Sunday, May 26, 2013

Bên Kia Bờ Thiện Ác (Chương V): Lịch Sử Tự Nhiên Của Luân Lý

CHƯƠNG V
LỊCH SỬ Tự NHIÊN CỦA LUÂN LÝ * «
186
Tình cảm luân lý ở Âu châu ngày nay tinh tế, muộn mằn,
đa diện, nhạy cảm, tinh vi như thế nào, thì lãnh vực chịu ảnh
hưởng của nó là “khoa học luân lý” cũng vẫn còn non nớt,

phôi thai, thô kệch và vụng về như vậy - một sự đối lập lý
thú mà thỉnh thoảng ta vẫn thấy hiện diện một cách sinh
động nơi bản thân của nhà luân lý học. Danh xưng “khoa học
luân lý” trong nội hàm của nó tỏ ra quá cao đạo và trái
ngược với loại thị hiếu đứng đắn vốn có cảm tình với những
lời lẽ khiêm nhu hơn. Với tất cả sự nghiêm túc, người ta cần
phải thừa nhận điều gi ở đây từ lâu là cần yếu, điều gỉ chỉ
duy tạm thời là hợp lý: đó là việc thu thập chất liệu, xác
định, sắp đặt khái niệm cho cái vương quôc đồ sộ của những
124
khuynh hướng giá trị, những khu biệt giá trị tinh tế đang tồn
tại, phát triển, nảy nở và suy vi - và, có lẽ, phải cố gắng hình
dung ra những hình thái có tính cách trùng phục hồi qui và
thường bắt gặp hơn của tiến trình kết tinh sinh động này -
việc làm này có thể xem là bước mở đầu cho sự ra đời của
một học thuyết ưề cúc mô hình luân lý. Tất nhiên: lâu nay
người ta chưa tỏ ra khiêm tốn lắm. Với một thái độ nghiêm
trang cứng nhắc đến mức buồn cười, các triết gia nói chung
đòi hỏi ở bản thân họ một điều gì đó cao xa hơn, tham vọng
hơn, long trọng hơn, khi họ bàn đến vấn đề luân lý như một
môn khoa học: họ muốn xây dựng một căn bản cho luân lý -
và mọi ông triết gia giờ đây đều tin tưởng rằng họ đã xác lập
xong nền tảng của luân lý. Thế nhưng chính vấn đề luân lý
lại được xem như “lý sở đương nhiên”. Chính cái nhiệm vụ
phải mô tả mà người ta cho là không cần thiết và rồi bị để
cho bụi lấm, móc meo kia, nó cách biệt biết bao với niềm
kiêu hãnh vụng về của bọn họ, mặc dù, để làm được chuyện
ấy thậm chí những bàn tay khéo léo nhất vẫn còn chưa đủ
thuần thục! Chính sự vụ rằng các triết gia khi bàn về luân lý
chỉ hiểu biết sơ sài về những chứng cứ luân lý, chỉ trong
những đường nét võ đoán hoặc giản lược ngẫu nhiên, đại
loại là một thứ luân lý học về những điều có quan hệ đến cá
nhân họ, như môi trường, địa vị, giáo hội, thời đại, khí hậu
và khu vực sinh sông - chính vì sự vụ rằng họ được giáo dục
hết sức sơ sài về những vấn đề dân tộc, thời đại, quá khứ, và
thậm chí bản thân họ cũng chẳng thắc mắc chi nhiều về
những vấn đề đó, chính vì lẽ đó mà họ không thực sự nhìn
các vấn đề luân lý một cách trực diện - mà muôn như vậy,
mọi sự phải xuất hiện trong mối tương quan tỉ giảo giữa
nhiều loại luân lý. Trong toàn bộ “khoa học luân lý” lâu nay
vẫn còn thiếu vắng, nghe ra thật kỳ dị, chính vấn đề luân lý:
125
thiếu vắng một sự hoài nghi rằng có điều gì đó phải đặt
thành vấn đề ở đây. Điều mà các ông triết gia mệnh danh là
“xác lập càn bản cho luân lý” và đòi hỏi điều đó ở bản thân
họ, nếu quan sát trong làn quang tuyến thích hợp, chỉ là một
biểu hiện học giả của niềm, thâm tín vào thứ luân lý chủ
nhân ông, một phương tiện biểu đạt mới mẻ của họ, vì thế nó
là một sự kiện tồn tại bên trong một thứ luân lý học xác định,
quả thực, thậm chí nói cho rốt ráo, là một cách phủ nhận
rằng hiện tượng luân lý phải được xem như là một vấn đề -
và trong mọi trường hợp, nó đổi lập với mọi sự tra vấn, phân
biệt, nghi hoặc, mổ xẻ đối với niềm tin này. Chẳng hạn,
chúng ta hãy lắng nghe Shopenhauer đã nói về công việc của
mình với một sự hồn nhiên gần như đáng kính như thế nào,
và ta tự rút ra kết luận về tính khoa học của loại “khoa học”
mà bậc thầy sau cùng của nó đã ăn nói như đám con nít lên
ba và bọn gái già vậy: “Lý tắc”, ông ta nói (trl36, Vần đề nền
tảng của đạo đức), “cái lý tắc mà nội dung của nó tất cả các
nhà đạo đức đều thực sự nhât trí: neminem ỉaede, immo
omnes, quantum potes, juve7 - nó thực sự là một thông tắc
mà mọi nhà giáo dục đạo đức đều ra sức xác lập cán bản cho
nó... nền tảng thực sự của đạo đức mà con người đã tìm kiếm
từ ngàn năm nay như viên đá màu nhiệm của nhà hiền triết”
- Sự gian nan gắn liền với nỗ lực xác lập căn để cho thông
tắc vừa kể cô' nhiên có thể rất lổn - như đã biết, Shopenhauer
đã không thành công trong việc này; và kẻ nào đã từng cảm
nhận triệt để tính cách vô vị - sai lầm và cảm tính - của thông
tắc này như thế nào, trong một thế giới mà bản chất của nó là
ý chí khát vọng quyền lực, hãy nhớ đến sự vụ Schopenhauer,
7 Neminem laede, immo omnes, quantum potes, juve: Không làm hại ai,
thay vì thế hây giúp đỡ mọi người trong khả năng của mình
126
dù là một con người bi quan, thực sự đã chơi sáo... hàng
ngày, sau bữa ăn: người ta có thể tìm đọc giai thoại này
trong tiểu sử của ông. Và tiện thể thêm một lời chất vấn: một
con người bi quan, một kẻ phủ nhận thần thánh và cuộc đời
và dừng lại trước vấn đề luân lý - kẻ nói lời thuận tòng luân
lý và thổi sáo, thuận tòng thứ luân lý laede-neminemll): điều
này có ý nghĩa gì chăng? Đó thực sự là một con người bi
quan chăng?
187
Đôi với một phát biểu như “có một mệnh lệnh tuyệt đối
nào đó tồn tại trong chúng ta”, chúng ta bao giờ cũng có thể
nêu lên lời chất vấn như sau mà không cần đặt vấn đề về giá
trị của nó: một phát biểu như thế nói lên điều gì về kẻ đưa ra
một ỉời phát biểu như thế? Có những thứ luân lý phải biện hộ
cho tác giả của nó trước những kẻ khác; có những thứ luân
lý khác nữa phải xoa dịu và khiến hắn hài lòng; với thứ luân
lý khác, hắn tự đóng đinh câu rút bản thân hắn trên thập tự
giá và tự lăng nhục; với những thứ luân khác nữa, hắn muôn
trả thù, muốn ẩn một, muốn hóa thân và thoắt hiện nơi chóp
đỉnh tít tắp mù khơi; luân lý này giúp kẻ sáng tạo ra nó ỉãng
quên; luân ỉý kia giúp tác giả của nó tự quên đi bản thân
hoặc quên những gì qui thuộc về bản thân hắn; nhiều nhà
ỉuân lý học muốn phô diễn sức mạnh và bản lĩnh sáng tạo
của mình trước nhân loại; nhiều kẻ khác, thậm chí ngay cả
Kant nữa, muôn người khác hiểu mình thông qua luân lý mà
chính họ đặt ra: “điều đáng tôn trọng ồ tôi là tôi biết vâng
phục - và đối với tôi cũng như đối với anh, sự việc phải như
thế, không khác” - tóm lại, mọi luân lý cũng chỉ là một loại
ngôn ngữ dấu chỉ của tình cảm mà thôi.
