Sunday, May 26, 2013

Bên Kia Bờ Thiện Ác (Chương VIII): Dân Tộc Và Quốc Gia

CHƯƠNG VIII:  DÂN TỘC VÀ QUỐC GIA
240
Tôi nghe lại lần thứ nhất tự khúc của Richard Wagner
viết cho vở Die Meistersinger: một thứ nghệ thuật hoành
tráng, ngồn ngộn, trầm trọng và muộn mằn, xen lẫn niềm tự

hào rằng, để hiểu được nó đòi hỏi ta phải giả thiết rằng hai
thế kỷ âm nhạc như vẫn còn tồn tại một cách sóng động -
thật vinh hạnh cho nước Đức, vì niềm tự hào đó đã không
nhầm lẫn! Chẳng có tình ba hồn vía nào, chẳng có mùa
màng, trời đất nào mà khống dung nhiếp hòa trộn trong Ĩ1Ó.
Có lúc nó gợi cảm giác xa xưa cổ kính, có lúc lạ lẫm, chát
chát non tơ; cá tính mà truyền thông lồng lộng, không hiếm
khi linh lợi, uyển chuyển nhưng thường thì vạm vỡ, thô ráp -
nó khí phách và hừng hực như lửa, và đồng thời nâu sẫm,
nhũn nhặn như trái chín muộn mằn. Nó tuôn trào như dũng
tuyền lai lán: và rồi đột nhiên, một thoáng chốc trì nghi bất
khả lý giải, khởi lên như một khoảng trống khép mở hai bờ
nhân quả, một sự cưỡng bức khiến ta chiêm bao, cơ hồ là
cơn mộng dữ, thế rồi dòng suôi hoan lạc ấy lại tràn trề tuôn
chảy, dòng suối của hoan lạc trong mọi nẻo, của hạnh phúc
216
mới cũ, chan chứa trong đó phúc lạc của người nghệ sĩ mà
bản thân người nghệ sĩ không hề có ý định giấu giếm, một ý
thức song hành kỳ dị và hân hoan biết làm chủ phương tiện
được sử dụng ở đây, một phương tiện nghệ thuật mới mẻ,
mới thủ đắc và chưa hề được thể nghiệm cho đến chỗ tột
cùng, như cách mà người nghệ sĩ dường như đã phơi bày ra
trước chúng ta. Toàn nhiên không một vẻ đẹp, không chút
hơi hướm miền Nam, không mang vẻ tươi sáng trong trẻo
của bầu trời miền Nam, không duyên dáng, không vũ điệu,
không chủ tâm sắp đặt theo lô-gích; thậm chí còn thể hiện
một sự vụng về có phần cường điệu nào dó, như thế’ người
nghệ sĩ muốn nói với chúng ta rằng: “sự vụng về ấy nằm
trong chủ đích của tôi”; một thứ y phục nặng nề, một cái gì
đó vừa hung bạo một cách có chủ tâm, vừa long trọng, một
thứ ánh sáng lấp lánh của báu vật và sự bén nhọn đầy trí tuệ
và khả kính; một điều gì đó mang phong cách Đức trong ý
nghĩa tuyệt vời nhất và tồi tệ nhất của từ này; một điều gì đó
theo thể thái Đức, đa diện, vô hình thể và bất khả kiệt tận;
một sự cường tráng và sung mãn nào đó của tâm hồn Đức,
một tâm hồn không ngại giấu mình dưới những biểu hiện
tinh tế của đọa lạc - và có lẽ cảm thấy an ổn đễ chịu nhất ở
nơi đó; một dấu hiệu đúng nghĩa và đích thực của tâm hồn
Đức vừa trẻ trung vừa già dặn, quá nhũn nhặn mà cũng quá
dồi dào một tương lai phía trước. Loại âm nhạc này mô tả
thật đúng điều mà tôi quan niệm về ngươi Đức: họ thuộc về
ngày hôm trước và ngày kia - họ còn chưa có ngày hôm nay.
Chúng ta “những người Âu châu ưu tú”: chúng ta cũng
có những giờ phứt làm những kẻ ái quốc nhiệt thành, để rơi
tỏm trở lại vào thứ tình yêu cũ kĩ và góc khuất hẹp hòi
- như ví dụ tôi vừa nêu ra, những giờ phút biến động của
217
dân tộc, của lòng ái quốc bị dồn nén và rất nhiều những cảm
xúc dâng trào mang dấu ấn cổ thời khác nữa. Có những điều
mà chỉ giới hạn nơi chúng ta trong vài giờ và chấm dứt trong
vài giờ, thì đối với những tinh thần thô trọng, vụng về hơn,
dể có thể hoàn thành việc ấy có thể phải cần thời gian dài
hơn, có khi nửa năm, có khi nửa đời người, tùy mức độ
nhanh chậm và khả nàng tiêu hóa cũng như quá trình “trao
đổi chất” của mỗi người. Quả vậy, tôi có thể nghĩ đến những
chủng tộc ù lì, do dự, trong cõi Âu châu đang biến chuyển
nhanh chóng của chúng ta, những chủng tộc ấy có thể phải
cần đến nửa thế kỷ để có thể khắc chế được những đợt tấn
công của loại tình yêu quê hương đất nước mang màu sắc
phản tổ phục tông như vậy, và để một lần nữa trở lại với lý
trí, tôi muôn nói để quay về với một “Âu châu ưu tú”. Và
trong khi tôi đang miên man suy niệm về khả thể này, thì
bỗng nhiên tình cờ làm kẻ chứng kiến bằng tai cuộc đối đáp
giữa hai vị lão niên “ái quốc”. Rõ ràng cả hai đều nặng tai
nên nói rất to tiếng. “Kẻ nào đôi với vấn đề triết học mà chỉ
có trình độ nắm bắt và hiểu biết của một nông phu hay một
sinh viên tổ chức Huynh Đệ” - một người nói “thì kẻ ấy vẫn
còn ngây thơ lắm. Song, điều này ngày nay nào có ý nghĩa
gì! Thời đại này là thời đại của quần chúng: bọn họ chỉ biết
nằm mọp trước
những gì thuộc về số đông. Và in polỉticỉsaì cũng thế thôi.
Chính khách nào xây dựng cho họ một cái tháp Babel mới,
dựng lên cho họ một thế giới mênh mông của đế chế và uy
quyền, kẻ đó được họ xưng tụng là “vĩ dại” - nào có nghĩa lý
gì khi chúng ta, những kẻ thận trọng hơn và dè dặt hơn, vẫn
chưa từ bỏ được niềm tin xưa cũ rằng, chỉ những tư tưởng vĩ
đại mới trao cho hành động và sự việc một ý nghĩa thực sự
218
vĩ đại. Ví như có một chính khách nào đó dẫn dắt dân tộc
của y đến tình trạng mà từ đó về sau phải thi hành một thứ
“chính trị lớn” mà dân tộc ấy vôn sinh ra chẳng được cái tài
để thực hiện điều đó: và vì thế mà họ phải hy sinh đức hạnh
cũ kỹ và chắc thực của họ để theo đuổi một điều tầm thường
mới mẻ và đáng ngờ - ví như có một chính khách đẩy vận
mạng một dân tộc đi đến chỗ “làm chính trị”, trong khi dân
tộc ấy lâu nay có những việc tót đẹp hơn để làm và suy tư,
và tự căn để tâm hồn của họ, họ không thoát ra được cái tâm
lý ghê sợ đầy thận trọng trước sự bất an, trống trải và sự láo
nháo ồn ào như quỷ đói của những dân tộc làm chính trị đích
thực - ví như có một chính khách như vậy đánh thức được
lòng đam mê và khát vọng đang thiu ngủ của dân tộc mình
và biến thái độ nhút nhát và ước muốn co cụm lại với nhau
của dân tộc ấy thành như một vết nhơ, và biến tính cách
ngoại lai và tính cách vô hạn kỳ bí của dân tộc ấy thành một
món nợ, hạ thấp giá trị của những khuynh hướng nhiệt tình
nhất của nó, xoay ngược lương tâm của nó, thu hẹp tinh thần
của nó, khiến thị hiếu của nó có “dân tộc tính” - Tóm lại,
nếu một chính khách cổ thể thực hiện được tất cả những điều
này, những điều mà
(1) In politicis: Trong vấn đề chính trị dân tộc của y phải
chuộc lại lỗi lầm suốt kiếp tương lai, nếu như dân tộc ấy còn
có một tương lai, thì một chính khách như thế có thể gọi là vĩ
đại chăng? “Đương nhiên!”, vị lão niên ái quổc kia hào hứng
đáp: “nếu không, y đã chẳng có khả năng thành tựu được
như vậy! Muốn làm những chuyện đại loại như thế đúng là
rồ dại, phải thế không? Song, có lẽ tất cả những gì vĩ đại tự
ban sơ đều rồ dại cả!” - “hồ đồ!” người kia thét lên phản đối:
- “cứng rắn! cứng răn! cứng rắn và rồ dại! Chẳng phải vĩ
đại!” Rõ ràng hai vị lão niên đang nóng máu lên khi họ ném
vào mặt nhau “chân lý” của riêng mỗi người; còn tôi, với
219
niềm hỉ xả, tôi ước lượng xem còn bao ỉâu nữa kẻ cứng rắn
hơn sẽ trấn áp được kẻ ít cứng rắn hơn; còn nữa, có một cách
thức bù trừ nếu muôn lấp bằng trí tuệ của một dân tộc, ấy là
dào sâu trí tuệ của một dần tộc khác.
242
Dù ta cô" gắng mô tả con người Âu châu bằng những
khái niệm như “văn minh”, “nhân bản” hay “tiến bộ”; dù ta
khái quát bằng một tên gọi giản dị, có ý nghĩa chính trị và
không hàm ý bao biếm, như một trào lưu dân chủ của Au
châu: thì đằng sau tất cả cái biểu diện luân lý và chính trị mà
những công thức như vậy ám chỉ, là một tiến trình sinh lý
khổng lồ đang diễn ra, như suối nguồn luân lưu bất tận - đó
là tiến trình đồng nhất hóa của người Âu châu, là quá trình
triển chuyển thoát ly của họ khỏi những điều kiện mà từ đó
các chủng tộc tồn tại trong sự chi phối của vùng khí hậu và
truyền thống xã hội đã khai sinh, sự thoát ly ngày càng nhiều
hơn khỏi mọi hoàn cảnh xác định nào đó mà trải qua hàng
thế kỷ muốn ghi dấu lại nhửng đòi hỏi tương tự trên tâm hồn
và thể xác - vì vậy đó là một tiến trình khởi sinh chậm chạp
của một loại người mà thực chất là siêu dân tộc và có tính
cách du mục, một loại người mà, xét về phương diện sinh lý
học, sở hữu một nghệ thuật và một khả năng thích ứng ở
mức độ cao nhất mà ta có thể xem là nét đặc thù của nó.
Tiến trình của con người Áu châu đang diễn hóa này, tiến
trình mà tiết nhịp của nó có thể bị trì hoãn thông qua những
trận thối lui khổng lồ, nhưng có thể qua đó mà nó phát huy
sinh lực và phát triển
- cơn bão giông đầy thịnh nộ của “tình tự dân tộc” vẫn đang
hoành hành ngày nay là một ví dụ, và khuynh hướng vó
chính phủ vừa manh nha cũng là trường hợp tương tự tiến
220
trình này có thể dẫn đến những hậu quả mà những ké cổ xúy
và ngây thơ ca tụng nó, những sứ đồ của “ý niệm mới”, ít
ngờ đến nhất. Chính những diều kiện mới này, những diều
kiện mà trong đó, nói chung, một tiến trình san bằng và tầm
thường hóa con người sẽ hình thành - một con người có
thuộc tính bầy đàn bầy đàn hữu ích, cần cù, đa năng và được
việc chính những điều kiện mới này rất thích hợp cho sự ra
đời của những con người lệ ngoại có những phẩm chất nguy
hiểm nhất mà cũng hấp dẫn nhất. Trong khi cái khả năng
thích ứng mà phải liên tục thể nghiệm những điều kiện thay
đổi và khởi sự những công việc mới mẻ sau mỗi thế hệ, và
gần như sau mồi thập niên, khiến cho sức mạnh của chủng
loại cơ hồ không thể phát huy được; trong khi một ấn tượng
chung về người công dân Âu châu tương lai như vậy có thể
sẽ là một ấn tượng về những kẻ cần lao đa sự, nghèo nàn ý
chí và cực kỳ hữu ích, những con người có nhu cầu tim kiếm
một chủ nhân ông, một kẻ sai khiến, như nhu cầu bánh mì
hàng ngày; trong khi mà vì lý do đó, tiến trình dân chủ hóa
Âu châu khơi dẫn sự sinh thành của một loại người đã được
an bài làm thân phận nô lệ trong ý nghĩa tinh tế nhất: thì
trong trường hợp riêng biệt và lệ ngoại, kẻ cứng rắn sẽ thành
ra cứng rắn hơn và phong phú hơn trước - nhờ hắn có một
nền tảng giáo dục phi thành kiến, nhờ tính đa diện phong
phú của thực hành, kỹ nãng và chiếc mặt nạ. Tôi muôn nói
rằng: tiên trình dân chủ hóa Âu châu cũng đồng thời là một
sự chuẩn bị ngoài ý muốn cho sự trưởng thành của những kẻ
chuyên chế - khái niệm này được hiểu trong mọi ý nghĩa, kể
cả trong ý nghĩa tinh thần.
221
243
Tôi thích thú khi nghe thiên hạ bảo rằng, vầng thái
dương của chúng ta đang trên đà di chuyển nhanh chóng về
phía chòm sao Hercules: và tôi hy vọng con người trên quả
đất này cũng sẽ làm một điều tương tự như vầng thái dương
kia. Và chúng ta những người Âu châu ưu tú sẽ đóng vai trò
làm kẻ tiên phong!
244
Đã có thời người ta quen nói đến người Đức vđi đặc
điểm “sâu sắc”: giờ đây khi mà loại người đạt được nhiều
thành tựu nhất của dân tộc Đức lại khao khát hướng đến
những vinh quang hoàn toàn khác biệt và họ thiếu sự “sắc
bén” trong tất cả mọi vấn đề có chiều sâu, thì một sự hoài
nghi, một thái độ có thể nói là đúng lúc và thể hiện tinh thần
ái quốc, đã khởi lên, ấy là, há chẳng phải trước đây ta đã tự
lừa dối mình bằng những lời ca tụng kia: tóm lại, há chẳng
phải sự sãu sắc của người Đức thực chất là một điều gì đó
khác và tệ hơn - và là một điều gì đó mà ta, ơn trời, sắp sửa
thoát ra được. Vì vậy, chúng ta thử học lại về cái điều được
gọi là sự sâu sắc của người Đức: để làm điều này, chúng ta
không cần phải làm điều gì khác hơn là thử mổ xẻ mặt nào
đó của tâm hồn Đức. - Trước hết, tâm hồn Đức có tính cách
đa diện, phát nguyên từ những suối nguồn đa dạng, nó gắn
bó hơn và có thứ lớp hơn cấu tạo thực tế được mô tả: điều
này liên quan đến nguồn gốc của nó. Nếu có người Đức nào
dám tuyên bố rằng “0, có hai tâm hồn tồn tại trong lồng
ngực tôi”, thì kẻ ấy đã ngộ nhận quá lớn về chân ]ý, hoặc nói
đúng hơn, kẻ đó đứng sau chân lý cách biệt mây tâm hồn,
222
Với tư cách là một dân tộc hình thành từ một sự hòa trộn và
tiếp xúc khổng lồ của nhiều chủng tộc, thậm chí nhân tố tiền
A-ri-en có phần nổi trội, với tư cách là một “dân tộc trung
tâm” trong mọi ý nghĩa, người Đức tỏ ra là một dân tộc khó
hiểu hơn, bao trùm hơn, mâu thuẫn hơn, xa lạ hơn, bất khả
tư lường hơn, lạ lùng hơn, thậm chí khủng khiếp hơn những
dân tộc khác - họ vuột khỏi mọi định nghĩa và chính vì vậy
mà họ là niềm tuyệt vọng của người Pháp. Điểm đặc biệt của
người Đức, ấy là à họ, lời chất vấn “người Đức là gì?” chưa
bao giờ thôi ngân vang. Kotzebue chắc chắn quá hiểu người
Đức của ông: “chúng ta đã được nhận diện”, họ reo lên sung
sướng với ông - thế nhưng, Sand cũng tin rằng đã hiểu họ.
Jean Paul ý thức được việc ông ta làm khi bày tỏ thái độ
phẫn nộ trước những lời tâng bốc và cường điệu giả dôi
nhưng thiết tha với quê hương của Fichte — thế nhưng, có
thể Goethe suy nghĩ về người Đức khác hơn so với Jean
Paul, mặc dù ông đồng ý với những nhận định của Jean Paul
về Fichte. Thực ra Goethe nghĩ gì về người Đức? - Song,
Goethe chưa bao giờ phát biểu cho minh bạch về nhiều điều
diễn ra xung quanh ông và bình sinh, ông biết cách giữ im
lặng một cách tinh tế - có thể ông có lý do chính đáng về
điều này. Một diều chắc chắn là, chẳng phải những cuộc
“chiến tranh giải phóng” hay cuộc Cách mang Pháp khiến
ông có cái nhìn tươi tắn hơn - biến cô khiến ông suy tư lại
Faust, tức là nhìn lại vâ'n đề “nhân sinh” một cách toàn diện,
đó là sự xuất hiện của Napoleon. Goethe đã có những nhận
định với những lời lẽ khắc nghiệt và không khoan nhượng
như một kẻ xa lạ, phủ nhận những gì mà người Đức lấy làm
tự hào: bản tính trứ đanh của người Đức mà có lần ông đã
định nghĩa như là “lòng khoan dung đôi với sự yếu đuôi của
tha nhân và của riêng mình”. Ông đã sai chăng? - người Đức
có điểm đặc biệt là những nhận xét về họ hiếm khi hoàn toàn

sai lầm. Tâm hồn người Đức có những đường ngang ngõ tắt,
có những huyệt độngf những ngóc ngách và lôi ngầm; sự
hổn độn của họ mang nhiều nét quyến rũ kỳ bí; người Đức
am tường những đạo lộ bí mật dẫn đến chốn hỗn mang.
Cũng như mọi sự đồng thanh tương ứng, đồng khí tương
cầu, người Đức yêu những vạt mây trời cùng tất cả những 0
thiếu sự trong trẻo, những gì đang diễn hóa, âm u, mọng
nước và mịt mù: mọi sự gì bất xác, không có hình tướng cô'
định, xê địch và sinh trưởng trong mọi thể thái của nó, thì
đốì với họ là biểu hiện của những gì “sâu sắc”. Người Đức
không phải là thế này hay thế kia, mà họ đang biến dịch,
“đang sinh thành”. “Đang sinh thành” vì vậy là một phát
kiến đúng nghĩa của người Đức trong vương quổc khổng lồ
của những thông tắc triết học - một khái niệm thống trị, cùng
với bia Đức và âm nhạc Đức, đang thao túng và Đức hóa
toàn cõi Âu châu. Người ngoại quốc đang ngưỡng vọng với
niềm kinh ngạc và bị cuốn hút trước cái ẩn ngữ của bản chất
mâu thuẫn nơi căn để của tâm hồn Đức (đó là điều mà Hegel
đã xác lập thành hệ thòng và sau cùng Richard Wagner dung
nạp cả vào âm nhạc). “Tốt bụng và xảo trá” - một sự song
hành phi lý đối với mọi dân tộc khác, nhưng tiếc thay đối
với người Đức thì thường là điều hợp lý: người ta hãy sống
với những người Su-áp một thời gian thử xem! Sự vụng về
của các ông học giả và sự nhạt nhẽo của họ về phương diện
xã hội tỏ ra thích hợp khủng khiếp cho những vũ điệu khéo
léo trên dây và một sự liều lĩnh khinh bạc mà ngay đến chư
thiên thần thánh cũng đã biết khiếp sợ. Nếu cần một sự mô
tả ad oculos{1> tâm hồn Đức, đơn giản hãy nhìn vào thị hiếu
Đức, nhìn vào nghệ thuật Đức và phong tục tập quán Đức:
đúng là một sự vố cảm quê mùa trong vấn đề “thị hiếu”!
Một sự cao nhã tuyệt vời đứng bên một sự tầm thường tuyệt
đôi! Cả một sinh hoạt tâm hồn bề bộn và phong phú! Người
224
Đức lây lất với tâm hồn mình; họ lây lất với mọi sự gì họ
trải nghiệm. Họ không tiêu hóa nổi những kinh nghiệm của
họ, họ sẽ chẳng bao giờ tiêu hóa “xong”; sự sâu sắc của
người Đức thường chỉ là một sự “tiêu hóa” trệu trạo, khó
khăn. Và tương tự như những người mắc bệnh thói quen,
những kẻ mắc bệnh khó tiêu thường tìm đến nhừng gì dễ
chịu, thế nên người Đức yêu sự “cởi mô” và “bộc trực”: dễ
chịu biết bao tính cách cởi mở và bộc trực! - Có lẽ ngày nay
cái lốt trá hình nguy hiểm nhất và thích ý nhất mà người
Đức khéo biết sử dụng, đó là tính cách đáng tin cậy, sự niềm
nở, sự thẳng thắn của lòng chính trực của người Đức: đó là
nghệ thuật Mephistopheles của họ, người Đức còn có thể
“tiến xa” trên con đường nghệ thuật này!
(ĩ) Ad oculos: Một cách hình ảnh, trực quan
Người Đức cứ tín bộ nhi hành, mở con mắt xanh chân thành
và vô hồn mà nhìn — và ngay tức thì người ngoại quốc
nhầm lẫn họ ngay với chiếc áo ngủ trên người họ! - Tôi
muốn nói: mặc cho sự “sâu sắc của người Đức” có thể là gì
tùy ý, riêng chúng ta được phép cười về điều này chăng? - từ
nay về sau chúng ta vẫn cứ nên tiếp tục giữ thể diện cho
hình ảnh và tên tuổi của nó, và đừng bán rẻ thanh danh lâu
đời của chúng ta với tư cách là một dân tộc sâu sắc để đổi
lấy tính cách “ngang tàng” của người Phổ, sự hóm hỉnh của
người Berlin và cát Berlin. Một dân tộc thông minh phải biết
cách tỏ ra sâu sắc, vụng về, tốt bụng, chính trực, thiếu sáng
suốt và để cho người khác nghĩ như vậy: được như vậy thậm
chí có thể nói ỉà... sâu sắc! Cuối cùng: người ta cần phải tôn
vinh tên tuổi của mình - không phải vô cớ mà “Tiusche”
Volk (dân tộc Đức) được gọi là Taeusche-Volk (một dân tộc
lừa dôi)...
225
245
Thời “vàng son” dã quaf nó đâ từng ngân vang trong
những giai điệu của Mozart - may mắn thay cho chúng ta
khi phong cách hoa lệ Rococo của ông vẫn còn duy trì mối
giao tiếp với chúng ta, khi mà cái “xã hội tốt đẹp” của ông,
những mơ mộng dịu dàng của ông, tình yêu trẻ con của ông
đốì với những đường nét hoa mỹ của chữ Hán, trái tim chân
thành của ông, niềm khát khao của ông đối với những gì
diễm lệ, yêu thương, đối với những vũ điệu, những giọt lệ
hạnh phúc, niềm tin tưởng của ông dành cho miền Nam, khi
mà tất cả những điều đó vẫn còn có thể đánh động một chút
gì đó còn sót lại trong cõi lòng ta! Than ôi, rồi đây một ngày
kia, cái điều còn sót lại kia cũng sẽ mất đi - thê nhưng có ai
dám hồ nghi một điều răng, ta sẽ đánh mất sự thông hiểu và
khả năng cảm thụ của chúng ta dành cho Beethoven thậm
chí còn sớm hơn thế! - người nhạc sĩ này, thật vậy, chỉ là dư
vang của một giai đoạn chuyển biến trong cách điệu, của
một sự gián đoạn phong cách, chứ không phải, như trường
hợp Mozart, là dư vang của một thị hiếu vĩ đại kéo dài hàng
thế kỷ của Âu châu. Beethoven là một biến cố chuyển tiếp
giữa một tâm hồn cổ đại đang độ chín mùi không ngừng
đoạn đứt và một tàm hồn xanh mướt của tương lai không lỗi
nhịp đi về. Âm nhạc của ông là sự giao hòa mờ ảo trong mộ
quang của mất mát vĩnh cữu và phong nhiêu hy vọng vĩnh
tồn, Đó chính là thứ ánh sáng mà Âu châu đang tắm mình
trong đó với những mơ mòng của Rousseau, với những vũ
điệu quanh cây tự do của cuộc Cách mạng và sau cùng cơ hồ
phủ phục tôn thờ trước một Napoleon. Thế nhưng giờ đây
cảm xúc ấy đã nhạt nhòa nhanh chóng biết bao, để thấu hiểu
được cảm xúc ấy ngày nay trở nên khó khăn đốì với chúng
226
ta biết dường nào - những lời lẽ của Rousseau, Schiller,
Shelley, Byron đối với lỗ tai ta nghe chừng lạ quá! Nơi tất
thảy những con người này, định mệnh của Âu châu tìm ra
con đường đến với ngôn ngữ, và ở Beethoven, nó đã cất lên
thành xoang điệu của lời ca! - Những gì đến với âm nhạc
Đức sau đó qui thuộc về thời đại Lãng mạn, có nghĩa là, xét
về phương diện lịch sử, chúng qui thuộc về một trào lưu còn
ngắn ngủi hơn, chóng vánh hơn, còn hời hợt hơn cái sáp
khúc vĩ đại kia, cái giai đoạn chuyển tiếp vĩ đại của Âu châu
kể từ Rousseau cho đến Napoleon và cho đến sự ra đời của
nền dân chủ. Weber: thê nhưng những vở nhạc kịch như
Freischutz và Oberon ngày nay đối với chúng ta có ý nghĩa
gì! Hoặc những vở như
Hans Heilig và Vampyr của Marschner! Hoặc thậm chí vở
Tannhaeuser của Wagner nữa! tất cả đều là những thứ âm
nhạc đang lịm tắt dần, nếu không muốn nói đã bị quên lãng.
Thêm nữa, toàn bộ âm nhạc của trào lưu lãng mạn chẳng đủ
phong nhã, chẳng đủ nhạc tính để có thể trình diễn ở nơi nào
khác hơn là trong kịch trường và trước đám động; tự ban sơ
nó là thứ âm nhạc hạng hai mà ít người nhạc sì chân chính
nào để tâm đến. Trường hợp Felix Mendelssohn, một nghệ sĩ
bậc thầy, một con người bình hòa sâu lắng, thì sự vụ khác
hơn. Vì có một tâm hồn nhẹ nhõm hơn, trong trẻo hơn, tươi
tắn hơn, ông đã nhanh chóng giành được sự kính trọng và
sau đó rơi vào quên lãng cũng nhanh chóng như vậy, như
một biến cố đẹp trong dòng chảy âm nhạc Đức. Còn đối với
Robert Schumann, một con người khắt khe và ngay từ đầu
cũng được đón nhận bằng một thái độ khắt khe - đó là người
cuối cùng sáng lập một trường phái riêng: đối với chúng ta
ngày nay, há chẳng phải là một điều may mắn, một hơi thở
ra nhẹ nhõm, một sự giải tỏa, khi mà chính trường phái lãng
227
mạn Schumann này đã bị vượt qua? Schumann trốn chạy
vào cõi “Thụy sĩ Sắc- xông” của tâm hồn ông, có phần giống
phong cách Werther, có phần giống Jean Paul, nhưng tuyệt
nhiên không giống Beethoven! Tuyệt nhiên không giống
Byron! - loại âm nhạc kiểu Manfred của ông là một sự sai
lầm, một sự ngộ nhận đến mức vô lý thị hiếu của Schumann,
một thị hiếu mà thực chất là tầm thường (nói cách khác, là
một khuynh hướng nguy hiểm và đốì với những người Đức
còn nguy hiểm gấp đôi, nó thiên về phong cách trữ tình tĩnh
chỉ và đắm say cảm xúc), có khuynh hướng bao giờ cũng né
tránh, rụt rè thu mình lại và rút lui, một dạng công tử đắm
chìm trong niềm vui và những nỗi niềm sầu bi không tên
tuổi, từ đầu đã mang vẻ thẹn thùng thiếu nữ noli me tang
ere'11-, hiện tượng Schumann vôn chỉ là một biến cô có tính
cách Đức trong âm nhạc, không còn tính cách Âu châu như
trường hợp Beethoven, hay trong một chiều kích còn rộng
rãi hơn, như trường hợp Mozart trước đó - với người nhạc sĩ
này, âm nhạc Đức đứng trước một môi đe dọa to lớn nhất,
đó là nó dánh mất đi tiếng nói đại diện cho tâm hồn Ầu chău
và chìm sâu vào một tình tự dân tộc đơn thuần.
246
Sách vở Đức ngữ phải nói là một nỗi đày đọa đốì với
những kẻ có cái lỗ tai thứ ba\ Hắn phải miễn cưỡng biết bao
khi đứng bên một vũng lầy chầm chậm xoay quanh gồm
những âm thanh không có tiếng vang, những tiết tấu không
vũ điệu, những thứ mà người Đức gọi là “sách vở”! Và thậm
chí ngay cả thói quen đọc sách của người Đức nữa! Họ đọc
khó khăn, miễn cưỡng và vụng về biết bao! Có bao nhiêu
228
người Đức hiểu và đòi hỏi bản thân phải hiểu rằng nghệ
thuật nằm trong những cáu chữ tuyệt diệu - một loại nghệ
thuật cần phải được lĩnh hội chừng nào ta còn muốn câu chữ
kia có thể hiểu được! Sự ngộ nhận về tiết nhịp chẳng hạn: và
ý nghĩa đích thực của câu chữ kia sẽ mất tăm! Rằng ta không
được hồ nghi về những âm tiết có tính quyết định về phương
diện nhịp điệu, rằng ta cần phải cảm nhận sự gián cách trong
một chỉnh thể cân xứng tuyệt đối nghiêm mật là một điều gì
đó nằm trong ý đồ và là một nét duyôn, rằng ta cần phải tiếp
nhận bằng lỗ tai tinh tế và kiên nhẫn
(1) Noli me tangere: Đừng chạm vào người tôi mọi tiết tấu
staccato hay rubato, rằng ta phải nhận ra cái ý nghĩa trong
chuổi nguyên âm và song nguyên âm, và trong sự tiếp nối
nhau, chúng có thể hỗ tương phản ánh những sắc màu trong
một thể thái tinh vi và phong phú như thê nào: tất cả điều dó
ai là kẻ trong sô những người Đức đọc sách có đủ thiện chí
để nhận ra những nghĩa vụ và đòi hỏi như thế, và để nghe ra
biết bao tính chất nghệ thuật và ý dồ trong ngôn ngữ? Nói
cho cùng, người ta đơn giản “không có lỗ tai để nghe ra
những điều đó”: và những sự đối lập mạnh mẽ nhất trong
phong cách không được nghe ra, và những thủ pháp nghệ
thuật tinh tế nhất thành ra phung phí trước đôi tai của kẻ
điếc. Cá nhân tôi đã suy nghĩ vậy, khi tôi nhận thấy người ta
đã lẫn lộn một cách vụng về và thiếu nhạy cảm biết bao giữa
hai đại sư trong nghệ thuật văn xuôi, một người, từng hàng
từng chữ gieo xuống dìu dặt và lạnh lẽo, như tự vòm cao của
một huyệt động ẩm ướt - người này chú trọng đến âm vang,
đến tiếng vọng trầm đục , và người kia, sử dụng ngôn ngữ
như cầm một lưỡi gươm mềm mại trên tayf y cảm nhận từ
cánh tay cho đến mũi bàn chân một niềm lạc thú đầy hiểm
tượng trong âm thanh của đường gươm thiểm động, bén ngọt
như muôn cắn, rít, cắt.
229
247
Phong cách của người Đức ít chú trọng đến âm vang và
lỗ tai như thế nào, điều này chỉ ra một thực tê rằng ngay đến
những nhạc sĩ tài hoa của chúng ta cũng viết rất tồi. Người
Đức không đọc to thành tiếng, không đọc cho lổ tai nghe,
mà chỉ đơn thuần đọc bằng mắt: lúc đọc họ để đôi tai mình
trong ngăn kéo. Người xưa đọc - dù điều này hiếm khi xảy
ra — là đọc lên một điều gì đó cho mình, và thường với
giọng đọc rõ to; họ sẽ ngạc nhiên nếu ai đó đọc thầm, và họ
sẽ tự hỏi lý do tại sao. Đọc thành tiếng thật to: có nghĩa là
khuếch sung, uốn cong và biến hóa âm điệu, cùng với thay
đổi tiết nhịp, một điều mà cả thế giới phổ biến cổ thời cảm
thấy thích thú. Thuở ấy, phép tắc chữ viết cũng tương tự như
phép tắc đọc; và những qui tắc này phần nào đó dựa trên nhu
cầu và sự phát triển kỳ lạ của đôi tai và thanh quản, một
phần khác dựa vào sự dẻo dai, bền bỉ và sức mạnh của lá
phổi cổ đại. Một câu hoàn chỉnh, theo cách hiểu của người
xưa, trước hết đó là một chỉnh thể sinh lý học gói ghém trọn
trong một hơi. Những câu hoàn chỉnh như vậy, như trong
trường hợp xuất hiện trong những tác phẩm của
Demosthenes, Cicero, hai lần vồng lên, hai lần chùng xuống,
và tất cả nằm trọn trong một hơi dài. Đó là cả một sự lý thú
đối với cổ nhân, những người mà, bằng kinh nghiệm tự học
hỏi, biết đánh giá đúng giá trị của tính chât hy hữu và khó
khãn trong việc phô diễn một câu hoàn chỉnh như vậy -
chúng ta thực sự vô phần đối với kiểu câu hoàn chỉnh vĩ đại
như thế, những con người hiện đại chúng ta là những kẻ hụt
hơi trong mọi ý nghĩa! Những con người cổ thời này nói
chung là những người vụng về trong vấn đề hùng biện, vì
vậy mà họ sành sỏi, vì vậy mà họ ỉà những phê bình gia - thế
230
là, họ đẩy tài năng của những kẻ hùng biện của thời đại họ
đến giới hạn tuyệt đỉnh; tương tự, vào thế kỷ trước, khi tất cả
đàn ông đàn bà Ý biết hát, thì sự lão luyện trong lời ca tiếng
hát của họ (cùng với nghệ thuật trong giai điệu) đạt đến đỉnh
cao. Thê nhưng, ở Đức thực ra chỉ có (mãi cho đến gần đây
thì hình thức hùng biện trên diễn đài mới chấp chới đôi cánh
non trẻ một cách rụt rè và vụng dại) một loại diễn thuyết
công khai và có vẻ nghệ thuật: đó là tiếng nói từ giảng tòa.
Chỉ duy mấy nhà giảng đạo ở Đức là biết mỗi âm tiết, mỗi từ
ngữ có sức nặng như thế nào, một câu khi va đập, vọt lên,
lao tới, lướt đi, rồi kết thúc ra sao, duy họ mới có lương tri
nơi lỗ tai, mà thường là một thứ lương tri của kẻ độc ác: bởi
lẽ không thiếu lý do dể giải thích sự vụ rằng người Đức
hiếm khi đạt đến trình độ điêu luyện trong khoa hùng biện,
và nếu có thì hầu như bao giờ cũng quá chậm. Vì vậy, tuyệt
tác văn xuôi của nước Đức đương nhiên là tuyệt tác của vị
giáo sĩ truyền đạo vĩ đại nhất của nó: cho đến nay, sách
Thánh Kinh là cuốn sách viết bằng Đức ngữ trứ danh nhất.
Khi đem sánh với Thánh Kinh của Luther thì hầu như mọi
sách vở còn lại chỉ có thể gọi là “văn liệu” mà thôi - một
điều gì đó đã không nảy nở trên mảnh đất Đức, và vì vậy
cũng đã và đang không bám rễ trong trái tim người Đức như
Thánh kinh đã làm.
248
Có hai loại thiên tài: loại thứ nhất gieo mầm sống và
muốn gieo mầm sống, và loại thứ hai ham muôn tiếp nhận
mầm sống và làm chức năng sinh sản. Cũng vậy, trong sô"
những dân tộc thiên tài, có những dân tộc được ký thác chức

năng thọ thai của người đàn bà và ỉàm cái nhiệm vụ kỳ bí đó
là tạo tác hình hài, nuôi dưỡng cho chín muồi và thành tựu -
người Hy lạp chẳng hạn là một dàn tộc thuộc loại này, người
Pháp cũng vậy và dạng kia phải gieo mầm sông và trở thành
nguyên nhân của một trật tự đời sống mới - như trường hợp
người Do thái, người La mã, và, với tất cả sự khiêm tốn ta
nêu lên lời chất vấn này, phải chàng cả người Đức nữa?
những dân tộc bị hành hạ và bị lôi cuốn vào những cơn sốt bí
hiểm và chịu sự bức bách phải rời bỏ chính mình, say mê và
thèm khát hướng tới những chủng tộc xa lạ (hướng tới
những chủng tộc “tiếp thọ mầm sống”), trong niềm khát
vọng thống trị, như tất cả những gì tự ý thức được sinh lực
phồn thực dồi dào của mình và vì vậy cũng ý thức về “ân
sủng của Thượng đế”. Hai loại thiên tài này tìm đến nhau
như đàn ông tìm đến đàn bà; song, họ cũng ngộ nhận về
nhau - tương tự như giữa đàn ông, đàn bà vậy.
249
Mỗi dân tộc đều sở hữu riêng những điều giả dối mà nó
mệnh danh là đức hạnh. Điều tối thiện ở con người thì con
người không biết và... không thể biết.
250
Người Âu châu chịu ơn người Do thái về những điều
gì? Về nhiều mật, cả những điều tốt đẹp và xấu xa, và trên
hết là một điều mà cũng là điểm chung của điều đẹp đẽ nhất
và xấu xa nhất: đó là thể thái hùng vĩ của luân lý, tính cách
khủng khiếp và vẻ huy hoàng của những đòi hỏi bất tận, của
232
ý nghĩa bất tận, cả một cõi lãng mạn và trác việt trong tính
cách khả vấn của vấn đề luân lý - và hệ quả là, đó chính là
cái phần cuốn hút nhất, hiểm hóc nhất và tinh ba nhất của trò
sỏa lộng sắc màu và sức mạnh dắt dẫn ta về với đời sống,
mà trong dư quang lấp lánh của nó, vòm trời văn minh Âu
châu chúng ta ngày nay, vòm trời đêm của nó, đang tỏa sáng
- có lẽ đang tàn lụi. Chúng ta, những con người nghệ sĩ trong
sô" những chứng nhân và triết gia, vì thế mà... biết ơn người
Do thái.
251
Ta phải thừa nhận một thực tế rằng, khi một dân tộc
đương phải chịu đựng và muốn chịu đựng cơn sốt thần kinh
của chủ nghĩa dân tộc và tham vọng chính trị, thì mây mù
vần vũ và những cơn quấy nhiễu kéo đến phủ tỏa trên tinh
thần của dân tộc đó, nói tóm lại đó là những trận u mê ngắn
ngủi xâm chiếm lấy nó: ví dụ như trường hợp người Đức
ngày nay, điều ấy có khi biểu hiện trong sự u mê của nó
trong tinh thần chống Pháp, có khi là sự u mê trong thái độ
bài Do thái, bài Ba lan, có khi là sự u mê của khuynh hướng
lãng mạn Cơ đốc giáo, của phong cách Wagner, của phong
cách Teuton, Phổ (hãy thử nhìn các sử gia đáng thương như
Sybel và Treitschke với cái đầu bị băng bó chặt), và tất cả
tên gọi nào khác dành cho những vệt mây u ám trong tinh
thần và lương tri của người Đức. Hy vọng mọi người sẽ
lượng thứ cho tôi khi trong lúc dừng chân ngắn ngủi và mạo
hiểm d một nơi quá sức truyền nhiễm, tôi không thể tránh
khỏi bị lây nhiễm và, như cả thế giới này, tôi đã bắt đầu có
những suy nghĩ về những điều chẳng liên quan đến tôi: dấu
233
hiệu đầu tiên của sự lảy nhiễm căn bệnh chính trị. về vấn đề
người Do thái, chẳng hạn: mọi người hãy lắng nghe nhé.
- Tôi chưa gặp một người Đức nào từng có thiện cảm đôi
với người Do thái; và dẫu cho những người thận trọng và
nhạy cảm chính trị có tuyệt đôi phủ nhận sự tồn tại của một
chủ trương bài Do thái đích thực, thì thái độ thận trọng và
nhạy cảm chính trị đó không phải là điều gì đó nhắm đến
chính khía cạnh tình cảm này, mà chỉ nhắm đến tính cách
cực đoan nguy hiểm của nó mà thôi, nhát là cái ấn tượng tiêu
cực và đáng xấu hổ về tính cách cực đoan của tình cảm này -
đây là vấn đề mà ta không được phép tự lừa dốì. Sự vụ rằng
nước Đức đã có quá đủ người Do thái rồi, rằng bao tử của
người Đức, dòng máu của người Đức cũng phải khổ sở lăm
(và trong một thời gian lâu dài nữa vẫn sẽ còn khổ sở) mới
tiêu thụ cho xong cái hàm lượng “Do thái” này - như cách
mà người Ý, người Pháp, người Anh đã làm, nhờ khả năng
tiêu hóa tốt hơn của họ: đó là quan điểm, là tiếng nói minh
bạch của một loại bản năng phổ biến mà người ta cần phải để
tai lắng nghe và noi theo đó mà hành xử. “Đừng cho bọn Do
thái vào thêm nữa! và chặn cửa ngõ mở ra phía Đông (kể cả
cửa ngõ thông với Áo)!”, bản năng của một dân tộc đưa ra
mệnh lệnh như thế, một dân tộc vốn còn yếu đuôi và bất
định, cho nên có thể dễ dàng bị một chủng tộc mạnh hơn
thôn tính. Người Do thái rõ ràng là một dân tộc mạnh mẽ
nhất, kiên cường nhất và thuần túy nhất còn tồn tại ở Âu
châu ngày nay. Họ biết vượt thắng trong những điều khắc
nghiệt nhất (thậm chí còn tót hơn thế trong những điều kiện
thuận lợi) bằng loại đức hạnh mà người ta ngày nay thích
dán cho nó nhãn hiệu là tà hạnh - nhưng trên hết vẫn là nhờ ở
một niềm tin tưởng kiên cố, một niềm tin không cần phải xấu
234
hổ trước những “ý niệm hiện đại”. Họ đổi thay chính mình,
khi họ đổi thay, bao giời cũng chỉ như cách mà đế chế Nga
thực hiện cuộc chinh phục — như một đế chế vẫn có thời
gian để thung dung từ tốn, chứ không phải qui thuộc về cái
ngày hôm qua: tức là họ theo nguyên tắc “càng chậm càng
tốt!”. Nhà tư tưởng nào có trách nhiệm đối với tương lai của
Âu châu, trong những phác họa của mình về tương lai ấy, sẽ
đặt vân đề người Do thái cũng như vấn đề người Nga như
những yếu tố tiên quyết, chắc chắn nhất và khả năng nhất,
trong cuộc chơi và cuộc chiến quyền lực vĩ đại. Điều mà
ngày nay ở Âu châu được mệnh danh là “dân tộc”, mà thực
sự đúng hơn là một res factaai chứ không phải nataỉ11' (quả
thật, dôi khi còn nhầm lẫn với res ficta et picta(3) nữa), thì
trong mọi trường hợp là một điều gì đó đang sinh thành, non
trẻ, dễ xê dịch, chứ vẫn còn chưa là một chủng tộc, đừng nói
chi đến là một cái gì như aere perenniusw như người Do thái:
những “dân tộc” này cần phải cảnh giác thận trọng đối với
mọi sự cạnh tranh và thái độ thù địch nóng nảy! Người Do
thái, nếu họ muốn - hoặc, nếu như họ bị bức bách phải làm
điều này, như những gì mà những kẻ bài Do thái dường như
mong muốn - thì họ đã có thể giành ưu thế, hoặc thẳng thừng
mà nói, đã có thể thống trị Âu châu, và đây là điều có thể nói
một cách xác quyết; và việc họ không toan tính, mưii đồ
chuyện đó cũng là điều quyết nhiên. Trong khi đó, họ lại
mong muốn và ao ước, thậm chí với lòng thiết tha, được Âu
châu thôn tính và nuốt chửng đi, họ khao khát được cuối
cùng trụ ở đâu đó, được quyền gì đó và được tôn trọng ở
chốn nào đó, họ muốn xác lập một cứu cánh cho cuộc sống
11 Res nata: Một diều vốn sinh ra như thê
235
du mục, cho một “Do thái trường tồn”; và ta cần phải suy xét
kỹ cái động lực thúc đẩy bức bách này (có lẽ chính điều này
là biểu hiện của sự nhu hòa trong bản năng Do thái) và ứng
tiếp nó: có lẽ vì vậy mà việc tống khứ những kẻ to mồm bài
Do thái ra khỏi đất nước là một việc làm ích lợi và chính
đáng. Phải ứng tiếp với tất cả sự thận trọng và cân nhắc; đại
khái như cách ứng xử của quý tộc Anh vậy. Rõ ràng, những
loại người mạnh mẽ hom và được hun đúc rắn rỏi hơn của
một Đức quốc mới còn có thể tương giao ứng tiếp với họ
một cách vô tư nhất, như những chàng sĩ quan quý tộc Mark,
chẳng hạn: có lẽ vấn đề sẽ tỏ ra lý thú trên nhiều phương
diện khi chúng ta thử suy nghĩ xem há chẳng phải rằng chính
thiên tài trong phương diện làm giàu và lòng nhẫn nại (và
nhất là một điều gì đó như trí tuệ và có tính cách trí tuệ mà
vùng đất vừa nêu hoàn toàn thiếu thôn) được tiếp thu và di
dưỡng thành một thứ nghệ thuật có tính chất di truyền, đó là
khả nãng sai khiến và khả năng phục tòng - cả hai khả năng
này ngày nay đã trở thành điển hình của vùng đất đã nói. Tuy
nhiên, đến đây có lẽ cần phải ngàn lại cái tinh thần độc tôn
Đức quốc và thuyết lý nồng nhiệt của tôi: bởi lẽ tôi đã chạm
đến một vấn đề nghiêm túc đổi với tôi, dó là “vấn đề Âu
châu”, mà theo tôi hiểu, là vấn đề thiết lập một đẳng cấp mới
thông trị Âu châu.
252
Người Anh - họ không phải là một chủng tộc có tinh
thần triết học: Bacon là một cuộc đột kích tinh thần triết học
nói chung, Hobbes, Hume và Locke ỉà sự tầm thường và một
sự hạ thấp giá trị của khái niệm “triết học” trong hơn suốt
236
trăm năm. Kant khởi lên và chống Hume. Locke là kẻ mà
Schelling có thể nói: “je méprise Locke”a); trong cuộc chiến
với khuynh hướng đần độn hóa thế giới theo cơ giới thuyết
của người Anh, thì Hegel và Schopenhauer (cùng với
Goethe) đồng lòng với nhau - hai thiên tài anh em trong triết
học xô đẩy nhau ra hai thái cực trong tinh thần Đức và đối
xử bất công với nhau, như cách mà chỉ có anh em mới có thể
bất công với nhau vậy. Điều gì khuyết phạp và luôn luôn
khuyết phạp ở người Anh thì kẻ kịch sĩ nửa mùa và con
người hùng biện kia đã hiểu quá rõ, y là Carlyle, một kẻ ngớ
ngẩn nhạt nhẽo, cô' gắng che giấu bên dưới vẻ mặt cau có
đầy đam mê những diều mà y đã hiểu về bản thân: tức là,
diều thiếu vắng ở Carlyle - đó là thiếu một sức mạnh tinh
thần đích thực, thiếu một chiều sâu đích thực trong nhãn
quan tinh thần, tóm lại là thiếu tính cách triết học. Điểm đặc
trứng của một chủng tộc phản triết học như thế là, nó cứ bám
chặt vào Cơ đôc giáo: nó cần tôn giáo này dạy dỗ để trở nên
“luân lý” và nhân tính. Người Anh u ám hơn, nhiều nhục
cảm hơn, ý chí cứng rắn hơn và thô bạo hơn người Đức - và
bởi vậy, họ phàm phu hơn khi so sánh giữa hai dân tộc với
nhau, và người Anh ngoan đạo hơn người Đức: họ thậm chí
cần Cơ đốc giáo hơn. Đốì với những chiếc mũi nhạy cảm
hơn, chính Cơ đốc giáo này của người Anh vẫn còn vương
vấn cái dư hương chính hiệu Ăng-lê của sầu bi và trác táng
rượu nồng mà nó đã sử dụng như một phương thuốc để đốì
trị vì những lý do tốt đẹp nào đó - tức là sử dụng một loại
độc dược tinh vi hơn để đôi trị loại độc dược tầm thường
hơn: đôi với một dân tộc vụng về, sự đầu độc tinh tế hơn đã
là một bước tiến bộ, một nấc thang dẫn đến tinh thần hóa.
Thông qua ngôn ngữ cơ thể của Cơ đốc giáo, thông qua việc
cầu nguyện và hát thánh ca, sự vụng về và thái độ nghiêm


trang quê mùa của người Anh vẫn còn được che đậy dưới lớp
cải trang dễ chịu nhất, nói đúng hơn là, nó được diễn giải và
trao cho một ý nghĩa khác; và đối với một con bò say khướt
và sa đọa mà trước kia đã học rống lên tiếng kêu luân lý dưới
áp lực uy quyền của Hội giám lý và lại một lần nữa gần đây
với tư cách “Cứu thế quân”, thì một trận sám hôi có thể thực
sự là một thành tích “nhân bản” có thể nói là cao nhất mà nó
có thể đạt được: ta có thể thừa nhận một cách công minh như
vậy. Song, ở một người Anh nhân bản nhất vẫn tồn tại một
điều khiến ta khó chịu, đó là sự thiếu vắng nhạc tính, nếu nói
một cách ẩn dụ (nhưng không ẩn dụ); không có sự nhịp
nhàng và vũ điệu trong mọi cử động của tâm hồn và cơ thể
họ, thực vậy, họ chưa một lần khát khao sự nhịp nhàng và vũ
điệu, hay “âm nhạc”. Ta hãy lắng nghe họ nói; ta hãy nhìn
những kiều nữ Áng-lê bước đi ~ không có xứ sở nào trên mặt
đất này có những loài chim câu và thiên nga diễm lệ hơn -
rồi sau cùng, ta hãy lắng nghe loài chim ấy hát! Nhưng tôi
đang đòi hỏi quá nhiều chăng...
253
Có những sự thực mà những đầu óc trung bình lĩnh hội
rất tôt, vì những sự thực này thích nghi tương ứng tốt nhất
với họ, và có những sự thật chỉ quyến rũ và hấp dẫn đốì với
những tâm hồn bình phàm - giờ đây ta bị ném đến cái thông
tắc nghe có phần kém tế nhị này, kể từ khi những tâm hồn
Ảng-lê khả kính mà bình phàm - tôi muốn nói đến những cái
tên như Darwin, John Stuart Mill và Herbert Spencer —
chiếm địa vị ưu tháng tại khu vực trung tâm của thị hiếu Ầu
châu. Thực tế, có ai muôn nghi ngờ về những lợi ích có được
khi những tâm hồn như thế tạm thời thông trị? Có lẽ sẽ nhầm
238
khi ta cho rằng chính những tâm hồn thuộc nòi cao đẳng và
vỗ cánh trên thương khung lồng lộng phải được phú bẩm tài
năng khéo léo trong việc xác định, thu thập và đúc kết nhiều
sự việc vặt vãnh tầm thường - mà đúng hơn, với tư cách là
những con người lệ ngoại, tự ban sơ họ đã không đứng ở vị
trí thuận lợi cho những cái gọi là “qui tắc”. Sau cùng, họ có
nhiều chuyện khác để làm hơn là chỉ làm cái chuyện tìm
hiểu - tức là, trở thành một cái gì đó mới mẻ, cống hiến
những ý nghĩa mới mẻ và xác lập những giá trị mới mẻ! Cái
khoảng trống phân cách giữa nhận thức và khả năng có lẽ
rộng lớn hơn, khủng khiếp hơn ta tưởng: kẻ mang khả năng
trong thể thái vĩ đại của con người sáng tạo biết đâu phải là
một kẻ vô tri - trong khi đó, mặt khác, sự hẹp hòi, cằn cỗi,
những ưu tư cần mẩn nào đó, tóm lại là những gì có tính
cách Àng-lê, không phải thiếu khả năng phát tiết ra những
phát hiện khoa học theo kiểu của Darwin. - Sau cùng, ta
không nên bỏ quên sự vụ rằng người Anh, với tâm hồn bình
phàm rất mực của họ, đã từng là nguyên nhằn gây ra sự suy
sụp toàn diện của tinh thần Âu châu: điều mà người ta mệnh
danh là “ý niệm hiện đại”, “ý niệm của thế kỷ thứ mười tám”
hoặc còn gọi là “ý niệm Pháp” - và vì thế đã khơi dậy trong
tính thần Đức một sự ghê tởm sâu sắc - nó bắt nguồn từ
người Anh, không còn hồ nghi nữa. Người Pháp chỉ là
những con tinh tinh, những kẻ diễn tuồng cho ý niệm này,
cũng là những sĩ tốt thiện hảo nhất của người Anh, và đồng
thời rất tiếc phải nói rằng, là vật hiến tế đầu tiên và trọn vẹn
nhất của họ: bỗi lẽ, với “ý niệm hiện đại” của chứng loạn
thần kinh Ảng-lê đáng nguyền rủa ấy, á me franqaisew cuối
cùng đã
(1) Ẵme franọaise: Tâm hồn Pháp trở nên nhạt nhòa và héo
hon đến độ ngày nay khiến người ta nhớ lại cái thê kỷ mười
239
bảy, mười tám của nó, cái sức mạnh đam mê thăm thẳm của
nó, cái phong thái hào hoa sáng tạo của nó mà khóng khỏi
mang lòng hồ nghi. Thế nhưng ta cần phải cắn chặt giữa hai
hàm răng của mình cái thông tắc có tính minh nhiên lịch sử
sau đây, và bảo vệ nó trước mọi sát na và ảnh tượng lập lòe:
phong thái cao quý của Âu châu - trong tình cảm, thị hiếu,
tập quán, tóm lại trong mọi ý nghĩa cao đẹp nhất của nó - là
sản phẩm và phát minh của người Pháp, thói ti tiện của Âu
châu, sự dung tục của ý niệm hiện đại thuộc về... người Anh.
254
Dẫu ngày nay nước Pháp vẫn còn là trú xứ của một nền
văn minh trí tuệ nhất và tinh tế nhất của Âu châu, và là một
trường phái thị hiếu cao siêu, thế nhưng ta cần phải biết
nhận ra “phong cách Pháp trong thị hiếu". Kẻ nào qui thuộc
về nó, biết khéo ẩn mình - có thể chĩ là thiểu số trong đó nó
tồn hoạt, hơn nữa, thiểu số ấy là những con người không
đứng trên đôi chân vững vàng nhất, một phần trong số ấy có
gì đó định mệnh, u ám, bệnh hoạn, một phần trong số ấy có
gì đó khiêm nhu và tinh ví, theo kiểu những con người có
tham vọng tự giấu mình. Thế nhưng có một điều gì đó chung
cho tất cả bọn họ: họ bịt tai trước mọi u mê cuồng loạn và
môi miệng ồn ào của bọn tư sản dân chủ. Thực tế ngày nay
ta chứng kiến một nước Pháp đã bi làm cho mê mờ và thô
tục đang uốn éo chập chờn trước mắt - gần đây tang lễ của
Victor Hugo được người ta tổ chức thật không khác gì một
cuộc hoan lạc thừa mứa những chuyện nham nhở và phô
trương. Một điều khác nữa cũng là điểm chung ở họ: một ý
chí quyết liệt chống lại khuynh hướng Đức hóa về phương
diện tinh thần - và một sự bất lực thậm chí còn quyết liệt
hơn! Có lẽ giờ đây Schopenhauer đã cảm thấy nước Pháp
tinh thần này, và cũng là một nước Pháp của bi quan, có gì
240
đó quê hương hơn và thân thiết với ông hơn là nước Đức
như ông từng cảm nhận; chưa kể Heinrich Heine, một người
đã từ lâu hóa thần trong máu thịt của những thi sĩ hào hoa và
cầu toàn của Paris, hoặc Hegel, một người mà ngày nay
đang bành trướng một sự ảnh hưởng gần như chuyên chế
trong hình hài của Taine - có nghĩa là trong dáng dấp của
một sử gia hàng đầu hiện còn sông. Còn Wagner thì như thế
nào: chừng nào mà âm nhạc Pháp còn học cách thích nghi
với nhu cầu thực tế của âme modernea\ thì nó càng bị
“Wagner hóa” nhiều hơn, ta có thể khảng định trước một
điều như vậy - đến nay nó đã học điều đó nhiều lắm rồi! Tuy
nhiên, có ba điều mà người Pháp ngày nay còn có thể trưng
ra với niềm tự hào như là di sản, là tài sản của họ, như là dấu
tích không hề mất đi của tính .ưu việt vãn hóa lâu đời của nó
so với Âu châu, mặc cho mọi khuynh hướng Đức hóa và thô
tục hóa thị hiếu một cách có ý thức hoặc không ý thức: thứ
nhất, đó là khả năng hướng đến đam mê nghệ thuật, phụng
hiến “hình thức”, được biểu hiện thông qua chủ trương I’art
pour ưartí2) và hàng ngàn những từ ngữ tương tự - khả năng
này đã không hề mất đi ở Pháp suốt ba trăm năm nay, và vì
lòng kính trọng dành cho “thiểu sô'” mà người ta đã sản sinh
ra kiểu nhạc thính phòng trong lãnh vực văn học, một điều
khó
(1) Âme moderne: Tâm hán hiện đại
(2) ưart pour 1’art: Nghệ thuật vị nghệ thuật lòng tìm thấy ớ
phần còn lại của Âu châu Thứ hai, điều làm căn bản quyết
định địa vị ưu thắng của người Pháp đối với Âu châu, đó là
nền văn minh luân lý đa diện lâu đời của nó, một nền văn
minh, nhìn chung, khiến ta cảm nhận ở những romancierm
tầm thường của các tờ báo cũng như d những boulevardiers
de Paris™ ngẫu nhiên nào đó một khả năng nhạy cảm và
hiếu kỳ trong vấn đề tâm lý, trong khi những người ở Đức
241
chẳng hạn chẳng có chút ý niệm gì về điều này (nói chi đến
thực tế như thế nào!). Người Đức thiếu vài trăm năm công
phu luân lý, trong khi người Pháp, như đã nói, không cho
phép mình như thế; nếu vì lý do đó mà bảo rằng người Đức
“ngây thơ”, tức là đâ ca ngợi khiếm khuyết của họ (đối lập
với sự thiếu kinh nghiệm và vô tư in voluptate psychological
của người Đức, một điều không quan hệ xa lắm đối với tính
cách nhạt nhẽo của người Đức - và là một biểu hiện thành
công nhất của tính cách hiếu kỳ và tài năng sáng tạo Pháp
đích thực trong vương quốc của những rung động dịu dàng
này, thì ta có thể xem đó là trường hợp Henri Beyle, một kẻ
tiên phong mang một niềm dự cảm đặc biệt, hành tẩu với tiết
nhịp của Napoleon xuyên qua cõi Âu châu, xuyên qua nhiều
thế kỷ tâm hồn Âu châu, như một kẻ truy tìm và phát hiện ra
tâm hồn này - phải cần đến hai thế hệ mới có thể mặt nào đó
bắt kịp ông ta, để mà đoán ra dăm ba ẩn ngữ trong số những
ẩn ngữ đã giày vò và cuôn hút ông, một con người theo chủ
nghĩa khoái lạc và là một đấu hỏi sống, một tâm lý gia vĩ đại
cuối cùng của Pháp). Còn một yếu tố thứ ba nữa giải thích
(1) Romanciers: Các tiểu thuyết gia
(2) Boulevardiers de Paris: Các du khách ở Paris
(3) /ra voluptate psychological: Trong niềm hoan lạc tâm lý
tính chất ưu việt của nó, đó là trong tinh thể của người Pháp
có một sự tổng hợp chưa thật trọn vẹn giữa miền Bắc và
miền Nam, một đặc điểm khiến họ lĩnh hội được nhiều điều
và kêu gọi họ làm những điều mà người Anh sẽ chẳng bao
giờ lĩnh hội được; tính khí miền Nam đổi thay định kỳ của
họ, đôi lúc thêm vào dòng nhiệt huyết của xứ Provence và
Ligur, đã bảo vệ họ trước màu xám u ám kinh khủng của
miền Bắc, cũng như trước cái bóng ma khái niệm thiếu năng
trời và thiếu máu - một căn bệnh thị hiếu của người Đức
chúng ta, mà để ngăn chặn sự trầm trọng của nó, hiện thời
với lòng quyết tâm to lớn, người ta đã chỉ định một phương
thuốc gồm máu và sắt, ý tôi muốn nói là một thứ “chính trị
lớn” (tuân theo cái liệu pháp nguy hiểm đã dạy tôi biết chờ
đợi và chờ đợi, thế nhưng cho đến bây giờ vẫn chưa dạy tôi
242
biết hy vọng -). Thậm chí ngày nay ở Pháp vẫn còn có một
môi cảm thông, một sự chào đón dành cho những con người
hiếm hoi và hiếm khi biết hài lòng, những con người quá bao
la đến nổi không thể cảm thấy thỏa mãn đủ đầy với lòng ái
quốc nào hết, để mà biết yêu thương miền Nam ở trong lòng
miền Bắc và miền Bắc trong lòng miền Nam - dành cho
những con người sinh ra làm kẻ ngụ cư vùng trung thổ, làm
“con người Âu châu ưu tú”. - Dành riêng cho những con
người này là thứ âm nhạc mà Bizet đã sáng tạo. Bizet, kẻ
thiên tài cuối cùng đã nhìn thấy vẻ diễm lệ và nét quyến rũ
mới - một kẻ đã phát hiện cái phần miền Nam trong âm nhạc.
255
Tôi cho ràng mọi sự thận trọng đối với âm nhạc Đức là điều
cần thiết. Nếu ai đó cũng như tói yêu miền Nam và
xem nó như một trường phái chữa bệnh vĩ đại, về phương
diện tinh thần nhất và nhục thể nhất, như một nguồn nắng
trời vô tận, nắng trời chuyển hóa trải rộng trên cái sinh thể tự
tại và tự tín: bấy giờ, kẻ ấy sẽ phải học cách thận trọng như
thế nào đó đối với âm nhạc Đức, bởi lẽ khi mà âm nhạc ấy
hủy hoại cá tính kẻ ấy di, nó đồng thời cũng hủy hoại luôn
sức khỏe của y. Con người miền Nam ấy, không phải nói về
nguồn gốc mà ỉà niềm tin của y, phải, nếu y mơ về tương lai
của âm nhạc, cũng phải mơ đến công cuộc giải phóng âm
nhạc khỏi bầu trời miền Nam và giữ trong đôi tai của mình
khúc đạo đầu cho một loại âm nhạc sâu sắc hơn, hùng tráng
hơn, có lẽ tà vạy hơn và đầy huyền ảo, một thứ âm nhạc siêu
Đức mà sẽ không lạc tiếng, không vàng vọt, không xanh xao
trước hình ảnh của bát ngát đại dương một màu lam dục
vọng và sự chói lòa của khung trời trung thổ, như mọi thứ
nhạc Đức là vậy, một thứ âm nhạc siêu Âu châu vẫn tỏ ra

chững chạc trước ánh tà huy màu hổ phách của sa mạc, mà
linh hồn nó là quyến thuộc của từng tán cọ, hàng cây và biết
thân ái như quê hương với tâm hồn phiêu bạc giữa loài mãnh
thú cô độc diễm lệ hùng tráng... Tôi có thể hình dung ra một
thứ âm nhạc mà sức mê hoặc kỳ đặc nhất của nó nằm ở chỗ
nó không còn biết gì đến thiện và ác nữa, và chỉ là một nỗi
lòng tha hương nào đó của người thủy thủ, một bóng mát
vàng óng nào đó cùng với sự nhu nhuyến dịu dàng thấp
thoáng lướt qua trên khung trời của nó: một thứ nghệ thuật
mà đã nhìn thấy từ cõi xa xăm kia cái sắc màu của thế giới
luân lý trầm vong và trở nên một thứ gì gần như không thể
lĩnh hội được đang tháo chạy về phía nó, và âm nhạc ấy chan
hòa thân ái và cảm thông sâu xa mở rộng vòng tay đón nhận
kẻ trôn chạy muộn mằn ấy.
Do những sự chia rẽ bệnh hoạn mà những đầu óc dân
tộc ngông cuồng đã gây ra và vẫn còn đang gây ra giữa các
dân tộc Âu châu; cũng do những kẻ làm chính trị có tầm
nhìn vắn vủn và bàn tay nhanh nhảu, những kẻ đang thao
túng với sự trợ giúp của bọn người kia, và thậm chí không
hay biết rằng thứ chính trị mưu đồ lỵ gián mà bọn họ đang
theo đuổi có thể nhất thiết chỉ là một thứ chính trị quá độ Do
tất thảy và nhiều những chuyện mà ngày nay tuyệt đối không
thể diễn tả được mà giờ đây những dấu hiệu phi hàm hồ nhất
không được nhìn ra, hoặc vì cố tình và dôi trá mà bị diễn giải
khác đif đó là những dấu hiệu nói lên rằng Âu châu mong
muốn hợp nhất. Đối với tất cả những con người sâu sắc và
khoáng đạt hơn của thế kỷ này thì khuynh hướng chung thực
tế trong thao tác kỳ bí của tâm hồn họ chính là soạn sửa con
đường đưa dẫn đến sự tổng hợp mới mẻ kia và phác thảo thử
nghiệm một Âu châu tương lai: chỉ băng vẻ bề ngoài hoặc
trong những giờ phút nhu nhược, vào giai đoạn cổ thời
244
chẳng hạn, họ mới qui thuộc về “quê hương” - họ chĩ tìm
thấy những giờ phút nghỉ ngơi thoát khỏi bản thân họ khi họ
trở thành những con người “ái quốc”. Tỏi nghĩ đến những
con người như Napoleon, Goethe, Beethoven, Stendhal,
Heinrich Heine, Schopenhauer; đừng bực mình nếu tôi đưa
vào danh sách ấy cái tên Richard Wagner, một con người mà
ta không nên để mình bị mê hoặc bởi chính sự ngộ nhận của
ông ta — những thiên tài cùng loại với ông ta hiếm khi có
được cái quyền hiểu được chính bản thân họ. Cố nhiên càng
chẳng nên vì những lời ồn ào thiếu văn hóa mà ngày nay
khiến người Pháp xa lánh và tự vệ trước Richard Wagner -
tuy nhiên, một thực tế tồn tại là chủ nghĩa lãng mạn vãn kỳ
của người Pháp của những nãm bổn mươi và Richard
Wagner qui thuộc về nhau trong môi tương quan gần gũi
nhất và thân mật nhất. Cả hai là quyến thuộc, quyến thuộc
sâu xa của nhau trong mọi đỉnh cao và chiều sâu ước vọng:
đó là Âu châu, một Âu châu mang tàm hồn trong thể thái dạt
dào cuồn cuộn đang ùa ra, xốc tới, khao khát vươn lên - về
đâu? về trong làn ánh sáng thanh tân? Đến với nắng trời mới
mẻ? Thế nhưng ai có thể ăn nói cho chính xác tất cả những
gì mà những bậc thầy của phương tiện ngữ ngôn mới mẻ này
không biết làm sao nói cho minh bạch được? Chắc hẳn
những trận lốc xoáy, những cơn đùn đẩy như vậy đã hành hạ
bọn họ, và họ cũng đã tìm kiểm theo cách tương tự, những kẻ
tìm kiếm vĩ đại cuối cùng! Tất thảy đều bị chinh phục bởi
văn chương đến ngập tràn tai mắt - những nghệ sĩ đầu tiên
của nền giáo dục văn chương thế giới, thậm chí hầu hết đều
viết văn, làm thơ, trung hòa, trộn lẫn nghệ thuật với giác
quan (Wagner là một nhạc sĩ giữa đám họa sư, thi sĩ trong
đám nhạc sĩ, và một nghệ sĩ nói chung trong đám kịch sĩ); tất
thảy đều si mê cuồng dại sự biểu đạt “bằng mọi giá” - tôi
245
nhấn mạnh Delacroix, kẻ quyến thuộc gần gũi nhất của
Wagner, tất thảy đều là những kẻ phát hiện vĩ đại trong
vương quốc của những gì trác tuyệt, cũng như những gì đáng
ghét và khủng khiếp, là những kẻ phát hiện còn vĩ đại hơn
nữa về mặt hiệu quả, về mặt phô bày, trong nghệ thuật trưng
bày tủ kính; tất thảy là những tài năng miên man ứa tràn tinh
thể thiên tài tài tình khắp khắp, với những ngả rẽ kỳ bí đưa
dẫn đến những chốn mê hoặc, quyến rũ, cưỡng bách, xô
nhào, đến chôn của những kẻ thù bẩm sinh của lô- gích và
trực tuyến, khát khao những gì xa lạ, ngoại lai, quái dị, méo
mó và tự mâu thuẫn; với tư cách con người, họ là những
Tantalus của ý chí, những tiện dân đang khởi lên, những kẻ
tự ý thức rằng họ không có khả nãng thích ứng vứi tiết nhịp
lento phong nhã - ta hãy nghĩ đến Balzac, chẳng hạn , những
con người lao động cần mần đến bất kham, đến mức gần như
tự hủy xác thân bằng ỉao động; những kẻ đôi lập, chống
báng tập quán xã hội; những kẻ háo danh và không hề biết
thỏa mãn, không biết đến thế nào là quân bình và đầy đủ; tất
thảy sau cùng đổ vỡ và phủ phục dưới chân thập tự giá Cơ
đốc (và điều này cũng chính đáng thôi, bởi lẽ có kẻ nào
trong bọn họ đií sâu xa và uyên nguyên nguồn cội để đi về
với thứ triết lý chổng Ki-tô?) - nói chung là loại người cao
viễn, táo bạo, hùng tráng, siêu việt và xuất phàm, những con
người đã dạy cho thế kỷ của họ - một thế kỷ thuộc về đám
đôngỉ - cái khái niệm, “con người cao viễn”.. Những người
bạn Đức của Richard Wagner hãy cùng nhau mà tìm hiểu
xem liệu trong nghệ thuật Wagner có điều gì đó có tính cách
Đức thuần túy hay không, hay điểm đặc biệt của con người
này chẳng phải khởi nguyên từ một suôi nguồn và động ỉực
siêu Đức: từ đó ta chầng nên đánh giá thấp vai trò của Paris
thiết yếu như thế nào trong việc đào luyện nên những con
246
người thuộc ỉoại ông ta, cái chốn nơi mà trong những giờ
phút quyết định, bản năng đã gọi ông về từ cõi sâu thẳm của
nó, và ta nhận ra rằng toàn bộ phong thái xuất hiện cũng như
sự qui ngưỡng tự thân của ông ta đã chỉ thành tựu khi đối
diện trước cái nguyên bản xã hội chủ nghĩa Pháp như thế
nào. Có thể để tôn vinh tính cách Đức của Wagner, bàng một
sự so sánh tinh tế hơn, người ta sẽ nhận thấy rằng ông ta đã
đẩy mọi sự đi đến chỗ mãnh ỉiệt hơn, liều lĩnh và cứng rắn
hơn và cao viễn hơn những điều mà người Pháp của thế kỷ
mười chín có thể ỉàm
— ấy là do hoàn cảnh người người Đức chúng ta vẫn còn
đứng kề cận với cõi man di hơn người Pháp; có thể thậm chí
điều đáng chú ý nhất mà Richard Wagner đă sáng tạo là điều
bất khả thâm nhập, bất khả thể hội, bất khả mô phỏng mãi
mãi về sau, chứ không riéng gì ngày nay, đòi với toàn bộ cái
chủng tộc La-tinh quá muộn mằn: hình tượng Siegfried, một
con người quá đỗi tự do mà trong thực tế nó quá tự do, quá
cứng rắn, quá lành mạnh, quá khỏe khoắn, quá chống Thiên
chúa giáo, đến mức độ không thể nào thích hợp với thị hiếu
của những dân tộc có văn hóa già nua và yếu mềm. Nhân
vật này, một Siegfried chống La mã, thậm chí còn là một tội
lỗi đói với chủ nghĩa lãng mạn: giờ đây, Wagner đã chuộc
lại tội lỗi ấy một cách sòng phẳng trong những ngày tháng
tuổi già ảm đạm, khi ông - báo hiệu cho một cá tính đang
chuyển dần sang địa hạt chính trị - với một nhiệt tình tôn
giáo đặc thù của riêng ông, khởi sự bước đi trên đạo lộ dẫn
đến La mã, hoặc ít ra cũng là đang rao giảng về đạo lộ ấy. -
Để tránh mọi người ngộ nhận những lời tôi vừa thốt ra, tôi
xin dẫn ra đây vài đôi vần điệu mạnh mẽ để trợ giúp, những
vần điệu mà thậm chí những đôi tai kém tinh tế vẫn có thể
247
nghe ra những điều tôi muốn nói - đó là điều tôi muôn phản
bác kẻ “Wagner tối hậu” cùng với âm nhạc Parsifal của ông:
- Ấy vẫn là tinh thể Đức?
Tiếng kêu the thé bức bối kia phát ra từ trái tim
người Đức?
Xẻo thịt da kia là tấm thân người Đức?
Bàn tay linh mục trải rộng kia,
Và hương trầm ngào ngạt dậy giác quan,
Phải chăng cũng là tinh thể Đức?
Chấp chới, ngã nhoài, lảo đảo,
Bing boong bất định cũng là Đức sao?
Kìa đôi mắt tròn xoe của người nữ tu,
Tháp chuông vang kính mừng Đức Mẹ,
Thiên cung diễm tuyệt thiên cung mê hồn dối tất thảy
cũng là Đức nữa sao?
- Ấy vẫn là Đức sao?
Hãy suy nghĩ đi! Mi còn đứng nơi thềm cửa:-
Bởi lẽ diều mi nghe thấy,
là La mã - một niềm tin La mã không lời!


No comments:

Post a Comment