Sunday, May 26, 2013

Bên Kia Bờ Thiện Ác (Chương VI): Chúng Ta Làm Học Giả

CHƯƠNG VI
CHÚNG TA LÀM HỌC GIẢ
204
Mặc dù có nguy cơ rằng thái độ luân lý hóa mọi việc
trong trường hợp này cũng sẽ lại bộc lộ cái điều mà nó vẫn
luôn bộc lộ ra lâu nay - tức là montrer ses plaies, như cách

nói của Balzac tôi vẫn muốn thử đôi diện với một sự chuyển
dịch vị thế thiếu thỏa đáng và nguy hiểm mà ngày nay đe
dọa xảy ra trong quan hệ giữa khoa học và triết học mà
người ta hoàn toàn không nhận ra và dường như đã thực hiện
với một lương tâm trong sáng nhất. Tôi muốn nói rằng, bằng
kinh nghiệm của mình — kinh nghiệm, như tôi hiểu, dường
như bao giờ cũng là kinh nghiệm tồi tệ chăng? -> người ta có
quyền nêu lên một vấn đề như vậy, một vấn đề về vị thế có
tính cách sâu xa hơn: để tránh kiểu ăn nói như kẻ mù nói về
chuyện màu sắc, hoặc như đàn bà và nghệ sĩ phê phán khoa
học (“Ôi, thứ khoa học tồi tệ kia”, bản năng và niềm xấu hổ
của họ thở dài, “nó bao giờ cũng xoi mói dòm ngó\”) Tuyên
ngôn độc lập của những con người làm khoa học, sự vụ họ
được giải phóng khỏi triết học, là một trong những hệ quả
tinh vi của tính thể và phi tính thể dân chủ: thái độ hống
hách và tự phụ của các học giả đang nở rộ khắp mọi nơi
trong tiết xuân huy hoàng nhất - nói vậy không có nghĩa rằng
trong trường hợp này cái lối tự hào, tự mãn có mùi thơm dễ
chịu. “Tự do thoát khỏi mọi chủ nhân!” - ở đây bản năng
quần chúng cùng muôn như thế; và khoa học, sau một thời
gian dài làm “nô tì” cho thần học, khí đã đẩy lùi ảnh hưởng
154
của thần học với kết quả khả quan nhất, giờ đày với tâm
trạng phấn khích và nông nỗi, nó khởi sự xây dựng những
luật tắc cho triết học, và đến lượt nó đóng vai “chủ nhân
ông” - Tôi đang nói điều chi thế! Nó đương chơi trò triết gia.
Trong ký ức của tôi - ký ức của một con người làm khoa
học, nếu có thể nói vậy! - còn ngồn ngộn những lời lẽ ngô
nghê, kiêu mạn mà tôi nghe được từ những nhà tự nhiên học
trẻ tuổi, từ những ông bác sĩ già, khi bọn họ nhận định về
triết gia, triết học (chưa kể mấy tay tư tưởng nhất và hoang
tưởng nhất trong giới học giả, những ngôn ngữ học gia và
học giả thần học, do tính chất nghề nghiệp mà lãnh vực
nghiên cứu của cả hai loại người này cộng thông). Có khi ỉà
một chuyên gia, một kẻ tách biệt mà bản năng hắn dị ứng với
những nhiệm vụ hoặc những gì đòi hỏi khả năng tổng hợp;
có khi là một kẻ cần mẫn, phảng phất cải vẻ otium và mùi
phong lưu sang trọng trong sinh hoạt tâm hồn của các triết
gia, và cũng vì vậy mà hắn bị vướng víu và cảm thấy mình
bé nhỏ đi. Có khi là một kẻ mù màu trong đám vị lợi, kẻ chỉ
nhìn thây trong triết học không gì khác hơn là một loạt
những hệ thống bị phủ định và sự phung phí thừa thải mà
chẳng “lợi lộc” cho ai. Có khi là một nỗi sợ hãi vụt hiện khi
đốì diện trước một cõi huyền bí trá hình cùng với một sự
điều chỉnh cương vực nhận thức; có khi là một niềm khinh bỉ
đối với một triết gia nào dó, rồi vô tình được khái quát hóa
lên thành lòng khinh bỉ đối với triết học. Sau cùng, điều tôi
thường nhận thấy là đãng sau thái độ xem thường đầy ngạo
mạn của những học giả trẻ tuổi đối với triết học là hậu quả
tồi tệ của một ông triết gia nào đó mà người ta kiên quyết
không chịu phục tòng, nhưng lại không thể bứt khỏi sức hút
mê mị của những quan niệm mà ông triết gia đó dùng để bài
bác các triết gia khác - và kết quả là một tâm ỉý nghi kỵ bao

trùm đối với toàn bộ triết học (chẳng hạn, theo tôi, dường
như ảnh hưởng của ông Schopenhauer đối với nước Đức
hiện đại cũng tương tự như vậy. Sự phẫn nộ thiếu sáng suốt
của ông đối với Hegel đã khiến cho toàn thể thê hệ thanh
niên Đức gần đây quay ỉưng với nền vàn hóa Đức, một nền
văn hóa mà xét kỹ trên mọi phương diện là dỉnh cao và là
tinh hoa có ý nghĩa dự ngôn lịch sử: thê nhưng, ở điểm này,
Schopenhauer nghèo nàn, vô cảm và phi tính cách Đức đến
mức thiên tài). Nói chung, xét tổng thể, trước hết chính cái
bản chất con người, quá đỗi con người, tóm lại chính là sự
khôn cùng của triết học hiện đại, là nguyên nhân sâu xa nhất
khiến cho triết học đánh mất mọi sự kính trọng và mở toang
cánh cửa cho bản năng phàm phu. Dù sao chúng ta cũng phải
thừa nhận thế giới hiện đại của chúng ta đã xa lìa trọn vẹn
như thế nào cái phong thái của những Heraclitus, Platon,
Empedocles và mọi danh xưng nào khác của những tâm hồn
ẩn sĩ nguy nga lồng lộng thuộc nòi hoàng gia vương thất
này; và thật chính đáng biết bao khi một kẻ làm khoa học
chân chính được quyền tự cảm thấy mình thuộc nòi đường
hoàng hơn, xuất thân cao quý hơn so với những kẻ đại điện
cho triết học mà ngày nay thân phận cũng trồi sụt theo thị
hiếu - chẳng hạn à Đức, trường hợp hai con SƯ tử Berlin,
một Eugen During vô chính phủ, một Eduard V. Hartmann
hỗn tạp. Nhất là, chỉ duy hình ảnh của mấy tay triết gia bát
nháo tự xưtig là “triết gia hiện thực” hoặc “triết gia theo
trường phái thực chứng” cũng đủ sức ném vào tâm hồn mấy
anh học giả trẻ hiếu thắng một mối hoài nghi chết người:
giỏi lắm bọn họ chỉ là học giả, chuyên gia, rõ ràng như hai
với hai là bốn vậy! - Tất cả bọn họ là những kẻ bị khuất
phục, những kẻ bị mang trở lại dưới ách thống trị của khoa
học. Có lúc họ đã từng mong mỏi ở bản thân điều gì đó hơn

thế mà không có quyền cũng như trách nhiệm đôi với cái
hơn thế đó - và giờ đây, trong lời nói và hành động với thái
độ kính cẩn, phẫn nộ và nuôi ý chí phục thù, bọn họ dại diện
cho sự vô tín đói với nhiệm vụ chủ nhân ông và khả nãng
thống trị của triết học. Cuối cùng: làm thế nào có thể khác
hơn! Khoa học đang nở hoa, và lương tâm tốt đẹp đương
thịnh khai trên khuôn mặt nó; trong khi ấyf cái chỗ mà toàn
bộ triết học hiện đại đang chìm dần xuống, tức là những gì
còn lại của triết học ngày nay, đang làm khởi lên những mối
hoài nghi và bất mãn, nếu không muôn nói là sự mỉa mai,
thương hại đối với chính nó. Triết học giản lược thành “tri
thức luận”, thực ra không có ý nghĩa gì hơn là một khuynh
hướng thời đoạn luận và tiết chế luận khiếp nhược. Một thứ
triết học thậm chí chưa bước qua ngưỡng cửa và loay hoay
không chịu bước vào - đó là triết học đang hấp hôi, đang cáo
chung, đang quằn quại, là một thứ gì đó thật đáng thương.
Làm thế nào một triết học như vậy có thể... thống trị!
205
Mòi đe dọa đối với sự trưởng thành của triết gia ngày nay
thực chất da dạng đến mức khiến ta phải hồ nghi không
biết trái quả này còn có thể chín muồi được cháng. Qui mô
và tẩm vóc của khoa học đã phát triển khổng lồ, và song
song đó là khả năng người triết gia kẻ triết học đã mỏi mòn
mệt nhọc với chuyện học hỏi hoặc đă buông xuôi chựng lại
ở đâu đó và rẽ vào một lối “chuyên biệt”: và thế là y không
còn tiến lên đỉnh cao của mình để mà từ đó nhìn bao quát,
nhìn bốn bên và nhìn xuống. Hoặc giả, khi đến đó thì đã quá
trễ, bấy giờ thời khắc thích hợp nhất và sức lực sung mãn
nhất dã qua đi; hoặc giả, đă tàn tạ, thô lậu, thối hóa nên cách
157
nhìn và toàn bộ sự phán đoán giá trị chẳng còn ý nghĩa mấy.
Ngay đến cái trí óc mẫn nhuệ của y cũng khiến y dùng dằng
trên lộ trình và chậm bước chân; y lo sợ bị mè hoặc đến chỗ
trở thành non nớt, biến thành loài côn trùng nghìn chân,
nghìn xúc tu, và hiểu rõ lắm lắm rằng kẻ nào đánh mất lòng
tự trọng cũng không còn có thể sai khiến dược, không còn
làm kẻ đi đầu, dẫn dạo như một kẻ thức tri. Bấy giờ, ắt hẳn y
mong muốn làm một kịch sĩ lớn, làm Cagliostro triết học và
kẻ đánh bẫy tinh thần, tóm lại làm kẻ cám dỗ. Điều này đáo
cùng là vấn đề thị hiếu: nếu như không phải là vấn đề lương
tâm. Thêm nữa, để một lần nữa nhân đôi khó khăn của triết
gia, y đòi hỏi ở mình một sự phán đoán, một lời thuận tòng
hay phủ nhận, không phải đối với khoa học mà đối với đời
sống và giá trị của đời sống - y miễn cưỡng học tin rằng bản
thân y có quyền hoặc thậm chí có nghĩa vụ đối với phán
đoán này và phải tìm kiếm cho bản thân con đường dẫn đến
cái quyền và niềm tin ấy từ bờ cõi kinh nghiệm rộng rãi nhất
- có lẽ phiền toái nhất và phá hoại nhất và thường thì với thái
độ do dự, hoài nghi và câm nín. Thực tế, số đông người từ
lâu đã ngộ nhận và phân biệt nhầm lẫn kẻ triết gia, có khi
với con người làm khoa học và học giả lý tưởng, có khi với
kẻ huyễn mộng và say sưa Thượng đế, bay bổng trên đôi
cánh tôn giáo, thoát ly nhục thể, thoát ly “nhân gian”; và
thậm chí ngày nay ta nghe ai đó ca ngợi rằng y sống dầy
“minh triết” hoặc “như triết gia”, thì điều đó gần như có ý
nghĩa không gì hơn là “thông minh và cách biệt”. Minh triết:
đôi với sô" đông bình phàm nó có nghĩa là một kiểu trốn
tránh, một phương cách hay kế rút lui khởi một cuộc chơi
ghê tởm; thế nhưng, một triết gia chân chính - đối với chủng
ta dường như thế, phải vậy chăng hỡi bạn hữu? - lại sống
“phi triết gia”, “phi minh triết”, và đặc biệt là chẳng phải

theo lối thông minh, và đồng thời cảm nhận gánh nặng và
nghĩa vụ đối với trăm nghìn thể nghiệm và cám dỗ của cuộc
tồn sinh - y không ngừng liều thân dấn thể dự phần vào cuộc
chơi kinh tởm ấy...
206
So với hạng thiên tài, tức là so với cái tinh thể có khả
năng gieo mầm sống hoặc sinh sản, hiểu theo nghĩa rộng rãi
nhất, hạng học giả, những con người bình dung làm khoa
học, bao giờ cũng có đặc điểm nào đó tương đồng với gái
quá thì: vì tương tự như gái lỡ thì, kẻ học giả không thích
nghi tương ứng với hai chức năng đáng quý nhất của con
người. Trong thực tế, chúng ta phải chấp nhận thái độ kính
trọng dành cho cả hai con người này, học giả và gái lỡ thì,
như một cách bù đắp cho họ - ở đầy cần nhấn mạnh hai chữ
kính trọng — và vì miễn cưