Sunday, May 26, 2013

Bên Kia Bờ Thiện Ác (Chương III): Tinh Thể Tôn Giáo

CHƯƠNG III TINH THỂ TÔN GIÁO
45
Tâm hồn con người và cương vực của nó, phạm vi của các kinh nghiêm nội tại của con người đã đạt được cho đến ngày nay, những đỉnh cao, chiều sâu và viễn độ của kinh nghiệm, toàn thể lịch sử diễn hóa của tâm hồn cho đến nay cùng với suối nguồn khả thể vẫn còn chưa uống cạn của nó: đốì với một nhà tâm lý học bẩm sinh và cũng là một người bạn của “cuộc săn lớn”, đó là khu vực săn tiền định.
Thê mà, kẻ thợ săn ấy phải bao lần thốt lên lời tuyệt vọng: “chỉ mình ta! Than ôi, duy chỉ mình ta! và đây muôn trùng nguyên sơ rừng thẳm!” Và vì vậy, hắn tưởng vọng đến hàng trăm trợ thủ và những con chó săn lão luyện mà hắn có thể lùa vào trong lịch sử tinh thần của con người để vây hãm muông thú của hẳn lại. Vô ích: hắn cố gắng nhiều bận, triệt để và cay đắng, vẫn không sao tìm được những trợ thủ lão luyện và những con chó sãn cho cuộc tìm kiếm những điều khơi gợi sự hiếu kỳ của hán. Điều tồi tệ khi người ta đẩy những ông học giả vào một khu vực săn bán mới mẻ và nguy hiểm, vào cái chốn đòi hỏi lòng dũng cảm, sự sáng suốt và tinh tế trong mọi ý nghĩa, đó là các ông học giả trở nên không còn hữu dụng chính vào lúc mà “cuộc săn lởn” và đồng thời là hiểm họa lớn, khởi sự - chính ở thời điểm đó, bọn họ đã đánh mất cặp mắt săn và cái mũi săn. Chẳng hạn, để phát hiện
73
và xác định được lịch sử nào mà lâu nay vấn đề thức tri và tâm
thức trong tâm hồn của homines religỉos(lì đã trải qua, chỉ có
những tâm hồn nào thực thâm viễn, chịu nhiều thương tổn và
kỳ vĩ như tâm thức thông tuệ của Pascal, mới có thể liễu giải
được - và hơn nữa, bao giờ nó cũng đòi hỏi cái trí huệ vừa trong
trẻo vừa tinh quái và thênh thang như đất trời kia, trí huệ ấy từ
trên có thể trông xuống chốn nhân gian xô bồ hỗn loạn của
những trải nghiệm đớn đau và đầy hiểm tượng, có thể chỉnh lý
và bức bách chúng vào những mô thức. — Thế nhưng, ai giúp
được ta thực hiện công nghiệp này! Ai có đủ thời gian mà chờ
đợi cái khoảnh khắc kẻ dó đi về! - Rõ ràng, những con người
như thế thật hiếm hoi hy hữuf dường như bất khả ở mọi thời
đại! Cuối cùng, người ta phải tự thân thực thi mọi sự mới mong
sáng tỏ đôi điều: có nghĩa rằng, người ta có quá nhiều việc phải
làm! - Song, sự hiếu kỳ như trường hợp của tôi tỏ ra là một thói
xấu dễ chịu nhâ't trong mọi thói xấu - Hãy khoan thứ cho tôi!
Tôi muốn nói rằng: tình yêu dành cho chân lý sẽ có được phần
thưởng của nổ trên thiên thượng và đã được tưởng thưởng trên
mặt đất này.
46
Niềm tin theo kiểu Cơ đốc giáo sơ kỳ đòi hỏi và không
hiếm khi đạt được, giữa một thế giới hoài nghi và mang tinh
thần tự do phương Nam, một thế giới mà trong đó và đằng sau
đó, suôt cả một thê kỷ dài đã diễn ra sự xung đột giữa các
trường phái triết học, cùng với những giáo huấn về lòng khoan
dung, sản phẩm của imperium Romanum4 - niềm tin ây không
phải là loại niềm tin lệ thuộc, khẩc khổ và chân thành, đại loại
4 Homines reỉigiosi: Con người của tôn giáo
74
như thứ niềm tin của một Luther, một Cromwell nào đó hoặc
nếu không thế thì là của một loại tinh thần của rợ phương Bác
đối với vị Thượng đế và Cơ đốc giáo của họ; đúng hơn nó gần
với niềm tin của Pascal, một thứ niềm tin biểu hiện trong cách
thái kinh dị của nó như một cuộc tự sát trường kỳ của lý trí -
một thứ lý trí ngo ngoe ngọ ngoậy, dai dẳng, lì lợm không phải
đập một nhát là chết ngay. Niềm tin Cơ đốc tự buổi sơ đầu là
một sự hy sinh: hy sinh mọi tự đof mọi lòng kiêu hãnh, mọi sự
tự tín, đồng thời là sự phục tòng, tự phĩ nhổ và tự thui chột.
Nơi niềm tin này hiện diện sự độc ác và tinh thần Phê nê xi tôn
giáo cần thiết cho một tâm thức dung nhu, đa diện và bạc
nhược: nó tiền giâ định rằng sự qui phục của tinh thần là một
sự kiện đau đớn không thể nào tả xiết, rằng toàn bộ quá khứ và
tập quán của tinh thần phải đối kháng với absurdissimumm, và
đó là cách thái mà “niềm tin” sẽ đến với hán. Con người hiện
đại, do đánh mất đi sự nhạy cảm đôi với các thuật ngữ Cơ đốc
giáo, không còn cảm nhận ra cái mức độ tuyệt đôi khủng khiếp
đối với quan niệm cổ đại trong sự nghịch lý của công thức
“Chúa bị đóng đinh câu rút”. Cho đến ngày nay, chưa bao giờ
và không ở đâu, ta từng chứng kiến một sự táo bạo tương tự
như thế trong đường lối nghịch hành, một điều gì đó như một
niềm kinh hãi, như một lời chất vấa, một vấn đề khả vấn, như
công thức này: nó hứa hẹn một sự đảo lộn mọi giá trị cổ thời. -
Đó chính là cõi Đông phương, côi Đông phương thâm viễn, đó
chính là kẻ nô lệ Đông phương, bằng cách này, trả thù La mã
và lòng khoan dung cao quý, bồng bột của nó, tinh thần “Thiên
chúa giáo” của đức tin La mã - và bao giờ cũng thế, chẳng phải
niềm tin mà chính sự tự do thoát khỏi niềm tin, sự vô tư mỉm
cười và có phần khắc kỉ trước thái độ nghiêm trang túc mục
của lòng tin kia, đã khiến kẻ nô lệ đứng trước chủ nhân và
chông lại chủ nhân của hán. “Giác ngộ” biến thành phẫn nộ: kẻ

nộ lệ muôn sự tuyệt đôi. Hắn chỉ cảm thông với sự độc đoán,
ngay cả trong địa hạt luân lý, hắn yêu cũng như ghét, không
chút sắc thái sai biệt trong chiều sâu, trong đau đớn, trong cả sự
bệnh hoạn, - bao nhiêu khổ đau ẩn giấu của hắn nổi dậy chống
lại thị hiếu quí tộc, một thị hiếu phủ nhận sự đau khổ. Lòng
hoài nghi đôi với khổ đau, mà thực chất chỉ là biểu hiện của
thái độ luân lý quí tộc, góp phần không nhỏ trong sự khởi phát
của cuộc nổi đậy vĩ đại cuối cùng của nô lệ được mở đầu bằng
cuộc Cách mạng Pháp.
