiện tượng suy
yếu và trơ lì ngày càng trầm trọng cua khía cạnh đàn bà nhất
trong bản năng đàn bà. Phong trào này là biểu hiện của một
sự u mê trì độn, một sự u mê mang hơi hướm đàn ông, mà
bất kỳ người đàn bà đường hoàng nào - và bao giờ cũng là
những người đàn bà thông minh - cũng phải cảm thấy xấu
hổ. Đánh mất sự nhạy cảm đối với cái mà trên cơ sở đó
người ta có thể đảm bảo một chiến thắng chắc chắn nhất; bỏ
qua lợi khí thích dụng nhất của mình; buông lung trước đàn
ông, thậm chí có thể đến mức “phơi bày ra trên sách vở”,
213
trong khi mà xưa kia người ta nền nã nết na và kiêu sa nhu
thuận là thế; hủy hoại niềm tin tưởng của người đàn ông về
một lý tưởng khu biệt căn bản ẩn giấu nơi người đàn bà
cũng như niềm tin vào một tinh thể đàn bà tất yếu và vĩnh
cữu nào đó bằng một sự trơ trẽn; khoa trương mồm mép
thuyết phục đàn ông phải từ bỏ ý nghĩ rằng người đàn bà cần
phải được nâng niu, chăm sóc, bảo vệ, dỗ dành như một con
vật nuôi vừa dịu dàng, vừa ngỗ ngáo bất kham đến kỳ lạ, và
thựờng thì dễ thương; góp nhặt vụng về, với một thái độ
công phẫn, tất cả những gì biểu hiện sự nô dịch, sự lệ thuộc
đã và đang qui định địa vị của người đàn bà trong giai tầng
xã hội (làm như thể sự nô lệ là một điều gì đối kháng chứ
không phải là điều kiện cho mọi xã hội ưu việt và cho mọi
nồ lực ưu việt hóa xã hội). Tất cả những điều vừa nói là gì,
nếu chảng phải là những nỗ lực bóp nát bản năng đàn bà, là
khuynh hướng phi nữ tính hóa? Cố nhiên, có biết bao những
kẻ ngu muội vừa làm bằng hữu vừa làm hỏng đàn bà trong
sô' những con lừa học giả trong đám đàn ông, những kẻ
khuyến dụ đàn bà thủ tiêu đàn bà tính theo cách đó và bắt
chước mọi sự ngu ngốc bệnh hoạn của “đàn ông”, của “đàn
ông tính” Âu châu - những kẻ muốn hạ thấp đàn bà đến trình
độ “giáo dục phổ cập”, thậm chí còn đến mức biết cầm tờ
báo đọc và làm chính trị. Đây đó người ta còn muôn biến
phụ nữ thành những con người có tư tưởng tự do và làm trí
thức: cứ như thể đàn bà thiếu lòng sùng tín thì chẳng có gì là
tuyệt đối phản cảm hay hết mực kỳ khôi đối với những
người đàn ông sâu sắc và vô thần vậy Đâu đâu ta cũng nhận
thấy não bộ của đàn bà bị làm hỏng bằng mọi thứ âm nhạc
bệnh hoạn nhất và nguy hiểm nhất (kiểu âm nhạc Đức hiện
đại của chúng ta), làm cho họ càng ngày càng loạn óc nặng
hơn và khiến cho họ không còn khả nãng thực hiện nổi cái
chức nghiệp ban sơ và tôi hậu là sinh ra những đứa con khỏe
mạnh. Người ta còn muốn “giáo hóa” đàn bà thêm nữa, như
người ta vẫn thường nói, giúp “phái yếu” mạnh mẽ thông
qua văn hóa: làm như thể lịch sử đã không hết lòng dạy cho
ta bài học quá rõ ràng rằng sự nghiệp “giáo hóa” con người
và làm suy yếu con người - tức làm suy yếu, tàn phá, làm bại
hoại sức mạnh ý chí - bao giờ cũng sánh bưdc với nhau, và
những người đàn bà mạnh mẽ nhất và ảnh hưởng nhất (gần
thời đại chúng ta nhất là mẫu thân của Napoleon) đã phải
biết ơn chính sức mạnh ý chí của họ - chứ chẳng phải mấy
ông bà giáo sư nào hết! - ý chí ấy trao cho họ sức mạnh và
ưu thế trước đàn ông. Điều mà ở người đàn bà khiến ta phải
kính trọng và thông thường là lòng kính sợ, đó là thiên nhiên
tính trong con người họ, nó “tự nhiên” hơn thiên nhiên tính
của đàn ông, bản tính mềm mỏng ranh mãnh như loài thú
săn mồi đúng nghĩa của họ, móng vuốt cọp beo dưới lớp
găng mềm của họ, sự ngây thơ ẩn trong lòng vị kỉ của họ,
tính cách bất khả giáo hóa và bản chất hoang dã nội tại, tính
cách bất khả lĩnh hội, chiều kích rộng rãi, sự phong nhiêu
thừa thãi của dục vọng và đức hạnh ở họ...Với tất cả sự
khủng khiếp ấy, điều khiến cho ta phải bày tỏ lòng thương
cảm đối vđi “miêu nữ” dễ thương và nguy hiểm, ấy là họ có
vẻ gì đó cam chịu, dễ tổn thương, họ khát vọng yêu thương
và chịu số phận đổ vỡ hơn bất kỳ loài thú nào. Kính sợ và
trắc ẩn: đàn ông xưa nay vẫn đứng trước người đàn bà với
những cảm xúc như vậy, với một chân đã đặt trọn trong tấn
bi kịch đau thương mà thống khoái. Sao thế? Và như vậy giờ
đây đã đến hồi chung cục? Phải chăng người đàn bà đang bị
tước đi quyền lực cám dỗ? Phải chăng người đàn bà đang
dần dần bị biến thành một điều gì đó tầm thường vồ vị? Ôi,
Âu châu! Cõi Âu châu! Người ta biết đến một con thú có
215
sừng đang cuốn hút các người hết mực, và mối đe dọa từ nó
hăm he các người mãi mãi không thôi! Câu chuyện ngụ
ngôn lâu đời của các người có thể lại trở thành “lịch sử”,
một cõi u mê khổng lồ có thể lại chiếm lĩnh các người và tha
các người đi! Bên dưới cõi u mê ấy không ẩn tàng một vị
Thượng đế nào hết!, không! chỉ có một “ý niệm”, một “ý
niệm hiện đại”!....
No comments:
Post a Comment