127
188
Mọi thứ luân lý, trong sự dối lập với tinh thần ỉaisser
alỉera\ đều là một kiểu chuyên chế dôi với “tự nhiên” và “lý
tính”: song, điều đó vẫn chưa phải là một sự kiện để phủ bác
nó, người ta còn cần phải cậy vào một thứ luân lý khác nữa
để bài trừ mọi thứ chuyên chế và phản lý trí. Yếu tính cũng
như ý nghĩa vô giá của mọi luân lý nằm ở chỗ nó là một thế
lực cưỡng bách trì cữu: để hiểu những con người theo chủ
nghĩa khắc kỉ hoặc thuộc trường phái Port-Royal hoặc
Thanh giáo, chúng ta hãy nhớ lại sự cưỡng bách nào lâu nay
đã tư dưỡng sinh lực và mang lại tự do cho mọi ngón ngữ -
đó chính là sự cưỡng bách của vận luật, sự áp chế của tiết
điệu. Dân tộc nào cũng vậy, bọn thi sĩ và những kẻ hùng
biện đều gặp rấc rối to! - một vài cây bút văn xuôi ngày nay
cũng không lệ ngoại, trong lỗ tai họ lãi nhải tiếng nói của
lương tâm - “vì sự điên rồ”, như lối ăn nói của mấy thằng
ngu công ỉợi chủ nghĩa, tưởng rằng nói như thế tức là ta đây
sáng suốt, - “do khuất phục trước uy quyền của thứ luật tắc
võ đoán”, như miệng lưỡi của những kẻ vô chính phủ, tưởng
ràng nói như vậy tức là mình “tự do”, thậm chí tự do về
phương diện tư tưởng. Song, một sự kiện dị thường là mọi
sự gì là tự đo, là tinh tế, là can đảm, là âm vang vũ điệu, là
xác tín trọn vẹn đã và đang tồn tại
(1) Laisser alỉer: Tinh thần phóng nhiệm trên mặt đất này,
dẫu là trong địa hạt tư tưởng hoặc về phương diện cai trị điều
hành, hoặc thuyết ngôn hùng biện, trong lãnh vực nghệ thuật
cũng như trong lãnh vực đạo đức, toàn nhiên chỉ bằng vào
“sự chuyên chẽ của luật lệ võ đoán” này mà phát đạt; nói một
cách nghiêm túc, không ít khả năng rằng nó chính là “tự
nhiên”, là “tự nhiên tính” - chứ không phải tinh thần laisser
alỉer'11 kia! Mọi nghệ sĩ đều biết rõ trạng thái “tự nhiên nhầt”

của họ cách biệt với thái độ phóng nhiệm như thế nào, những
mệnh iệnh, sắp dặt, thiết trí, tô” tạo trong thể thái tự do của
giây phút “cảm hứng” - và chính vào sát na ấy, người nghệ sĩ
chịu phục tòng cái luật tắc thiên bội nghìn trùng với một sự
nghiêm mật, tinh vi như thế nào, luật tắc ấy, bởi tính nghiêm
cách và minh xác của nó, mĩa mai mọi hình thái tư duy khái
niệm (so với nó, thậm chí ngay cả những khái niệm được cho
là nghiêm mật nhất vẫn có gì đó phập phù, đa diện, hàm
hỗn). Một điều trọng yếu quán xuyến “khắp cõi càn khôn”,
như đã thấy, ấy là, xin lập lại một bận nữa, nó phải được
vâng phục lâu dài và đi theo một chiều hướng nhất định: và
qua đó, về lâu dài bao giờ cũng có điều gì đó khởi lên và đã
khởi lên, diều mà vì nó cuộc hoạt tồn trên cõi đời này có ý
nghĩa, chẳng hạn như đức hạnh, nghệ thuật, âm nhạc, vũ đạo,
lý trí, tinh thần - một điều gì đó siêu xuất, xảo diệu, lạ lùng,
mầu nhiệm. Tinh thần bị thúc phược lâu dài, sự bức bách ngờ
vực trong khả năng thông đạt của tinh thần, cái nề nếp mà
nhà tư tưởng tự áp đặt lên bản thân mình phải suy tư thuận
theo những huấn thị của giáo hội và những giả định
Aristotle, cái ý chí tinh thần bền bỉ muôn
(1) Sđd (trang 132) phô diễn mọi biến cô" theo phác đồ của
Cơ đốc giáo và không ngừng tái phát hiện và biện hộ cho
một vị Thượng đế Cơ đôc giáo trong mọi ngẫu nhiên tùy tiện
- tâ't cả những sự thô bạo, võ đoán, cứng nhắc, uy hiếp, phản
lý trí ấy chính là cách thức mà tinh thần Âu châu đã được
đào luyện để trở thành bạo liệt, tọc mạch và cơ xảo: phải
thừa nhận rằng, qua đó rất nhiều sinh lực và tinh thần không
thể thay thế được ắt phải bị áp chế, bóp nghẹt và hủy hoại
(bởi lẽ, ở đây cũng như mọi trường hợp khác, “tự nhiên” bộc
lộ ra, với tất cả diện mạo của nó, trong thể thái kỳ vĩ vừa
phong nhiêu thừa thãi, vừa lạnh ỉùng vô cảm, khốc liệt mà
huy hoàng). Sự vụ rằng suốt nghìn năm, tư tưởng gia Âu
châu suy tư chỉ để chứng minh một điều gì đó - ngày nay thì
ngược lại, chúng ta ngờ vực tất cả những kẻ suy tư nào
“muốn chứng minh một điều gì đó” sự vụ rằng đôi với bọn
họ điều gì hễ là thành quả của thâm tư tế tưởng hẵn nhiên
bao giờ tự nó cũng vững chác, đại khái như trường hợp khoa
chiêm tinh học của Á châu xưa kia hoặc như trường hợp
ngày nay ta vẫn còn nhận thấy ở những lời thuyết giảng luân
lý vô hại của Cơ đốc giáo về những biến cố cá nhân gần gũi
129
nhất “để vinh danh Chúa” và “để cứu rỗi linh hồn” - chính
sự chuyên chế này, sự áp đặt này và khối u mê đồ sộ khủng
khiếp này đã giáo dục tâm hồn; Sự nô lệ, trong diện mạo của
nó và trong cả hai ý nghĩa thô thiễn hơn và tinh mật hơn, là
một phương tiện không thể thiếu trong việc giáo dục tinh
thần. Ta có thể quan sát mọi luân lý trong làn ánh sáng này:
“tự nhiên” trong nó là điều dạy cho nó biết thù ghét tinh thần
laisser aller111, một sự tự do quá đỗi to lớn và
(1) Sđd (trang 132) vun đắp cho nó cái nhu cầu tìm kiếm
những chân trời giới hạn và những nhiệm vụ cận kề cấp bách
nhất - nó dạy con người thu hẹp những viễn tượng, và vì vậy,
trong một ý nghĩa nào đó, dạy con người sự u mê mông muội
như là điều kiện cho sự sống còn và phát triển. “Ngươi phải
biết vâng phục ai đó, và phải làm thế trong một thời gian dài:
bằng không, ngươi sẽ di đến chỗ hủy diệt và đánh mất sự tôn
trọng cuối cùng trước bản thân ngươi” - dường như với tôi
đây là mệnh lệnh luân lý của tự nhiên, cô nhiên nó chẳng
phải là “tuyệt đối” như triết gia lăo thành Kant đòi hỏi nó
phải thế (vì vậy cho nên “bằng không”), cũng chẳng áp dụng
riêng cho từng cá nhân (nó có màng chi đến cá nhân!), mà áp
dụng cho dân tộc, chủng tộc, thời đại, giai cấp, nhưng trước
hết vẫn là áp dụng cho trọn vẹn cái con vật “người”, cho
nhân sinh vậy.
189
Những chủng tộc cần cù cảm nhận một gánh năng lớn
lao khi phải chịu đựng sự nhàn nhã: bản năng của người Anh
đã tạo nên một tuyệt tác khi thiêng liêng hóa và vô vị hóa
ngày chủ Nhật đến độ dân Anh, một cách vô thức, khao khát
bắt đầu lại tuần làm việc kế tiếp - nó như một hình thức chay
tịnh được sáng tạo và lồng ghép vào một cách khôn ngoan;
những hình thức tương tự như thế ta chứng kiến rất nhiều
trong thế giới cổ đại (mặc dù, nói cho đúng, đối với các dân
tộc phương Nam, không quan hệ lắm đến vấn đề công việc).
130
Chay tịnh ắt có nhiều đường lối; và ở đâu mà xung lực bản
năng biểu hiện mạnh mẽ và tập quán thông trị, các nhà lập
pháp phải tìm cách gia thêm một ngày nhuần để trói buộc
bản năng vào đó, và rồi bản năng ấy bắt đầu biết đói khát trở
lại. Quan sát từ bình diện cao hơn, chúng ta nhận thấy rằng
mọi thế hệ, thời dại nào mắc phải căn bệnh cuồng tín luân
lý, như một giai đoạn dồn nén và chay tịnh trung gian, thì
trong suốt những thời kỳ đó, xung lực bản năng thu mình lại
và chịu khuất phục, nhưng đồng thời nó biết tự thanh lọc và
đào luyện cho sắc bén hơn; những triết phái riêng lẻ (chẳng
hạn như triết phái Stoa hiện diện tại trung tâm của một nền
văn minh Hy lạp được phủ trùm trong bầu khí quyển trụy
lạc, nùng mật mùi vị ái tình Aphrodite) cũng có thể cho
phép lý giải trong ý nghĩa tương tự. ơ đây ta cũng bắt gặp
một sự gợi mở cho việc lý giải sự vụ nghịch lý nọ rằng tại
sao trong thời kỳ Cơ đốc giáo ở Âu châu và nói chung chỉ
dưới áp lực của phán đoán giá trị Cơ đốc giáo, bản năng tính
dục dã thăng hoa thành tình ái (armour-passion).
190
Có một điều gì đó trong luân lý học Platon không thực
sự qui thuộc về Platon, mà chỉ đơn giản xuất hiện trong triết
học của ông ta mà thôi, ta có thể nói như vậy, dù đó Là
trường hợp Platon: đó chính là tinh thần Socrates, một tinh
thần không thích nghi tương ứng với một phong thái cao quý
như Platon. “Không ai muốn tự làm hại bản thân, vì vậy
những gì xấu xa xảy ra dều ngoài ý muốn. Kẻ xấu gia hại
chính bản thân: hắn sẽ không làm vậy nếu hắn ý thức được
điều xấu là điều xấu. Vì thê kẻ xấu chỉ làm điều xấu vì sai
lầm; nếu người ta giải phóng hắn khỏi những sai lầm,
131
hắn...tâ't yếu sẽ trở thành người tốt”. Một đúc kết sặc mùi
phàm phu, kẻ chỉ nhìn thấy ở những hành vi xấu xa những
hậu quả tồi tệ và đưa ra nhận xét kiểu “làm điều xấu là dại
dộttrong khi hắn hiểu những khái niệm “tốt” và “có ích lợi
và mang lại cảm giác dễ chịu” là những khái niệm tương
đồng mà thôi. Ta có thể suy đoán và truy tầm tung tích của
mọi thái độ thực dụng chủ nghĩa trong vân đề luân lý phát
xuất từ cùng một căn bản này: bỏ ta khó có thể sai lầm.
Platon đã làm mọi cách để phô diễn vào câu nói của thầy
mình một điều gì đó tinh tê và cao quý, mà trước hết đó
chính là tâm hồn của ông - ông là kẻ diễn dịch táo bạo nhất
trong số những kẻ diễn dịch, ông đến với trọn vẹn tâm hồn
Socrates như đến với một đề tài quần chúng, như đến với
một làn điệu dân ca mộc mạc, để rồi ông phổ vào nó mọi sắc
thái của bất tận và bất khả: nói cách khác, biến nó thành
chiếc mặt nạ, thành cõi hàm hồ đa diện của riêng ông. Nếu
nói vui, và vẫn theo phong cách Homer: hình ảnh Socrates
theo tinh thần Platon là gì nếu không phải:
prosthe Platon opithen te Platon messe te Chimera(lì
191
Vâ*n đề thần học tồn tại xưa nay như “tin”, “hiểu” -
hoặc, nói minh bạch hơn, bản năng và lý trí - nói cách khác,
đó là lời chất vấn: trong việc thẩm định giá trị của một sự
việc nào đó, phải chăng bản năng có thẩm quyền
(1) Prosthe Platon opithen te Platon messe te ChimeraỆ.
Đầu là Platon, đuôi là Platon, và mình là Chimera (nhại
theo câu thơ mô tả quái thú Chimera trong thi phẩm Iliad
132
của Homer: “Đầu sư tử, đuôi rắn, mình dê”).
hơn những gì có tính cách lý trí, một lý trí muốn mọi sự
được đánh giá, được đôi xử dựa trên căn bản nào đó, dựa
trên cái “tại sao?” và vì thế, dựa trên mục đích tính và lợi ích
tính? - vấn đề này bao giờ cũng là vấn đề luân lý lâu dời kia,
như cách nó lần đầu tiên xuất hiện trong trường hợp
Socrates, và từ lâu trước Cơ đốc giáo, nó đã chia rẽ đường
hướng tinh thần của chúng ta. Thoạt tiên, Socrates đứng về
phía lý trí, thuận theo năng khiếu của ông - một năng khiếu
tư biện siêu việt; và thực ra, bình sinh óng ta đã làm điều gì
ngoài chuyện đùa cợt châm chọc sự bất lực vụng về của
những người Athen cao nhã, những con người sống theo bản
năng như mọi con người cao quý và không bao giờ tìm ra
cho được bằng cớ đủ thuyết phục để lý giải những hành vi cư
xử của họ? Song, cuối cùng, trong sự lặng lẽ kỳ bí, ông cười
chính bản thân ông: với một trí nàng và khuynh hướng nội
quan tinh nhạy hơn người, ông nhận thây chính mình rơi vào
hoàn cảnh khó khăn và bất lực tương tự. Ông tự nhủ, thoát ly
khỏi mọi ràng buộc bản năng để làm gì kia chứ! Người ta
phải trợ giúp bản năng và cả lý trí nừa theo cách thích hợp -
ta phải theo bước bản năng và thuyết phục ]ý trí ra tay trợ
giúp nó bằng những lý lẽ thuyết phục. Đây là chỗ dối gạt
đích thực của con người mỉa mai kỳ bí vĩ đại này. Ông ta đã
dẫn dắt lương tri mình đến chỗ tự hài lòng bằng cách tự gạt
gẫm bản thần: Thực ra, Socrates đã nhìn thấu cái chỗ phi lý
trí trong những phán đoán luân lý.
- Platon, trong những vân đề như vậy, tỏ ra ngây thơ hơn và
thiếu hẳn sự láu cá của hạng phàm phu, và cố gắng bằng tất
cả sức lực - bằng sức lực to lớn nhất mà người ta đã từng
tiêu tốn cho triết học! - chứng minh ràng bản năng và lý trí
vốn cùng sánh vai đi đến một mục tiêu chung nhất, đó là cái
133
Thiện, là “Thượng đế”; và kể từ Platon, mọi nhà thần
134
học và triết gia tư tưởng đều bước theo đường lối ấy — có
nghía là, trong mọi vấn đề có tính cách luân lý, bản năng mà
Cơ đôc giáo mệnh danh là “đức tin”, hoặc, theo cách gọi của
riêng tôi, là “bầy đàn”, lâu nay chiếm ưu thế. Chúng ta cần
phải loại trừ Descartes, cha đẻ của chủ nghĩa duy lý (và kết
quả là, tổ phụ của cuộc Cách mạng), kẻ chỉ thừa nhận thẩm
quyền của lý trí: thê nhưng lý trí chỉ là công cụ mà thôi, và
Descartes đã rất nông cạn.
192
Những ai dõi theo ỉịch sử của riêng một ngành khoa học
nào đó, sẽ nhận thây trong sự phát triển của nó có một chỉ
dẫn giúp ta thông hiểu tiến trinh cổ xưa nhất và chung nhất
của mọi cái “biết và nhận thức”: đâu đâu ta cũng nhận thấy
xuất hiện và nảy nở trước hết là những giả thuyết vội vàng,
những lập thuyết, cái ý chí hướng đến “niềm tin” đầy u mê,
sự thiếu vắng một thái độ hoài nghi và lòng nhẫn nại
- các giác quan của chúng ta học hỏi muộn màng và chưa
bao giờ học làm một cơ quan nhận thức trọn vẹn, trung thực
và thận trọng. Trước một đối tượng đến với ta, mắt ta cảm
thây dễ chịu khi tái dựng những ảnh tượng mà nó vẩn
thường tạo tác hơn là nắm bắt những ấn tượng khác thường
và mới mẻ. Để làm việc sau, đòi hỏi sức ỉực hơn và “luân lý”
hơn. Nghe một điều mới mẻ đôi với đôi tai quả thật khổ sở
và khó khăn; tai ta khó chịu với những giai điệu xa lạ. Lúc
tai ta nghe một ngôn ngữ xa lạ, một cách vô thức, chúng ta
tìm cách đóng khung những âm thanh được nghe vào những
lời gần gũi quen thuộc với chúng ta: chẳng hạn như cách
ngày xưa người Đức đã nghe ra tiếng arcubalista thành
Armbrust vậy. Cái mới dường như có gì đó thù địch và gây
197
135
khó chịu đối với giác quan ta; và nói chung, trong những tiến
trình “đơn giản nhất” của cảm quan, những tình cảm như sợ
hãi, yêu thương, thù ghét, kể cả những tình cảm thụ động
giải đãi, vốn chiếm ưu thế. - Rất ít khi người đọc ngày nay
đọc từng chữ viết (hoặc thậm chí từng âm tiết) trên cả trang
giấy - thường thì họ chọn ra khoảng năm từ ngẫu nhiên trong
số hai mươi từ và “đoán” nội dung dựa vào ý nghĩa được giả
thiết qui thuộc về năm từ này; tương tự, chúng ta không nhìn
cái cây đứng kia trong từng chi tiết với đầy đủ ỉá, cành,
nhánh, màu sắc, hình dáng; Chúng ta cảm thấy dễ đàng hơn
nhiều khi hình dung đại khái về cái cáy. Thậm chí trong
những kinh nghiệm hiếm hoi nhất chúng ta cũng cư xử
tương tự: chúng ta tạo tác phần lớn kinh nghiệm của mình và
chẳng bao giờ buộc phải chiêm nghiệm một tiến trình nào đó
mà không phải với tư cách của một “kẻ sáng tạo”. Tất cả
những sự kiện này nói lên một điều rằng: từ thuở ban sơ và
từ trong bản chất, chúng ta đã... quen nói dối. Hoặc nói cho
có vẻ đường hoàng hơn, thiếu thành thật hơn, tóm lại, nói
cho dễ nghe hơn: chúng ta nghệ sĩ hơn chúng ta tưởng nhiều.
- Trong những cuộc giao đàm, thuyết thoại hàng ngày, tôi
thường nhìn thấy trên khuôn mặt kẻ đang đôi thoại những
đường nét tư tưởng mà hắn bộc lộ ra hoặc tin rằng ứng theo
một tiếng gọi nào đấy mà chúng phơi bày ra; chúng quá rõ
ràng và sắc sảo trước mắt tôi, một mức độ rõ nét như thế
vượt xa sức mạnh thị giác của tôi - những đường nét tinh tế
của các thớ thịt trên khuôn mặt và những ấn tượng của đôi
mắt vì vậy phải do chính tôi phô diễn vào nó. Biết đâu kẻ kia
mang một khuôn mặt hoàn toàn khác hoặc thậm chí không
có khuôn mặt nào cả.
Quidquid luce fuit, tenebris agit{1)\ thế nhưng cũng có
thể là điều ngược lại. Những gì chúng ta trải nghiệm trong
136
chiêm bao, nếu như chúng ta thường xuyên trải qua những
kinh nghiệm như thế7 nói cho cùng cũng thuộc về toàn bộ
sinh hoạt của tâm hồn chúng ta, như một kinh nghiệm “hiện
thực” nào đó: thông qua nó, chúng ta trở nên giàu có hơn
hoặc nghèo nàn hơn, có thêm hoặc bớt đi một nhu cầu nào
đó, và cuối cùng, giữa thanh thiên bạch nhật hoặc trong giây
phút chói lòa của một tâm hồn tỉnh thức, một phần nào đó
chúng ta bị dẫn dắt bởi những tập quán của chiêm bao. Ví
như có một kẻ nào đó, trong chiêm bao, hắn thường thấy
mình bay và cuối cùng khi hắn bước vào giấc chiêm bao, hắn
ý thức về khả năng và kỷ thuật bay như một đặc quyền của
hắn, một niềm hạnh phúc riêng tư nhất và đáng ước ao nhất:
kẻ đó với niềm tin rằng hắn có thể thực hiện mọi cú lượn
vòng và gấp khúc chỉ bằng một cố gắng nhỏ nhoi, và kẻ đó
biết được cảm giác khinh khoái thần tiên nào đó, tùy nghi
“thượng thăng” không gắng gượng, miễn cưỡng; tỉiy ý “hạ
giáng” chẳng cần buông xuôi, cúi thấp - không chút khó
nhọcl - làm thế nào một kẻ mang những kinh nghiệm chiêm
bao như thế, một tập quán mộng mị như vậy cuối cùng lại
không cảm nhận một tiếng “hạnh phúc” trong một màu sắc
khác và ý nghĩa khác! Làm thế nào hắn lại không khát vọng
một thứ hạnh phúc khác đi? Cảm giác “bay bổng”, chừ mà
các thi nhân mô tả cảm xúc của họ, so với cuộc “bay lượn”
kia, vẫn còn “trần gian” quá, cơ bắp quá, thô bạo quá, và
“nặng nề” quá.
(1) Quidquid luce fuit, tenehris agit: Biều gì diễn ra dưới ánh
sáng hành động trong bóng tối.

194
137
Sự khác biệt giữa con người với nhau không chỉ biểu
hiện qua sự sai khác trong danh mục hàng hóa của họ, mà
còn ở quan niệm về loại hàng hóa nào mà họ cho là đáng
mưu cầu và cũng như là sự thiếu nhất trí giữa họ với nhau về
mức độ giá trị nhiều ít, về trật tự đẳng cấp của các loại hàng
hóa dược mọi người thừa nhận - sự khác biệt ấy còn biểu
hiện thông qua điều gì mà đốì với họ là có, là sở hữu đích
thực. Chẳng hạn trong chuyện đàn bà, đối với người đàn ông
nào khiêm tôn một chút, riêng việc chiếm hữu được thể xác
và thỏa mãn nhục dục đã là dấu hiệu đủ đầy và dáng hài lòng
của có, của sở hữu rồi. Một kẻ khác mang khát vọng sở hữu
mãnh liệt hơn và hoài nghi hơn sẽ nhìn thấy ở diều đó như
một “dấu hỏi”, chỉ như là lớp vỏ của sở hữu, và vì vậy, trên
tất cả, muốn thực hiện một cuộc trắc nghiệm tinh vi hơn để
đoan chắc rằng người đàn bà ấy không chỉ trao gửi thân xác
mình cho hắn, mà còn vì hắn sẵn sàng từ*bỏ những gì nàng
có hoặc muốn có: chỉ như thế, hắn mới cho rằng đó là “sở
hữu”. Một kẻ thứ ba nữa, hắn vẫn chưa đì đến tận cùng của
sự ngờ vực và khát vọng sở hữu, hắn tự vấn không biết
người đàn bà ấy lúc rũ bỏ tất cả vì hắn có phải là vì những
ảo tưởng về hắn không: hắn muốn con người hắn phải được
hiểu rõ tường tận, thật vậy, phải hiểu vô tận, mới có thể gọi
là được yêu, hắn mạnh dạn dể cho người đàn bà tìm hiểu hắn
Hắn chỉ cảm thây người đàn bà mà hắn yêu thương kia trọn
vẹn trong sự chiếm hữu của hắn chừng nào người đàn bà ấy
không còn ảo tưởng về hán, chừng nào người đàn bà ấy biết
yêu cả sự quỷ quyệt, những khát khao không nguôi ẩn tàng
bên cạnh sự tốt đẹp, lòng kiên nhẫn và hiểu biết của hắn. Kẻ
nọ tham vọng chiếm hữu cả một dân tộc: và, đối với hắn, tất
cả nghệ thuật cao siêu của Cagliostro và Catilina phù hợp
cho mục tiêu này. Một kẻ nữa còn tinh vi hơn, hắn tự nhủ
195
138
“người ta không được phép phỉnh phờ khi họ muôn chiếm
hữu” hắn cảm thấy bứt rứt, áy náy với ý nghĩ rằng một chiếc
mặt nạ nào đó trên khuôn mặt hắn đang cai trị trái tim của
dân tộc: “thế nên, ta phải cho mọi người biết về ta, và trên
hết thảy, ta phải hiểu chính mình!” Trong số những kẻ tốt
bụng và nhân ái, người ta thường nhìn thấy sự ranh mãnh
vụng về hầu như phổ biến, ấy là biết thích nghi tương ứng
như thế nào đó với đối tượng cần được giúp đỡ: như thể đối
tượng “tạo ra” được sự giúp đỡ chẳng hạn, đòi hỏi chính sự
giúp đỡ của bọn họ, và sẽ chịu ơn sâu sắc vì tất cả sự giúp
đỡ của họ, trở nên lệ thuộc vào họ và khuất phục trước họ -
với suy nghĩ như vậy, họ chiếm lĩnh những kẻ thiếu thôn
như chiếm lĩnh của cải, như thể vì mưu cầu của cải mà họ
làm người tốt. Bọn họ tỏ ra đô" kị khi bị ai đó ngăn trở hoặc
phản đôi việc giúp đỡ của họ. Các bậc cha mẹ vô tình tạo
dựng một điều gì như ỉà hình ảnh của chính họ nơi con cái -
họ gọi đó là “giáo dục” không có người mẹ nào trong thâm
tâm hồ nghi rằng đứa COĨ1 do mình sinh ra là của cải của
riêng mình, không có người cha nào chịu từ bỏ quyền được
áp đặt những ý kiến và quan niệm của mình lên con cái.
Vâng, xưa kia, những kẻ làm cha dường như đương nhiên
được quyền tùy nghi định đoạt sự sống chết của đứa con vừa
mới lọt lòng (như trường hợp người Đức cổ đại). Tương tự
như người cha, các ông giáo, các òng quý tộc, giáo sĩ, quân
vương cũng nhìn thấy nơi mọi con người hiện đại ngày nay
cơ hội không ngờ để chiếm hữu làm của cải. Từ đó dẫn
đến...
Người Do thái - một dân tộc “sinh ra để làm nô lệ” -
như Tacitus và toàn thể thế giới cổ đại nói vậy, là “một dân
tộc được tuyển chọn trong số nhiều dân tộc”, như chính họ
tự xưng và tin tưởng là vậy - Người Do thái đã làm được
139
một điều mầu nhiệm, đó ỉà làm đẩo lộn hệ thống giá trị mà
nhờ đó cuộc sống trên quả địa cầu này suốt hai ngàn năm
qua còn trì giữ nét quyến rũ thanh tân với hiểm họa hàm
tàng. Các đấng tiên tri của họ dã hòa trộn làm một những
khái niệm “giàu sang”, “vô thần”, “xấu xa”, “thô bạo”,
“nhục cảm”, và lần đầu tiên nhào nặn hai tiếng “thế gian”
thành một lời nhục nhã. Trong sự đảo lộn hệ thống giá trị
này (một trong những ví dụ là tiếng “nghèo” được hiểu đồng
nghĩa với “thánh nhân” và bằng hữu) là ý nghía tồn tại của
dân tộc Do thái: cuộc phản kháng của nô lệ trong vấn dề
luân lý đã bắt đầu cùng với dân tộc Do thái.
196
Phải kết luận rằng, có vô lượng những thiên thể tôi tăm
kề cận mặt trời mà chúng ta sẽ chẳng bao giờ nhìn thây. Nói
riêng giữa chúng ta với nhau, đó là một ngụ ngôn; và nhà
tám lý học luân lý đọc trọn vẹn những dòng văn tự viết trên
những vì sao chỉ như một loại ngụ ngôn, một loại ngôn ngữ
dấu chỉ mà qua đó bao điều được gìn giữ trong câm lặng vô
thanh.
197
140
Chúng ta tuyệt đổi không hiểu gì về loài thú săn mồi và
loại người sàn mồi (như Cesare Borgia, chẳng hạn). Chúng
ta sẽ còn tiếp tục ngộ nhận về “tự nhiên” chừng nào còn tìm
kiếm cái “bản chât bệnh hoạn” trong sâu thẳm của những gì
là khỏe mạnh nhất của muông thú và cỏ cây nhiệt đới, hoặc
thậm chí tìm kiếm cái “địa ngục” thiên sinh trong bản thán
chúng: theo kiểu những nhà luân lý học lâu nay đã xử sự.
Dường như trong tâm hồn của những nhà luân lý nọ có một
sự thù ghét đôi với rừng rú sơ khai và nhiệt đới cư trú? Và
bằng mọi giá phải nhục mạ, hạ thấp những gì thuộc về “con
người của nhiệt đới địa khu” như thể là ung nhọt bệnh hoạn
và quái thai dị dạng của con người, như sô' kiếp địa ngục tự
đầy đọa tấm thân? Thế nhưng, vì lẽ gì? Vì ỉợi ích của khu
vực “ôn đới”? Vì lợi ích của sinh mệnh ôn đới ? Vì con
người luân lý? Vì những kẻ bình phàm? - điều này dành cho
chương “Luân lý - biểu hiện của sự khiếp nhược”,
198
Tất cả những nội dung luân lý này áp dụng cho từng cá
nhân vì mục đích mang lại hạnh phúc cho cá nhân ấy, như
người ta vẫn thường nói vậy - những giáo điều luân ỉý ấy là
gì nếu không phải là những chỉ dẫn cho những hành vi của
ta trong mối tương quan với mức độ hiểm họa mà trong đó
mỗi cá nhân chúng ta đối diện với chính mình; những
phương thuốc đối trị đam mê và những khuynh hướng xấu
hoặc tốt của ta, chừng nào mà chúng còn mang ý chí khát
vọng
141
quyền lực và ý muôn làm chủ nhân ông; những lời dạy bảo
từ những chuyện quan trọng đến những chuyện vặt vãnh,
bốc mùi góc kệ xó nhà của bài thuốc tổ truyền và gái già lẩm
cẩm; tất cả những thứ rườm rà, phi lý - vì chúng nhắm đến
“mọi đối tượng”, vì chúng mang tính phổ quát ở những chỗ
mà chúng không được phép phổ quát tất cả những thứ nói
nàng tuyệt đối và tự xưng là tuyệt đối, tất cầ những thứ
không chỉ được nêm nếm với một hạt muôi, mà đúng hơn,
chỉ có thể chịu đựng được, và có khi thậm chí còn hấp dẫn
khẩu vị nữa, nếu chúng biết toát lên mùi vị nêm nếm quá tay
và mùi vị của hiểm tượng, nhất là mùi “của thế giới khác”:
tất cả những thứ đó, xét về mặt trí tuệ, gần như chẳng có giá
trị gì và còn lâu mới gọi là khoa học, nói chi đến “minh
triết”, mà là, lặp lại một bận nữa và lặp lại ba lần: thông
minh, thông minh, thông minh, hòa trộn với u mê, u mê, u
mê - dẫu cho bấy giờ dó là thái độ thờ ơ vô cảm hay lạnh
lùng như tượng đá kia trước những tình cảm rồ dại sục sôi
theo kiểu những kẻ khắc kỉ đã chủ trương và sống theo đó;
hoặc theo kiểu thôi cười, thói khóc kia của Spinoza, một chủ
trương hủy hoại tình cảm quá ngây thơ thông qua kiểu đem
tình câm ra phân tích, mổ xẻ; hoặc giữ tình cảm ở mức trung
bình vô hại, vừa đủ thỏa mãn - chủ trương Aristotle về vân
đề luân lý; ngay cả luân lý như một hình thức hưởng thụ của
tình cảm trong cách hòa loãng và tình thần hóa một cách có
chủ đích thông qua những biểu tượng nghệ thuật, đại khái
như âm nhạc, hoặc tình yêu đôi với Thượng dế, hoặc tình
yêu đối với con người vì ý chí của Thượng đế - bởi lẽ, trong
tôn giáo, đam mê được phục hồi quyền công dân, với điều
kiện là...; cuối cùng, ngay đến thái độ ân cần, nồng nhiệt qui
thuận tình cảm kia, như chủ trương của Haíĩs và Goethe, tinh
thần liều lĩnh buông cương kia, licentia morumw, trong thể
142
xác lẫn tinh thần kia, trong trường hợp lệ ngoại là những con
cú già minh triết và những con sâu rượu, đối với những kẻ
này “chỉ còn chút ít hiểm họa mà thôi”. Điều này cũng dành
cho chương "Luân lý - biểu hiện của sự khiếp nhược”.
199
Trong mọi thời đại, hễ ở đâu có con người tồn tại thì ở
đó con người sống theo kiểu bầy đàn (quan hệ gia đình, cộng
đồng, bộ tộc, dân tộc, quốc gia, tôn giáo) và bao giờ cũng rất
nhiều kẻ chịu vâng phục so với thiểu sô đưa ra mệnh lệnh -
xét thấy rằng, sự vâng phục trong cóng đồng con người từ
rất lâu được thực hành và gìn giữ một cách hết sức nghiêm
túc, ta có thể đưa ra một giả thiết có thể nói là hoàn toàn hợp
lý rằng, nhu cầu phục tòng ngày nay nói chung đã thành một
điều gì đó bẩm sinh trong mỗi con người, như một loại
lương tâm hình thức, nó đưa ra mệnh lệnh: “Mi phải làm
điều gì đó một cách vô điều kiện, từ bỏ một điều gì đó một
cách vô điều kiện”, tóm lại “mi phải”. Nhu cầu này tìm cách
thỏa mãn chính nó và đổ đầy cái khuôn của nó bằng một nội
dung nào dó. Tùy vào sức mạnh, sự day dứt và căng thẳng
nhiều ít, mà nó nắm bắt, rất ít chọn lọc như một kẻ ăn tạp, và
tiếp nhận ngay mệnh lệnh của ai đó rót vào tai - cha mẹ, thầy
giáo, luật lệ, thành kiến giai cấp, dư luận. Sự hạn chế kỳ lạ
trong sự phát triển của con người, sự dùng dằng, trễ nải, sự
hồi qui và xoay vần trên tự thể của nó dựa trên trên sự kiện
rằng bản năng bầy
(1) Licentia morum: Tự do trong hành vi đàn của khuynh
hướng phục tòng được truyền thừa hết sức nghiêm mật và
phải trả giá bằng nghệ thuật sai khiến. Nếu ta hình dung bản
143
năng này đi đến giới hạn cực đoan của nó, thì cuối cùng sẽ
không còn những kẻ ban phát mệnh lệnh và có tinh thần độc
lập; hoặc tâm thức xấu xa của bọn họ khiến bứt rứt trong
lòng và nảy sinh nhu cầu trước tiên phải bày ra trò dối gạt
bản thân để có thể sai khiến: tức là làm như thể bọn họ chỉ
biết phục tòng mệnh lệnh mà thôi. Tình trạng này thực tê
ngày nay đang tồn tại ở Âu châu. Tôi gọi đó là thái độ đạo
đức giả của kẻ sai khiến. Để không phải áy náy, ray rứt
lương tâm, bọn họ không biết làm gì khác hơn là cư xử như
thể họ là những kẻ thực thi những mệnh lệnh lâu dời và cao
cả (của tổ tiên, hiến pháp, công bằng, luật lệ, hoặc thậm chí
của Thượng đế) hoặc chính vì lối suy nghĩ kiểu bầy đàn, họ
vay mượn những phương châm dành cho bầy đàn, như “kẻ
đầu tiên phụng sự dân tộc” hoặc như "công cụ cho lợi ích
chung”, chẳng hạn. Mặt khác, những kẻ bầy đàn sống ở Âu
châu ngày nay tỏ vẻ như thể họ là loại người duy nhất được
công nhận, và tôn vinh những phẩm chất mà thông qua đó
bọn họ trở thành loại người ngoan ngoãn, dễ chịu và có ích
cho bầy đàn, như những đức hạnh đích thực của con người:
tinh thần cộng đồng, sự tử tế, tính cách thận trọng, cần cù,
điều độ, thật thà, khoan dung, biết thông cảm. Song, trong
những trường hợp mà người ta tin rằng không thể thiếu một
kẻ đứng đầu, một con cừu đầu đàn, thì ngày nay người ta nỗ
lực không mệt mỏi tìm cách thay thê kẻ sai khiến bằng cách
cộng dồn lại những con người bầy đàn thông minh: đây là
nguồn gốc của hiến pháp đại nghị, chẳng hạn. Quả là một
niềm phúc lạc, một sự giải tỏa quá tuyệt diệu trước áp lực
ngày càng đè nặng đến mức bất kham, khi xuất hiện một kẻ
ban lệnh tuyệt đối nhận lãnh mọi trách nhiệm trước bầy đàn;
minh chứng cho điều này là hiệu năng mà sự xuất hiện của
Napoleon đã mang đến, một bằng chứng vĩ đại cuối cùng.
Lịch sử của nhừng hiệu năng mà Napoleon mang đến hầu
như là lịch sử của niềm hạnh phúc cao viễn mà suòt cả thế
kỷ này đã kết tinh lại nơi những con người và những khoảnh
khắc giá trị nhất của nó.
200
Con người của thời đại giải phóng, của thời đại mà



trong đó các chủng tộc hòa trộn vào nhau, những con người
như thế mang trong hình hài di sản của một nguồn gốc đa
dạng, tức là mang trong người những xung động và chuẩn
mực giá trị đôi lập, và thông thường không phải chỉ đơn giản
là đôi lập mà luôn xung đột nhau và hiếm khi tìm được sự
bình yên - một con người của một nền văn hóa muộn mằn,
trong một vùng ánh sáng khúc xạ như thế, nhìn chung, là
một con người nhu nhược: niềm ước vọng căn bản nhất của
hẩn, ấy là cuộc xung đột làm nên chính tinh thể của hắn lúc
nào đó sẽ chấm dứt; dường như đối vđi hắn, niềm phúc lạc,
trong sự hòa điệu với phương thuốc và đường lối suy tư
mang ỉại sự bình yên (theo đường lối của chủ nghĩa hưởng
lạc hoặc Cơ đốc giáo, chẳng hạn), chủ yếu là niềm hạnh
phúc được nghỉ ngơi không bị quấy nhiễu, một sự thỏa mãn
tri túc, một sự hợp nhất tối hậu, là “ngày Sa bát của mọi
ngày Sa bát”, nói theo kiểu của nhà hùng biện thần thánh
Augustine, mà bản thân ông cũng là một con người như thế.
- Thế nhưng, nếu như sự đối kháng và xung đột trong cách
thái như thế còn có tác dụng như là một sự kích thích, khải
phát đời sông, và, mặc khác, nếu như bên cạnh xung lực
mạnh mẽ và bất khả hòa giải đó, nó còn thừa hưởng và nuôi
dưỡng khả năng thống trị và sự tinh tế trong cách duy trì
cuộc xung đột trong chính tự thể, tức là khả năng tự chế
phục và tự lừa dối: thì bấy giờ xuất hiện một điều bất khả
liễu giải, bất khả tư nghị đầy mê hoặc, đó là những con
người mang dầy ẩn ngữ được an bài làm những kẻ chinh
phục và cám dỗ kia, mà nhũng ví dụ đẹp đẽ nhất là
Alcibiades và Caesar (bên cạnh hai người này, tôi muốn bổ
sung thêm một con người Âu châu đầu tiên theo ý riêng của
tôi, đó là Hohenstaufen Friedrich đệ nhị), và trong sô các
nghệ sĩ có lẽ phải kể Leonardo da Vìnci. Họ xuất hiện ngay
145
trong một thời đại mà mẫu người nhu nhược khát vọng sự
bình yên trỗi dậy: cả hai mẫu người này qui thuộc nhau và
khởi sinh từ những nguyên nhân giống nhau.
201
Chừng nào mà sự ích lợi chi phối các quan niệm luân lý
chĩ duy là sự ích lợi đôi với bầy đàn, chừng nào mà cái nhìn
của chúng ta chỉ duy hướng về việc bảo tồn cộng đồng, và
những gì phi luân lý dứt khoát là những gì có vẻ gây phương
hại đến sự tồn tại của cộng đồng: chừng ấy sẽ vẫn còn chưa
có “luân lý của tình yêu đồng loại”. Nếu như trong xã hội
vẫn luôn còn đó chút ít sự thận trọng, cảm thông, công bằng,
tô't bụng, tinh thần tương trợ trong mọi hành động, nếu như
trong hoàn cảnh xã hội này tất cả những xung động đó vẫn
hiện hoạt, mà sau này chúng được gọi bằng danh xưng đáng
kính như “đức hạnh” và sau cùng gần như hồa lẫn với khái
niệm “luân lý” làm một: thì trong những giai đoạn như thế,
chúng vẫn còn chưa qui thuộc về lãnh vực của những phán
đoán giá trị luân lý - chúng vẫn thuộc ngoại vi luân lý học.
Một cử chỉ chia sẻ, thông cảm chẳng hạn trong thời đại La
mã thịnh vượng không được xem là tốt hay xấu, chẳng phải
đạo đức hay phi đạo đức; và nếu như hành động như thế có
được ngợi khen, thì một lời khen như thế dù tốt đẹp thế nào
cũng đi kèm theo đó một thái độ xem thường hết sức tự
nhiên khi so sánh nó với một hành động nào đó phục vụ cho
đòi hỏi của toàn thể, của res publican). Cuối cùng “tình yêu
thương đồng loại” về phương diện nào đó bao giờ cũng là
thứ yếu, có phần truyền thống và võ đoán trong tương quan
với niềm sợ hãi trước đồng loại. Một khi cấu trúc xã hội đã
146
được xác lập trong toàn thể và tỏ ra an toàn trước những mối
đe dọa ngoại lai, thì chính sự sợ hãi đối với những con người
gần gũi thân cận nhất một lần nữa tạo ra những viễn tượng
mới trong quan niệm luân lý. Những xung lực mạnh mẽ và
nguy hiểm nào đó, như tinh thần mạo hiểm, liều lĩnh, khát
vọng trả thù, bản chất nham hiểm, tham lam, khát vọng
chinh phục, những phẩm tính mà lằu nay không chỉ được
quý trọng trong ý nghĩa lợi ích chung - tất nhiên, chúng được
gọi bằng những danh xưng khác với những danh xưng kể ra
ở đây mà còn phải được bồi dưỡng cho phát đạt hơn (bởi lẽ,
người ta luôn cần chúng trong tinh trạng mà toàn thể cộng
đồng bị đe dọa bởi kẻ thù của toàn thể cộng đồng), những
xung lực ấy bấy giờ cảm nhận trong hiểm họa tính của nó
sức mạnh nhân đôi — bấy giờ, khi không có lối giải tỏa cho
chúng - và từng bước chúng bị dán nhãn hiệu vô đạo đức và
bị từ bỏ trong sự vu không. Bấy giờ, những xung lực và
khuynh hướng
(1) Res publica: Nền cộng hòa đối lập đón nhận một thái độ
luân lý trọng thị; bản năng bầy đàn dần dần đạt được kết quả
của nó. Hiểm họa đối với cộng đồng, hiểm họa đối với sự
công chính, hàm tàng trong một nhận định nào dó, trong một
hoàn cảnh hoặc tình cảm nào đó, trong ý chí, tài năng, hiểm
họa ấy nhiều hay ít, giờ đây trở thành viễn tượng luân lý; sự
sợ hãi ở đây lại trở thành mẹ đẻ của luân lý. Những xung lực
cao viễn nhất, cường liệt nhất, khi chúng bùng nổ ra trong
cảm xúc đam mê, đẩy cá nhân siêu quá mức bình thường và
tầm thường của bầy đàn, thì tình cảm qui tư của cộng đồng
sẽ đổ vỡ, niềm tin đối với bản thân, như xương sống của họ,
bị bẻ gãy: hậu quả là người ta hết mình phỉ báng và vu
khống chính những xung lực này. Tinh thần cao viễn và độc
lập, ý chí khát vọng một cõi riêng, lý tính hùng vĩ, tất cả
những diều này bị cảm nhận như một mối đe dọa; mọi sự gì
nâng đỡ cá nhân vượt qua bầy đàn và khiến những kẻ gần
gũi nhất sợ hãi, từ lúc này về sau, đều bị xem là xấu xa\
147
đường hoàng, khiêm tốn, nề nếp, chỉnh tề, chừng mực trong
khát vọng trở thành những phẩm chất đạo đức tốt đẹp và
được kính trọng. Sau cùng, trong những hoàn cảnh quá thanh
bình thì bao giờ cũng càng thiếu đi những cơ hội, những đòi
hỏi cấp thiết phải đào luyện cảm xúc cho mạnh mẽ và cứng
rắn; bấy giờ, mọi sự nghiêm khắc, thậm chí cả trong sự công
chính, khởi sự khiến cho lương tâm khó chịu; phong thái cao
quý, sự cứng rắn và bản lĩnh gần như là một sự xúc phạm và
đánh thức ỉòng hoài nghi, “con chiên”, còn hơn thế nữa,
“con cừu” giành được sự tôn trọng. Có một thời điểm bại
hoại và yếu mềm một cách bệnh hoạn trong lịch sử xã hội,
khi mà xã hội đứng về phía những kẻ phá hoại, tức là những
kẻ tội phạm, và với một thái độ rất nghiêm tức và thành thật.
Trừng phạt: dường như đôi với nó có chỗ nào đó không sòng
phảng - chắc chắn rằng những khái niệm như “sự trừng phạt”
và “phải trừng phạt” khiến nó đau lòng và sợ hãi. “Để cho
hắn không bị tổn hại, như thế không đủ sao?” trừng phạt để
làm gì? Việc trừng phạt tự nó thật đáng sợ!” - bằng lời chất
vấn này, luân lý bầy đàn, luân lý khiếp nhược, đi đến kết quả
tôi hậu của nó. Nếu như người ta có thể thủ tiêu mối hiểm
họa, tức là nguyên nhân của sợ hãi, thì người ta cùng lúc
cũng thủ tiêu luôn luân lý: nó sẽ không còn cần thiết nữa, nó
sẽ tự coi mình không còn cần thiết nữa! - Những ai khảo sát
tâm thức của người Âu châu ngày nay, sẽ luôn rút ra được từ
trăm nghìn nếp gấp và góc khuât luân lý cùng một mệnh
lệnh, mệnh lệnh của sự khiếp nhược bầy đàn: “chúng ta
mong sao một ngày nào đó sẽ không còn gì phải sợ hãi
nữa\” Một ngày nào đó - ý chí và đạo lộ dẫn đến cái ngày đó
được người Ảu châu ngày nay mệnh danh là “sự tiến bộ”.
202
Chúng ta phải nói ngay một lần nữa điều mà chúng ta
dã nói hàng trăm lần rồi: bởi lẽ ngày nay người ta không
chịu để tai nghe những sự thật như thế - những sự thật của
chúng ta. Chúng ta vốn hiểu rõ lắm, sẽ xúc phạm biết bao
khi ai đó, không chút nể nang và không quanh co, xem con
người như những con vật; song, cũng phải kể gần như là một
148
tội lỗi khi chúng ta, mỗi khi dề cập đến những con người của
“ý niệm hiện đại”, bao giờ cũng dùng những khái niệm như
“bầy đàn”, “bản nãng bầy đàn” và những từ ngữ đại loại như
thế. cần thiết biết bao! Chúng ta không thể làm khác đi
được: VI chính ở đây nó thể hiện một quan điểm mới của
chúng ta. Chúng ta nhận thấy rằng, trong mọi phán đoán
luân lý, Âu châu luôn tỏ ra nhất quán, kể cả những quốc gia
chịu ảnh hưởng của Âu châu: ở Âu châu, người ta biết rõ
điều mà bản thân Socrates nghĩ rằng ông không biết, và biết
cả cái điều mà con rắn già nua trứ danh nọ một lần. kia đã
hứa hẹn sẽ tiết lộ - ngày nay, người ta đã “biết” thế nào là
thiện, là ác. Nghe ra thật kém tế nhị và khó chịu cho lỗ tai
người nghe nếu chúng ta cứ lặp đi lặp lại điều này: chủ thể
mà ở đây tin rằng mình biết, tự vinh danh bằng những lời
tán tụng và chỉ trích, và tự cho rằng bản thân mình tốt đẹp,
ấy chính là bản năng của loài thú bầy đàn - con người: bản
năng này vươn đến sự đột phá, lấn át, thống trị đối với
những bản năng khác, và luôn vươn cao xa hơn nữa, tùy vào
tiến trình tiếp cận và mô phỏng sinh lý học không ngừng
phát triển, một tiến trình mà bản thân nó là một biểu hiện.
Luân lý ngày nay ở Âu châu là luân lý bầy đàn - như vậy,
theo như chúng ta hiểu, chĩ một loại luân lý con người, mà
bên cạnh nó, trước nót đằng sau nó, có thể là hoặc cần phải
là rất nhiều những loại khác nữa, mà trên hết là những luân
lý cao viễn. Trước một “khả thể” như thế, trước cái “cần
phải” như vậy, luân lý này cố gắng tự vệ bằng tất cả sức lực:
nó nói một cách ngoan cố và kiên quyết “ta chính là luân lý,
và không có gì khác là luân lý!” — quả nhiên, với sự trợ
giúp của một tôn giáo vừa là đối tượng của niềm khát vọng
trác việt nhất của bầy đàn vừa vuốt ve khát vọng này, sự
việc đi đến chỗ chính chúng ta nhận thấy trong các thiết chế
149
chính trị và xã hội một biểu hiện càng lúc rõ ràng hơn của
luân lý này: trào lưu dân chủ tiếp nhận di sản của trào lưu
Cơ đốc giáo. Thế nhưng, sự vụ rằng tiết nhịp của nó vẫn còn
quá đỗi chậm chạp và dường như ru ngủ đối với những kẻ
thiếu kiên nhẫn, đối với những con người bệnh hoạn và đắm
chìm trong loại bản năng đã nêu, sự vụ ấy biểu hiện qua
tiếng rông mỗi lúc thêm điên cuồng và mấy cái nanh nhe ra
của những con chó săn chông Cơ đôc giáo đang chạy rông
khắp hang cùng ngỏ hẹp của nền văn hóa Âu châu: bề ngoài
có vẻ như đối lập với những con người dân chủ và những
con người mang ý thức hệ cách mạng ôn hòa, cần cù, và
càng đối lập với những kẻ ngụy triết gia dốt nát và những kẻ
nồng nhiệt cổ xúy cho tình huynh đệ, những kẻ tự mệnh
danh là những con người xã hội chủ nghĩa và mong mỏi một
“xã hội tự do”, thực chất lại nhất trí với tất cả bọn họ trong
thái độ thù địch triệt để và đầy tính bản năng đôi với mọi
hình thái xã hội nào khác hơn là xã hội bầy đàn tự trị (đến
mức phủ nhận ngay cả những khái niệm “chủ”, “tớ” - ni
dieu ni maĩtre là một mô hình của xã hội chủ nghĩa); nhất trí
trong sự phản kháng gay gắt trước mọi đòi hỏi đặc biệt,
trước mọi đặc quyền và Ưu quyền (điều này nói cho rốt ráo
có nghĩa là chống lại mọi thứ quyền: bởi lẽ khi mọi người
đều như nhau, chẳng ai cần “quyền” nữa làm gì); nhất trí
trong sự ngờ vực đối với loại công chính dùng roi vọt (như
thể nó bạo ngược với kẻ yếu, bất công với cái hệ quả tất yếu
của mọi xã hội sơ khai); song, cũng nhất trí trong loại tôn
giáo của lòng từ ái, trong thái độ cảm thông dối với những gì
biết cảm, sống, và đau khổ (dưới đến loài vật, trên đến
“Thượng đế” - sự dồi dào phong phú của niềm “cảm thông
dành cho Thượng đế” thuộc về thời đại dân chủ); nhất trí
hoàn toàn trong tiếng kêu gào và sự quay quắt của nhu cầu

bày tỏ cảm thông, trong sự thù ghét ngút trời đối với khổ
đau, trong sự bất lực gần như đàn bà, không còn khả nàng
đứng ngoài làm kê bàng quan, dể có thể để cho khổ đau tiếp
tục còn là đau khổ; nhất trí cam chịu một sự mông muội và
nhu nhược mà khuynh hướng
Phật giáo mới đang đe dọa Âu châu trong vòng mê hoặc của
nó; nhất trí trong niềm tin vào tính cách luân lý của niễm trắc
ẩn phổ quát, như thể nó là một loại luân lý tự thân, là đỉnh
cao, một đỉnh cao mà con người đã đạt được, là hy vọng độc
nhất của tương lai, là phương thuốc an ủi xoa dịu của hiện
tại, là một đường lối vĩ đại giải thoát khỏi mọi tội lỗi từ thuở
ban sơ - nhất trí hoàn toàn trong niềm tin đôi với xã hội như
tín vào một vị cứu tin, tức là tin vào bầy đàn, vào “bản
thân”...
203
Chúng ta, những kẻ có niềm tin khác - chúng ta, những
kẻ nhìn thấy nơi trào lưu dân chủ không chỉ đơn giản là biểu
biện của một hình thái suy dồi của tổ chức chính trị, mà cõn
là một hình thái suy đồi, nói cách khác, một hình thái giả
ngụy của con người, một kiểu tầm thường hóa và hạ thấp các
giá trị của nó: chúng ta phải nương cậy vào đâu trong niềm
hy vọng của chúng ta? - nương vào những triết gia mới,
không còn chọn lựa nào khác vậy; cậy vào nhửng những tinh
thần đủ mạnh mẽ và sinh động nguồn mạch uyên nguyên để
đối đầu với những phán đoán giá trị nghịch hành, để xoay
chiều và đảo lộn những “giá trị vĩnh cữu”; cậy vào những kẻ
tiên phong, những con người của tương lai, những kẻ hiện tại
đương đồn nén sự bức bách và thắt những mối gút, những kẻ
151
cưỡng bách ý chí của nghìn năm đi theo một lối mới. Những
kẻ lấy việc dạy dỗ con nguời về tương lai của con người làm
ý chí của mình, như là điều gì đó độc lập vối ý chí nhân loại,
và soạn sửa cho một cuộc mạo hiểm vĩ đại, một cuộc thử
nghiệm toàn diện trong giáo dục, hầu đặt dấu chấm hết cho
cuộc thống trị khủng khiếp của “đảo điên” và ngẫu nhiên mà
lâu nay mệnh danh là “lịch sử” - sự điên đảo của “số đông”
chỉ là hình thái sau cùng của nó một hình thái đòi hỏi trong
tương lai phải có một loại triết gia và loại người chĩ huy mới,
những con người mà chỉ cần nhìn thấy bóng dáng họ, tất cả
những gì đã và đang tồn tại trên cõi đời này trong những tâm
hồn che đậy, sợ hãi, tử tế, sẽ tái mét và co rút lại. Đó là hình
ảnh của kẻ thống lãnh đang thấp thoáng trước mắt chứng ta -
tôi có thể gào to điều đó lên được chăng, hỡi các người,
những tinh thần tự do? Những hoàn cảnh mà người ta phải
một phần tạo ra, một phần lợi dụng, để làm điều kiện khai
sinh một kẻ như vậy; những con đường giả định và những
thử nghiêm dò dẫm khiến cho tâm hồn kia nảy nở trào vọt
lên đỉnh cao như thế, bạo liệt như thế và cảm nhận đủ độ dồn
nén dể gánh vác trách nhiệm; một sự chuyển đổi mọi giá trị
mà dưới áp lực và những nhát búa mới mẻ của nó, lương tâm
được tôi luyện thành thép, con tim thành sắt, để có thể đảm
nhận một trọng trách như thế; mặt khác, sự tất yếu phải có
một kẻ lãnh đạo như thế, mối hiểm họa khủng khiếp nếu một
kẻ như thế không xuất hiện, hoặc giả không thể xuất hiện,
hoặc giả có thể thối hóa - đó là tất cả nỗi lo ngại và ưu tư
thực sự của chúng ta, các người có thể hội điều này chăng,
hỡi nhưng tâm hồn tự do? Đó là những tư tưởng và sấm
động xa xãm trĩu nặng vọt ngang cõi nhân sinh của chủng ta.
ít có nỗi đau nào đau hơn khi đã nhìn thấy, chứng kiến và
đồng thời cảm nhận sự kiện một kẻ trác tuyệt như thế đi
152
chệch khỏi đạo lộ và thôi hóa: song, kẻ nào có con mắt dị
thường đủ sức nhìn thấy môi hiểm họa toàn diện của sự kiện
“con người” đang thối hóa, kẻ nào, như chúng ta, nhận ra
cuộc ngẫu nhiên kỳ vĩ đang chơi trò chơi của nó trên tương
lai con người - một cuộc chơi không có một bàn tay nào,
ngay cả một “ngón tay của Thượng đế”, dự phần! - kẻ nào
đoán ra cái định mệnh ẩn tàng trong sự ngây thơ và nhẹ dạ
ngu xuẩn của “ý niệm hiện đại”, còn hơn thế nữa, trong toàn
nền luân lý Âu châu Cơ đốc: kẻ ấy sẽ phải chịu dựng một nỗi
âu lo không gì sánh nổi - chỉ bằng một cái nhìn, kẻ đó liền
nắm bắt được tát cả những gì còn có thể di dưỡng từ chính
con người thông qua quá trình tích tập, gia bồi sức lực và
nhiệm vụ một cách thuận lợi, bằng tất cả lương tri, hắn biết
con người vẫn còn chưa kiệt tận những khả thể tối hoằng đại
như thế nào, và đã bao lần loài người đã dứng trước những
quyết định kỳ bí và những đạo lộ mới mẻ - từ trong những
hoài niệm chua xót nhất, hắn còn thâm hiểu hơn nữa những
phiền lụy nào lâu nay đã khiến cho cuộc sinh hóa hóa sinh
kia bao lần gẫy lìa, đổ vỡ, chìm lỉm, và tang thương đến vậy.
Cuộc thối hóa toàn diện của con người, xuông đến cái chỗ
mà ngày nay bị bọn ngu si dốt nát, đầu dẹt thuộc đảng Xã
hội gọi là “con người của tương lai”, - như là lý tưởng của
bọn chúng vậy! - mưu đồ làm tha hóa và ti tiện hóa con
người đến mức thành ra thú tính bầy đàn trọn vẹn này (hoặc
như đã nói, thành cái gọi là “xã hội tự do”), công cuộc cầm
thú hóa con người thành những con vật tí hon có quyền và
nhu cầu bình đẳng này là chuyện khả dĩ, không chút nghi
ngờ! Kẻ nào một lần suy ngẫm cho tận cùng về khả năng này
sẽ thể nghiệm một sự kinh tởm lớn hơn mọi kẻ khác - và có
lẽ cũng sẽ ý thức được cái nhiệm vụ mới mẻ mà hắn phải
gánh vác!....



No comments:

Post a Comment