47
Xưa nay, trên mặt đất này, ở đâu xuất hiện chứng loạn
thần kinh tôn giáo, ta đều nhận thấy nó gắn liền với ba chỉ định
tiết chế nguy hiểm: cô độc, kiêng khem và chế dục - tuy vậy, ở
đây ta không thể nào xác định được đâu là nguyên nhân, đâu là
tác dụng, và phải chăng ở đây có tồn tại một môi tương quan
giữa nguyên nhân và tác dụng. Biện minh cho sự ngờ vực sau
cùng này là sự kiện một trong những hiện tượng thường gặp
nhất, dù trong trường hợp những dân tộc bán khai hay văn
minh, đó là lòng khát dục cực độ và cực kỳ đột ngột, lòng khát
dục này, cũng với cách thức đột ngột như thế, hốt chuyển thành
trận hối quá và thái độ phủ nhận thế giới và ý chí, cả hai hiện
tượng phải chăng có thể hiểu như là biểu hiện của một chứng
động kinh được ngụy trang? Thế nhưng, không ở dâu người ta
cần phải từ bỏ một sự diễn giải hơn: xưa nay chưa có một loại
thứ hai nào được vây bọc bởi sum suê nùng mật những điều phi
lý và mê tín hơn, xưa nay chưa một điều gì dường như thu hút
sự quan tâm của con người, kể cả triết gia, hơn - có lẽ đã đến
lúc ở đây cần phải có một tâm thế điềm tỉnh, lạnh lùng một
76
chút, cần phải học cách thận trọng, hoặc đúng hơn: cần phải
biết quay đi và bước tới. - Trong bốì cảnh của loại triết học mới
xuất hiện gần đây nhất, triết học Schopenhauer, vẫn còn hiện
diện, gần như là một vấn đề tự thân, một dấu hỏi dị thường về
sự khủng hoảng tôn giáo và sự tỉnh thức. Làm thế nào có thể
phủ nhận được ý chí? Làm thê nào có thể nhiếp dẫn về cái tinh
thể hiền minh thánh triết? - dường như đó thực sự là những lời
chất vấn đã xui Schopenhauer đến với triết học và khởi sự làm
triết gia. Và vì vậy, đúng là hậu quả đích thực của
Schopenhauer, khi môn đồ thuần thành nhất của ông ta (và có
lẽ ỉà môn đồ tôi hậu của ông ta trong phạm vi nước Đức),
Richard Wagner, đã đưa tác phẩm của đời mình đến điểm kết
thúc ở chính chỗ này và sau cùng còn trình diễn một mẫu
người đáng sợ và trường tồn trên sân khấu, một Kundry, type
vécu, với cuộc đời như thế, như thế; đồng thời, lúc ấy, ở mọi
xứ sở trên khắp các dải đất Âu châu, các ông bác sĩ tâm thần
được dịp nghiền ngẫm, nghiên cứu kiểu mẫu này thật tỉ mỉ,
khắp nơi, ở dâu mà chứng thần kinh tòn giáo - hoặc là, như
cách tôi gọi, “tinh thể tôn giáo” - bộc phát trận dịch tối hậu
cùng với những diễn biến của nó dưới hình thức “Đoàn quân
cứu thê”. - Song, người ta nêu lên lời tự vấn, đâu thực sự là
nguyên nhân khiến cho con người thuộc mọi thời đại, mọi thế
hệ, kể cả những triết gia, cứ say sưa đắm đuối với hiện tượng
thần thánh: thì không còn hồ nghi gì nữa mà đáp rằng, đó chính
là hào quang “mầu nhiệm” gắn liền với nó, tức là cái thế thuận
tự thừa tiếp trực tiếp của các cặp đối lập, của những trạng thái
tâm hồn mang giá trị đối lập về phương điện luân lý: người ta
tin như hai với hai là bốn rằng, một “người xấu” bỗng dưng trở
thành “thánh nhân”, trở thành một cá nhân toàn thiện. Tâm lý
học cho đến ngày nay bị mắc cạn ở điểm này: chẳng phải
nguyên nhân chủ yếu của vân đề này là do tâm lý học tự đặt
77
mình dưới sự thống trị của luân lý hay sao, là do nó đặt niềm
tin vào những sự dối lập giá trị luân lý, và khi nhìn, đọc, diễn
giải văn bản và sự kiện gì, mỗi mỗi đều gán vào đó những sự
đối lập, tương phản? - Như thế là làm sao? Sự “mầu nhiệm”
phải chăng chỉ là điều thác ngộ trong sự diễn giải? Một khiếm
khuyết về phương diện ngữ học?
48
Dường như tinh thần Thiên chúa giáo gắn bó nội mật với
chủng tộc Latin hơn là toàn thể tinh thần Cơ đốc giáo nói
chung đôi với người phương Bắc chúng ta; và hệ quả là sự vô
tín ở các quốc gia Thiên chúa giáo mang ý nghĩa gì đó hoàn
toàn khác so với ở các qucíc gia Tin lành - tức là một hình thức
phản kháng chống lại tinh thần của chủng tộc,
trong khi ở chúng ta, nó đúng hơn là một sự hồi qui về với
tinh thần (hoặc phi tinh thần) của chủng tộc. Không còn nghi
ngờ gì nữa, những người phương Bắc chúng ta xuất thân từ
những chủng tộc man di, dẫu xét đến phương diện thiên
hướng tôn giáo của chúng ta: cơ tạng của chúng ta không
hợp lắm với tôn giáo. Người Celt là một lệ ngoại, bởi thế họ
đã hình thành một mảnh dất phì nhiêu cho sự tiêm nhiễm và
lan truyền của Cơ đốc giáo ở phương Bắc - ở Pháp, lý tưởng
Cơ đốc giáo chỉ sum suê, phát đạt, chừng nào mà vầng nhật
nhợt nhạt phương Bắc cho phép nó như thế. Ngay đến
những người Pháp hoài nghi gần đây, đối với thị hiếu của
chúng ta, vẫn còn tỏ ra ngoan đạo một cách lạ lùng, khi mà
trong nguồn gốc họ có chút gì đó của dòng máu người Celt!
Xã hội học của Auguste Comte, cùng với lô-gích La mã
trong bản năng của nóf bốc lên cái mùi Thiên chúa giáo và
78
phi tinh thần Đức biết bao! Những kẻ sáng suốt, khả ái như
Cicerone von Port-Royal và Sainte-Beuve vẫn mang hơi
hướng tinh thần Gia tỏ hội biết bao, bất chấp mọi thái độ thù
địch của họ đôi với Gia tô hội! Và ngay cả Ernest Renan:
ngôn ngữ của một người như Renan nghe ra chẳng thông
chút nào đôi với người phương Bắc chúng ta; trong ông ta,
hằng hằng phút giây, một thứ hư vô nào đó của trương lực
tôn giáo đang tàn phá sự quân bình trong tâm hồn của ông
ta, một tâm hồn, trong ý nghĩa thật tinh tế, mang đầy nhục
cảm và say sưa trong êm đềm mộng ảo! Ta hãy trùng diễn
một lần những lời hoa mỹ của ông ta - và sự ranh mãnh và
niềm phấn khích nào hốt nhiên kích động thành lời đáp
trong một tâm hồn đường như kém huy hoàng tráng lệ hơn
và cứng rắn hơn, nói cách khác, mang tinh thể Đức hơn -
‘ễ.'disons done harảiment que la religion est un produỉt ảe
I’homme normal1 que 1’homme est le plus dans le vrai
quanả
// est leplus reỉiịieux d kplus assure d’une destinée infinie. . . .
C’est quand il est bon quil veut que la vertu corresponds a' un
ordre éterneí, c’est quand il contempk les cboses d’une
manĩere désintéressée qu 'il trouve la mort révoltante et
absurde. Comment ne pas supposer que c’est dans ces
moments-ỉa 'f que I’homme voit le mieux? . . .JU) Những lời nói
này nghe ra quá tương phản với lỗ tai và thói quen của tôi, đến
mức khi vừa bắt gặp, sự phẫn nộ đầu tiên liền xui tôi hạ bút
chua một lời bên mép giấy “ỉa nìaiserie religỉeuse par
excellence”5 - cho đến khi cơn giận sau cùng thành ra yêu mến
những lời lẽ ấy, những lời lẽ chứa đựng một chân lý đi bằng
5 “La niaiserie religieuse par excellencer,Ệ. “Một kiểu ngu xuẩn tiêu biểu
nhất của tinh thần tôn giáo”
79
đầu! Tuyệt diệu biết bao, ly kỳ biết bao, khi ta bắt gặp đối cực
của riêng mình!
Điều khiến ta ngạc nhiên trong tinh thần tôn giáo của
người Hy lạp cổ đại là cái suối nguồn tri ân dạt dào sung
mãn tuôn trào từ đó - một loại người quá cao quý đứng trước
thiên nhiên và cuộc sống với một tinh thần như thế! - Về
sau, khi sô" đông bình phàm chiếm địa vị ưu thắng ở Hy lạp,
thì sợ hãi cũng chế ngự trong tôn giáo; và Cơ đốc giáo khởi
sự.
50
Lòng đam mê cuồng nhiệt dành cho Thượng đế: có
những cách thái chất phát, chân thành, và khiên cưỡng, như
kiểu của Luther - toàn bộ đạo Tin lành không có được phong
cách delicatezzam của miền Nam. Có một thể tính hoạt tồn
ngoại kỷ theo thể thái phương Đông trong đó, như trường
hợp một kẻ nô lệ được ban thưởng và đề cao một cách
không xứng đáng, chẳng hạn như trường hợp Augustine,
một con người thiếu vắng mọi phong thái cao nhã trong cử
chỉ và khát vọng đến mức độ khiến ta khó chịu. Có tính cách
dung nhu và khát vọng nữ tính trong đó, một khát vọng
hướng đến unio mystica et physicam trong niềm e lệ và vô
thức: như trường hợp Madame de Guyon. Trong nhiều
trường hợp, nó biểu hiện thật kỳ lạ như một hình thức ngụy
trang tình trạng dậy thì của thanh niên thiếu nữ; đây đó
thậm chí còn biểu hiện như một chứng loạn thần kinh của
gái già, như tham vọng cuối cùng của nàng vậy. Toà thánh
đã nhiều lần phong thánh phụ nữ trong những trường hợp
như thế.
80
51
Xưa nay, những con người mạnh mẽ nhất bao giờ cũng
cúi mình cung kính trước thánh nhân, như một ẩn ngữ của
một sự tự nguyện khuất phục và nhận lấy một khiếm khuyết
tối hậu: tại sao bọn họ chịu cúi mình? Họ linh cảm nơi vị
thánh nhân kia — và đồng thời đằng sau dâu hỏi của bộ
dạng suy nhược rầu ĩĩ của ông ta - một thứ uy quyền nhiếp
phục muốn thi triển khả nãng của nó trong sự chinh phục
như vậy, một sức mạnh ý chí, mà trong đó bọn họ sẽ lại
nhận ra và biết kính trọng sức mạnh của bản thân cùng với
lạc thú làm chủ nhân ông. Bọn họ kính ngưỡng điều gì đó
nơi bản thân khi bày tỏ lòng kính ngưỡng trước vị thánh
nhân. Thế rồi hình ảnh vị thánh nhân gợi lẽn trong lòng họ
một mối nghi tâm: một sự phủ nhận và phản tự nhiên khổng
lồ mà niềm khát vọng hướng đến như thế lẽ nào là điều vô
ích, bọn họ tự nhủ và tự chất vấn như vậy. Tựa hồ có một
nguyên do nào đó, một môi hiểm họa khổng lồ toàn diện mà
vị khổ hạnh kia hy vọng sẽ sáng tỏ hơn thông qua những kẻ
bí mật tán thán và yết kiến ông ta? Tóm lại, những kẻ mạnh
mẽ trên cõi đời này đã học từ vị đó một nỗi sợ mới, bọn họ
cám nhận một sức mạnh mới, một kẻ thù lạ lẫm, một kẻ thù
vẫn còn chưa bị khuất phục - tức là “ý chí khát vọng quyền
lực” - ấy là điều mà bọn họ cần khi đứng trước vị thánh
nhân. Bọn họ cần phải chất vấn ông ta.
Trong “Cựu ước” của Do thái, sách về sự công chính
linh thánh, hiện diện những con người, những sự việc và
những lập ngôn trong thể thái quá đỗi kỳ vĩ mà ngay cả
những nền vãn hiến của Hy lạp, An độ cũng không xứng
đáng dược dặt ngang hàng với nó. Với lòng sợ hãi và kính
úy, ta đứng trước một di sản khổng lồ còn ghi dấu một giai
70
81
đoạn đã qua trong lịch sử loài người, và trong tâm khởi lén
bao suy nghĩ ảm đạm về một Á Châu cổ kính cùng với bán
đảo Âu châu hơi nhô về trước một chút của nó, một Âu
Châu so kè với Á châu để đại diện cho “sự tiến bộ của nhân
loại”. Cô nhiên, chính kẻ chỉ biết mang thân phận của loài
gia súc mềm yếu nhu nhược, và chỉ biết đến nhu cầu của gia
súc (tương tự như những kẻ học thức của chúng ta, kể cả
những tín đồ “có học thức” của Cơ đốc giáo), kẻ ấy đứng
trước những phế tích kia không chút ngạc nhiên hoặc vướng
bận. Thị hiếu dành cho “Cựu Ước” là đá thử vàng để phát
hiện ra những gì “hoằng đại” và “ti tiện” có lẽ, bao giờ hắn
cũng cảm thấy “Tân Ước”, một thánh thư dạy lòng nhân từ,
gần gũi với con tim của hắn hơn (bởi lẽ, nó đượm mùi khói
nhang khấn vái, ẻo lả, âm u của những tâm hồn bé nhỏ). Khi
gộp chung quyển Tân Ước, một thị hiếu theo kiểu Rococo
cầu kỳ phiền toái, với Cựu Ước thành một cuốn sách, thành
“Kinh Thánh”, thành một cuốn sách “trọn vẹn đầy đủ”: thì
có lẽ đó là việc làm liều lĩnh nhất và một “tội lỗi tinh thần”
nghiêm trọng nhất mà Âu châu hàn lâm chữ nghĩa đã thực
hiện đối với lương tâm của nó.
53
82
Tại sao ngày nay lại xuất hiện khuynh hướng vô thần? -
Tiếng “Cha” dành cho vị Thượng đế đã bị bài bác triệt để;
tương tự như thế là những danh xưng như “vị quan toà”, “vị
ban thưởng” cùng với “ý chí tự do” của Ngài: Ngài không
nghe thấy gì - và dẫu cho Ngài có nghe ra chăng, thì ngài
cũng không biết trợ giúp như thế nào. Điều tệ hại nhất ấy là:
dường như Ngài không có khả năng tự diễn đạt cho mạch lạc
rõ ràng: Ngài hồ đồ chăng? - Sau bao nhiêu giao đàm thuyết
thoại, hỏi han, nghe ngóng, tôi hiểu ra rằng đây là nguyên
nhàn dẫn đến sự suy vi của tín niệm hữu thần; tôi nhận thấy
dường như bản năng tôn giáo đang trỗi lên mạnh mẽ - thế
nhưng theo chiều hướng phủ nhận chính thái dộ thỏa mãn
hữu thần bằng một lòng hoài nghi thăm thẳm.
54
Toàn bộ nền triết học mới thực chất đang thụ tác điều
chi? Kể từ Descartes - và quả thật, diều này trái ngược với
chủ ý của ông ta, hơn là dựa trên tiến trình tư duy của ông ta
- người ta đã biến triết học thành những nỗ lực sát hại cái
khái niệm linh hồn lâu đời thông qua hình thức phê phán
khái niệm chủ-vị — có nghĩa là âm mưu thủ tiêu cái giả thiết
nền tảng của giáo huấn Cơ đốc. Triết học mới, với tư cách
như một khuynh hướng hoài nghi về vấn đề nhận thức, cho
dù ngấm ngầm hoặc công khai, có tính chất chống Cơ đốc
giáo: mặc dù vậy, nếu ta nói riêng cho những đôi tai tinh tế
hơn, nó không có chút nào là phản tôn giáo. Xưa kia, người
ta tin vào sự tồn tại của “tâm hồn” cũng tương tự như khi
người ta tin vào vãn pháp và chủ ngữ văn pháp: người ta cho
rằng, “tôi” là điều kiện, “suy tư” là vị ngữ và bị qui định -
suy tư là một hoạt động, và cần phải có một chủ thể làm tác

nhân của hoạt động này. Ngày nay, với sự kiên trì đáng
ngưỡng mộ, cộng thêm một chút ranh mãnh, người ta cố
gắng thử xem có thể thoát ra khỏi tấm lưới này không
— nghĩa là, cố gắng thử xem điều ngược ỉại có thể khả dĩ
chăng: “suy tư” là điều kiện, “tôi” bị qui định; như vậy, cái
“tôi” chỉ là một khái niệm tổng hợp được tạo tác thông qua
hoạt động suy tư. Thực ra, Kant muôn chứng minh rằng ta
không thể biện minh cho chủ thể bằng cách đứng trên lập
trường chủ thể - và cả khách thể cũng vậy: khả năng của một
sự tồn tại mang tính chất ảnh tượng của chủ thể, tức của
“linh hồn”, có thể chẳng bao giờ là điều xa lạ đối với ông, tư
tưởng ấy đã từng hiện diện và hiện diện một cách hùng hồn
trên mặt đất này trong triết lý Vedanta.
55
Có nhiều tầng bậc trên chiếc thang tàn nhẫn khổng lồ
của tôn giáo; thế nhưng, ba trong số những nấc thang ấy có ý
nghĩa trọng yếu nhất. Có lúc, người ta đã dùng con người
làm vật hiến tế cho vị Thượng đế của họ, có lẽ thậm chí cả
những người mà họ yêu thương nhất - tập tục hiến tế trẻ sơ
sinh của mọi tôn giáo tiền sử qui thuộc về điều này, cuộc
hiến tế của hoàng đê Tiberius nơi hang động Mithras trên
đảo Capri, một điều kinh hoàng nhất trong số những tập tục
lỗi thời của người La mã. Thế rồi, trong thời đại luân lý của
nhân loại, con người hiến tế cái bản năng mạnh mẽ nhất mà
nó sở hữu, cái “thiên tính” của nó, cho Thượng đế; vẻ hân
hoan này lấp lánh trong ánh mắt tàn nhẫn của kẻ khổ hạnh,
của một “phản tự nhiên tính” nhiệt thành. Rốt cùng: còn lại
gì để tiếp tục hiến tế? Há chẳng phải con người cuối cùng
một bận nữa cần phải dốc hết tất cả những gì là an ủi, là
84
thiêng liêng, khang kiện, những gì là hy vọng, là niềm tin,
đem hiến tê cho mối hoà hài bí nhiệm, cho phúc lạc và công
chính tương lai? Há chẳng phải con người cần phải mang
chính Thượng đế ra để hiến tế, và, trong sự tàn nhẫn đôi với
chính bản thân nó, con người thờ phượng, quỳ lạy gạch đá,
những thứ trì độn, ngu si, định mệnh, hư vô? Hiến tế
Thượng đế cho hư vô - niềm bí ẩn đầy nghịch lý của sự tàn
nhẫn tối hậu này là điều dành dụm riêng cho một thế hệ vừa
mới khởi lên: chúng ta đều biết ít nhiều về điều đó.
56
Bất kỳ ai, như tôi, do một niềm khát vọng kỳ lạ nào đó
đã nỗ lực lâu dài, suy nghĩ thật sâu xa về vấn đề bi quan và
giải phóng nó khỏi chốn hẹp hòi và sự ngây thơ vừa mang
sắc thái tinh thần Đức, vừa mang sắc thái Cơ đốc giáo, cái
cách mà nó rút cục đã xuất hiện trong thế kỷ này, tức là
trong diện mạo của triết học Schopenhauer; kẻ nào đã thực
sự một lần mở con mắt Á châu và siêu Á châu dòm xuống và
dõi vào đường lối phủ nhận thế giới triệt để nhất trong mọi
đường lổì suy tư khả dĩ - bên kia Thiện Ác, và không còn
trong vòng lệ thuộc và vọng tưởng của ỉuân lý, như Đức
Phật và Schopenhauer thì có lẽ kẻ ấy, dẫu không thực sự
mong muốn, cũng đã mở con mắt nhìn thấy một lý tưởng trái
ngược: đó là ]ý tưởng của những con người phấn phát nhất,
năng động nhất và thuận tòng nhất đối với đời sông, hắn
không chỉ dung nhận và biết cách thoả hiệp với những gì đã
và đang lưu tồn hoạt hiện, mà còn muốn tiếp dẫn nó trở lại
vào vĩnh cừu như cách nó đã và đang tồn lưu hiện hoạt, một
lời hiệu triệu da capoaì không biết đến sự thỏa mãn, không
chỉ với tự thân, mà đôi với trọn vẹn một màn, một tấn tuồng,
85
và khống chỉ một tấn tuồng, mà thực chất là đối với kẻ đòi
hỏi chính tấn tuồng này - và khiến nó thành điều cần yếu:
bởi lẽ, hắn vĩnh viễn nhu yêu tự thân - và khiến tự thân thủy
chung là điều cần yếu - Sao thế? Và chẳng phải điều này là
một circulus uitiosus deus(2} sao?
57
Bằng tuệ nhãn và tuệ lực, hắn đẩy khoảng cách lùi xa
hơn và cũng nới rộng không gian chung quanh con người:
thế giới của hắn sâu thẳm hơn, những tinh tú mới mẻ, những
ẩn ngữ và hình tượng mới mẻ không ngừng nôi tiếp đi về
trong vòng thị kiến của hắn, Có lẽ, mọi sự gì mà con mắt
tinh thần tác dộng lên với những thao tác mẫn nhuệ, sắc bén
của nó, chỉ là cơ hội để con mắt ấy thi triển năng lực của nó,
chỉ là những món đồ chơi, những thứ dành cho con trẻ và
não trạng trẻ con mà thôi. Có lẽ một ngày nào đó những khái
niệm từng có ý nghĩa nghiệm trọng nhất mà chúng ta đã phải
đấu tranh và vất vả vì nó cùng cực, những khái niệm như
“Thượng đế”, “tội lỗi”, sẽ tỏ ra không còn quan trọng đôi với
chúng ta hơn một món đồ chơi trẻ con hoặc một nỗi đau của
trẻ con trong con mắt của bậc kỳ lão
(1) Da capo: Trở lại từ khởi đầu
(2) Circulus vitiosus dues: Vòng lẩn quẩn oái oăm thần thánh
— và có lẽ những “bậc kỳ lão” ấy lại cần một món đồ chơi
khác và một nỗi đau khác - vĩnh viễn trẻ con, thủy chung con
trẻ!
86
58
Không biết người ta có nhận thức đầy đủ về sự cần thiết
của một nếp sống nhàn nhã, hoặc gần như là thế, đối với một
đời sống tôn giáo thực sự {và cả đối với công cuộc tự kiểm
thảo tế toái mà hắn yêu thích, cũng như thái độ phóng nhiệm
ôn nhu được gọi là “cầu nguyện” và cuộc soạn sửa không
ngừng chờ dợi giờ khắc “Chúa giáng lâm”) hay không, tôi
muốn nói đến sự nhàn nhã với lương tâm trong sáng có từ
thời xa xưa, có từ trong huyết thống, không xa lạ gì với tinh
thần quý tộc, cho rằng lao động hạ thấp phẩm cách con
người - tức là, khiến tâm hồn và thể xác trõ nên tầm thường?
Và hậu quả là sự cần lao hiện đại, xô bồ, mất thời gian, tự
hào và tự hào một cách ngu xuẩn này, hơn mọi điều gì khác,
dạy và soạn sửa cho người ta chính cái thái độ “vô tín”?
Trong sô những kẻ đó, những kẻ hiện thời đang sống bên
ngoài tôn giáo ở Đức, chẳng hạn, tôi nhận thấy nhiều kẻ
mang “tư tưởng tự do” trong nhiều hình thức và nguyên do
khác nhau, thế nhưng trước hết đa số những kẻ đó, do sự cần
lao từ thế hệ này sang thế hệ khác, đã đánh mất đi bản năng
tôn giáo: và thế là bọn họ không còn có thể hiểu tôn giáo có
lợi ích gì và ghi nhận sự tồn tại của nó trên cõi đời này bằng
một sự ngạc nhiên ngớ ngẩn. Những kẻ thật thà này vốn cảm
nhận bản thân của họ bị vây bọc bởi biết bao đòi hỏi, dù là
những đòi hỏi của công việc hay giải trí, chưa nói đến những
đòi hỏi của “quê hương”, của
báo chí và “nghĩa vụ gia đình”: dường như họ chẳng còn thời
gian để quan tâm đến vân đề tôn giáo nữa, hơn thế, họ cũng
mơ hồ không rõ nó có quan hệ gì chăng đôi với những phi vụ
làm ăn hoặc những hoạt động giải trí mới mẻ - bởi lẽ, họ cho
rằng, lẽ nào người ta bước chân đến nhà thờ chỉ để làm hỏng
87
sinh thú. Họ chẳng phải là kẻ thù của tập quán tôn giáo;
trong những trường hợp nào đó, khi mà người ta cần phải
tham dự vào những tập quán như thế, đại khái như là một đòi
hỏi của dân tộc, họ làm theo những gì người khác đòi hỏi,
cũng như rất nhiều những đòi hỏi khác vậy với một thái độ
nghiêm trang vừa khiêm cung vừa nhẫn nại và không biểu
hiện sự thắc mắc hoặc khó chịu nào - họ sông xa cách, bên
lề, đến mức lòng không còn cảm thấy cần thiết ngay cả sự
tòng thuận hoặc đối kháng trong những vấn đề như thế.
Trong số những con người thờ ơ lãnh đạm này, ngày nay đa
phần là những tín đồ Tin lành người Đức thuộc tầng lớp
trung lưu, nhất là ở những trung tâm thương mại giao dịch
lớn và nhộn nhịp; đồng thời, phần đông là những học giả cần
mẫn cùng với toàn thể những kẻ phụ tùy của các trường đại
học (trừ các nhà thần học, sự tồn tại và khả tính của những
người này không ngừng cung hiến cho giới tâm lý gia những
ẩn ngữ mỗi lúc càng tinh vi hơn). Đứng ở góc độ của những
người sùng tín hoặc dù chỉ năng đi lễ nhà thờ, ta hiếm khi
hình dung được cần phải có bao nhiêu phần thiện chí, hoặc
ta có thể gọi là nguyện ý cũng được, để các ông học giả nhìn
vấn đề tôn giáo một cách nghiêm túc; khởi đi từ nhãn quan
chức nghiệp (và, như đã nói, từ nhãn quan của tinh thần cần
lao của một công chức mà lương tâm hiện đại của ông ta đòi
hỏi phải có), ông học giả thường có một thái độ vui vẻ vừa
cao đạo, vừa gần như tử tế, trước vấn đề tôn giáo, đôi lúc xen
lẫn với lòng khinh thị đối với sự “vô khiết” của tinh thần mà
ông ta giả thiết rằng nó tồn tại ở bất cứ đâu mà người ta còn
thú nhận một sự lệ thuộc đôi với nhà thờ và giáo hội. Chỉ
nhờ sự trợ giúp của lịch sử (tức là không thông qua kinh
nghiệm cá nhân), kẻ học giả mới có được một thái độ
nghiêm túc và kính trọng đúng nghĩa cũng như sự thận trọng
88
dè dặt đối với tôn giáo; thế nhưng, thậm chí khi ông ta nâng
tình cảm của ông ta lên đến mức độ của một niềm tri ân đối
với tôn giáo, thì cá nhân ông ta cũng không tiến thêm một
bước nào gần hơn với những gì vẫn còn tồn tại như là nhà
thờ và lòng mộ đạo: có lẽ trái lại ỉà đằng khác. Thái độ lãnh
đạm trước những vấn đề tôn giáo mà bản thân ông ta được
sinh ra và nuôi dưỡng trong đó, thường có khuynh hướng
thãng hoa và kết tinh trong con người ông ta thành tính cách
thận trọng và thuần khiết, biết ngượng ngùng khi tiếp xúc
với những con người hoặc những vấn đề thuộc về tôn giáo;
và có thể chính chiều kích sâu thẳm của đức tính bao dung
và tinh thần nhân bản đã khiến cho ông ta né tránh những
trạng huống bức bách tế nhị như là hậu quả của chính sự bao
dung. - Mỗi thời đại biểu hiện một thể thái hồn nhiên thần
thánh riêng biệt mà sự phát minh của nó khiến cho những
thời đại khác không khỏi ganh tị - và bao nhiêu sự thơ ngây
hồn nhiên, bao nhiêu sự ngây thơ vừa đáng kính vừa trẻ con
và u mê cùng cực đằng sau niềm tin tưởng của ông học giả
đối với sự ưu việt của bản thân, đôi với lương tâm tốt đẹp
của lòng bao dung của mình, đôi với niềm xác tín giản dị
không ngờ trong cách thức mà bản năng của ông ta đối xử
với những con người tôn giáo như một loại người ít giá trị
hơn, tầm thường hơn, một loại người mà từ đó ông ta đã xuất
thân, xuất ly và siêu việt - ông ta chính là một gã lùn, một kẻ
thất phu nhỏ bé kiêu cãng, một kẻ lao động trí óc và tay chân
cần cù mau mắn của “ý niệm”, của “ý niệm hiện đại”!
59
Kẻ nào nhìn vào chiều kích sâu thẳm của thế gian sẽ
phát hiện ra ý nghĩa minh triết nào trong sự vụ con người cư
89
xử một cách nông cạn, hời hợt. Bản năng sinh tồn dạy nó
sống hời hợt, dễ dãi và sai lầm. Ta có thể nhận ra đây đó
lòng tôn thờ đầy đam mê đến mức cực đoan của các triết gia
và nghệ sĩ đối với những “hình thức thuần túy”: không ai có
thể nghi ngờ một điều rằng, nếu kẻ nào cần đến lòng tôn thờ
đối với sự nông cạn theo cách thái như thế, một lúc nào đó
hắn sẽ tóm được những điều bất hạnh ẩn tàng bên dưới bề
mặt đó. Có lẽ, thậm chí đốì với những đứa trẻ bị thiêu đốt
này, những nghệ sĩ thiên sinh, những kẻ chỉ còn tìm thấy
niềm vui cuộc sống trong ý đồ xuyên tạc các hình ảnh của
nó {như thể là một cuộc trả thù dai dẵng dối vứi đời sống),
đôi với họ còn có một sự khác biệt về mức độ: người ta có
thể suy ra được đời sống dã bị hủy hoại như thế nào, đến
mức độ nào đối với bọn họ, thông qua ước vọng của bọn họ
muốn chứng kiến hình ảnh đời sống bị xuyên tạc, xóa nhòe,
siêu quá và thần thánh hóa như thế nào, - ta có thể kể những
homines religiosi trong sô" các nghệ sĩ, như những con
người cao viễn nhất trong số ấy. Chính nỗi sợ hãi mang lòng
hoài nghi và sâu thẳm trước một khuynh hướng bi quan
không thể cứu vân đã xui cả thiên niên kỷ cắn ngập răng vào
sự diễn dịch ý nghĩa của cuộc tồn sinh theo quan điểm tôn
giáo: niềm sợ hãi của bản năng kia linh cảm rằng con người
có thể sê chiếm hữu được chán lý quá sớm, trước khi con
người đủ mạnh mẽ, đủ cứng rắn và đủ nghệ sĩ... Nhìn từ góc
độ này, lòng sùng tín, “đời sống trong lòng Thượng đế”,
đường như là sản phẩm tối hậu và tinh vi nhất của niềm sợ
hãi trước chân lý, là lòng tôn thờ và trận túy lủy say sưa của
người nghệ sĩ trước hệ quả tất yếu nhất của mọi vọng tưởng,
là ý chí muốn đảo lộn mọi chân lý, là ý chí khát vọng đạt
được những gì là phi chân lý bằng mọi giá. Có lẽ, cho đến
ngày nay không có một phương tiện nào khiến con người
90
đẹp đẽ, duyên dáng hơn lòng sùng tín: với lòng sùng tín, con
người trở nén quá nghệ thuật, quá đỗi xảo diệu, quá sắc màu
xỏa lộng, quá thiện lương, khiến ta không còn cảm thấy khó
chịu về dung mạo của nó nữa.
60
Yêu thương con người ưi Thượng đế - đó là tình cảm
cao quý nhất và xa cách nhất mà con người đạt được cho đến
ngày nay. Yêu thương con người mà không có thâm ý thánh
hóa nào đó thì chỉ càng thêm bỉ lậu và thú tính, sự hướng đến
tình yêu thương con người này chỉ nhận được kích thước và
sự tinh vi như những hạt muôi và những mảy hổ phách của
nó từ một khuynh hướng cao viễn hơn - cho dẫu kẻ lần đầu
tiên cảm nhận và “trải nghiệm” điều đó là ai đi nữa, cho dẫu
môi miệng hắn có vấp váp ngọng ngịu như thế nào khi hắn
cô" gắng diễn đạt sự tinh vi tế toái ấy, hắn vẫn cứ tồn lưu
muôn thuở là thần thánh thiên tién và đáng kính trọng, là kẻ
đã từng bay cao nhất và đã lạc bước trong thể thái tráng lệ và
huy hoàng nhất!
Triết gia, theo cách hiểu của những con người mang tinh
thần tự do như chúng ta, là kẻ mang lãnh một trách nhiệm
bao trùm nhất, kẻ có lương tri hướng đến sự phát triển chung
của nhân loại: kẻ triết gia này sử dụng tôn giáo phục vụ sự
nghiệp rèn luyện, giáo dục, tương tự như cách hắn lợi dụng
những điều kiện kinh tế chính trị của thời đại mà hắn sông
vậy. Sự tác động mang tính chọn lọc, trừng giới, CÓ nghĩa
là bao giờ cũng vừa có tính cách phá hủy vừa có tính cách
sáng tạo và dựng lập, và có thể thực thi bằng sự trợ giúp của
tôn giáo, sự tác động ấy biểu hiện trong thể thái đa diện và
phong phú, tùy thuộc loại người nào nằm trong ma lực và sự
91
bảo hộ của nó. Đối với những kẻ mạnh mẽ và độc lập, có
thiên tư bẩm tính làm kẻ chỉ huy, với lý trí và nghệ thuật
biểu hiện một cách sinh động của một chủng tộc thống trị,
tôn giáo còn là một phương tiện nữa giúp chinh phục những
trở lực, để có thể đạt được địa vị thống trị: như một sợi dây
buộc chặt kẻ thống trị với kẻ thuần phục lại với nhau, nó
phơi bày và phó thác cho kẻ mạnh cái lương tâm của kẻ
thuần phục, cáí cõi ẩn tàng và nội mật nhất luôn muốn lẩn
tránh sự phục tòng; đôi với trường hợp những cá nhân mang
bản tính của một chủng tộc cao quý như vậy, thích nghi với
khuynh hướng của một tâm hồn cao viễn, họ nghiêng về một
lổì sông cách biệt và nhiều suy niệm hơn và chĩ bảo lưu một
hình thái thống trị ưu việt nhất (thống lãnh những đồ đệ
hoặc đạo hữu được tuyển chọn), bấy giờ tôn giáo có thể
được lợi dụng như một phương tiện đem lại trạng thái tĩnh
lặng trước sự xô bồ huyên náo và những nhọc nhằn của công
cuộc điều lý thô trọng hơn và sự thuần khiết trước những
nhơ bẩn tất yếu
của mọi thủ đọan chính trị. Những tín đồ Bà la môn, chẳng
hạn, đã suy nghĩ như vậy: với sự trợ giúp của một tổ chức
tôn giáo, họ tự cho mình cái quyền chỉ định một vị quân
vương cho quần chúng, trong khi họ đứng bên lề và ngoài
cuộc, tự cảm thấy mình như những con người gánh vác
những trách nhiệm cao cả hơn và siêu việt vương quyền.
Trong khi ây, tôn giáo cũng trang bị cho một bộ phận những
kẻ bị trị những chỉ dẫn và cơ hội để soạn sửa trong tương lai
nắm giữ vai trò thông trị và sai khiến, tức là cái tầng lớp
đang dần dà khởi lên và không ngừng vươn lên, thông qua
một truyền thống hôn phối xảo diệu giữa quyền lực và dục
92
vọng của một ý chí tự chinh phục, - tôn giáo mang đến cho
họ niềm khích lệ và dẫn dụ bọn họ trên đạo lộ hướng đến
một cõi tinh thần cao viễn hơn, để thể nghiệm cảm giác của
một cuộc chinh phục vĩ đại, của một sự câm nín và cô độc -
chủ nghĩa khổ hạnh và Thanh giáo là những phương tiện
giáo dục và nâng cao phẩm chất gần như không thể thiếu
được, khi một chủng tộc muôn trở thành chúa tể của nguồn
gốc tầm thường của nó và vươn lên ngôi vị thông trị trong
tương lai. Sau cùng, đôi với những kẻ bình phàm, những kẻ
thuộc về số đông sống để phụng sự và phục vụ lợi ích chung
và chỉ được phép tồn sinh hoạt hiện trong ý nghĩa đó, tôn
giáo mang đến cho họ một thái độ an phận, tri túc vô giá
trước hoàn cảnh và chủng tính của họ, những niềm an ổn đa
diện trong cõi lòng, tính cách cao quý trong sự phục tòng,
cộng với niềm vui và sự cảm thông đôi với những kẻ có
cùng số phận như họ, một điều gì đó như sự cải biến và tu
sức, một điều gì đó như biện minh cho toàn bộ những gì là
bình nhật, tầm thường, là nghèo nàn thô lỗ trong tâm hồn của
họ. Tôn giáo và ý nghĩa tôn giáo của đời sống lấp lánh trên
những cuộc đời luôn luôn phiền muộn như vậy và khiến cho
dung mạo những con người ấy trở nên dễ nhìn hơn, và cũng
như tác dụng của triết lý Epicurus thường thấy đối với những
kẻ đau khổ thuộc tầng lớp trẽn, nó có tác dụng làm dịu mát,
thanh lọc, đồng thời khai thác sự đau khổ, cuối cùng thậm
chí thánh hóa và biện mình cho nó. Trong Phật gì áo và Cơ
đốc giáo, có lẽ không có gì đáng kính trọng hơn là cái nghệ
thuật mà hai tôn giáo này dạy cho những kẻ tói tầm thường
hạ liệt thồng qua lòng mộ đạo biết đặt bản thân họ trong một
trật tự ảnh tượng cao hơn của sự vật và bằng cách này họ
duy trì được thái độ thỏa mản đối với trật tự của hiện thực
đời sống đầy cam go của họ - và chính sự cam go này lại là
93
điều cần yếu!
62
Cuối cùng, đương nhiên phải kể đến khía cạnh tiêu cực
của những loại tôn giáo như vậy và phơi bày sự nguy hiểm
to lớn của chúng ra trưức ánh sáng - bao giờ cũng phải trả
một cái giá thật đắt và kinh khủng nếu tôn giáo không được
sử dụng như một công cụ dùng để uốn nắn, giáo dục trong
tay của triết gia mà tồn tại độc lập như một thế lực tối cao,
khi tôn giáo không chịu làm một phương tiện bên cạnh
nhừng phương tiện khác mà tự xem mình như mục đích tôi
hậu. Trong loài người cũng như trong mọi loài động vật nào
khác, những kẻ bất tài, bệnh hoạn, thôi hóa, bại hoại, những
kẻ phải chịu khổ đau, bao giờ cũng chiếm một tỉ lệ lớn;
những trường hợp hoàn hảo trong loài người luòn là lệ
ngoại, và thậm chí nếu xét về phương diện con người là một
con vật vẫn còn chưa xác định, thì đó sẽ là một lệ ngoại rất
hiếm hoi. Thế nhưng sự vụ còn tệ hơn nữa: khi
mẫu người làm đại diện cho con người càng cao viễn
bao nhiêu, thì càng không có khả năng mẫu người ấy thành
tựu bấy nhiêu: sự ngẫu nhiên, luật tắc của sự phi lý trong
toàn thể sinh hoạt của loài người biểu hiện kinh hoàng nhất
trong hiệu năng hủy hoại của nó đối với loại người cao viễn,
những con người có những điều kiện sông tinh vi, đa diện,
và khó lòng đoán định được. Bấy giờ, hai tôn giáo vĩ dại
nhất kể trên xử sự như thế nào đối với đa số những trường
hợp thất bại như thế? Hai tôn giáo này cô gắng duy trì, bảo
tồn trong đời sống những gì có thể bảo tồn, thực vậy, chúng
triệt để chọn chỗ đứng của một tôn giáo dành cho những kể
94
đau khổ, chúng cảm thông với tất cả những kẻ phải chịu
đựng cuộc đờí như chịu đựng một căn bệnh, và muốn xác
lập quan điểm rằng mọi cảm nhận khác về đời sống là sai
lầm và bất khả. Dẫu người ta vẫn cứ muôn đánh giá cao thái
độ quan tâm an ủi và săn sóc không chỉ đã và dang dành cho
những con người đau khổ mà còn dành cho mẫu người cao
viễn nhất mà cho đến nay bao giờ cũng điêu linh nhất: nhìn
tổng thể, những tôn giáo lâu nay, tức những tôn giáo tối tôn,
qui thuộc về một trong những nguyên nhân chính duy trì
kiểu mẫu “con người” ở nấc thang thấp hèn - chúng trì hộ
quá nhiều những gì cần phải diệt vong. Người ta chịu ân
nghĩa quá nhiều đốì với những tôn giáo này; có ai giàu lòng
tri ân đến mức không trở nên nghèo nàn trước tất cả những
gì mà lâu nay những “thánh triết” của Cơ đôc giáo đã làm
cho Âu châu chẳng hạn! Và tuy thế, nếu các tôn giáo ấy đã
mang đến niềm an ủi cho những kẻ đau khổ, lòng can đảm
cho những kẻ bị bức hiếp và tuyệt vọng, chiếc gậy và sự
náng đỡ cho những kẻ không tự đứng vững được, rủ rê dắt
dẫn những kẻ bị xâu xé nội tâm và hoang mang cuồng dại từ
bỏ đời sống xã hội để vào chôn tu viện hoặc
nhà trừng giới tâm hồn, chúng còn phải làm điều chi
khác hơn nữa để có thể, với lương tâm tốt đẹp như vậy, bảo
tồn một cách triệt để tất cả những kẻ đau khổ và bệnh hoạn,
tức là, trên thực tế và trong thực chất, làm băng hoại cả
chủng tộc Ầu châu? Đảo lộn mọi phán đoán giá trị “ đó là
điều mà các tôn giáo này phải làm! Và bóp nát những tinh
thần mạnh mẽ, làm bệnh hoạn những hy vọng lớn lao, đẩy
niềm hoan lạc của nhan sắc diễm lệ vào vòng nghi hoặc, bẻ
gãy mọi sự gì là tự chủ, đàn ông, là chinh phục, là khát vọng
quyền lực, biến mọi bản năng tương ứng với mẫu “người”
cao viễn nhất, ưu tú nhất thành ra bất định, cùng quẫn bế tắc,
95
tàn phá tự thân; thật vậy, chúng biến toàn bộ tình yêu đối
với nhân gian và ước vọng thống trị cõi đời thành sự thù
ghét đối với cõi đời và nhân gian - đó là trách nhiệm mà
Giáo hội tự đăt ra cho mình và phải làm vậy cho đến khi mà,
theo sự phán đoán của nó, sau cùng những khái niệm “phi
thế tục”, “phi nhục cảm” và “con người cao viễn” hòa quyện
với nhau trong một tình cảm duy nhất. Nếu như người ta có
thể ngắm nhìn tấn hài kịch đớn đau đến kỳ lạ, và vừa thô
thiển, vừa tinh tinh vi của Cơ đốc giáo Âu châu, bằng ánh
mắt chê giễu và vô can của thần thánh kiểu Epicurus, tôi tin
rằng người ta sẽ không thể nào thôi kinh ngạc và cười lớn:
há chẳng phải dường như có một ý chí nào đó đã thông trị
cõi Âu châu suốt mười tám thế kỷ để biến con người thành
một quái thai trác việt? Song, nếu có ai đó với một nhu cầu
ngược lại, không theo đường lôi Epicurus nữa, mà với cây
búa thiêng nào đó trong tay, tiếp cận cái công cuộc gần như
cố tình làm tha hóa và bóp méo nhân tính này, như trường
hợp con người Âu châu Cơ đốc (Pascal, chẳng hạn), hắn
chẳng thể nào mà không gào lên với sự phẫn nộ, cùng với
một niềm cảm thông và kinh hãi: “Ôi, kẻ
96
ngu ngôc kia! Kẻ ngu ngốc mang lòng trác ẩn kiêu căng
kia! Ngươi đã ra công đục đẽo, đập phá khối đá đẹp đẽ bậc
nhất của ta đến thế kia! Ngươi biến nó ra như thê đấy!” - Tôi
muôn nói: Cơ đốc giáo bấy lâu nay là một kiểu ngạo mạn tự
đại nguy hiểm nhất. Con người không đủ cao viễn và cứng
rắn để được phép tạo tác thi vi nơi con người như một nghệ
sĩ; con người không đủ sức mạnh và viễn kiến để, bằng một
nỗ lực tự chế phục phi thường, cho phép cái luật tắc biểu
diện của thất táng tiêu ma thiên hình vạn trạng thao túng;
con người không đủ cao quý để nhìn thấy cái trật tự sai khác
nghìn trùng, sự cách biệt thàm thẳm giữa người và người -
những con người như thế, những con người “bình đẳng
trước Thượng đế”, đã thống trị sô' phận của cõi Âu châu cho
đến tận ngày nay, và mãi cho đến khi nào cuối cùng khai
sinh ra một giống loài quắc queo trông đến buồn cười, một
giống loài bầy đàn, một thứ gi dó hiền lành tử tế, bệnh hoạn,
nhạt nhẽo và tầm thường, những con người Âu châu ngày
nay...

No comments:

Post a Comment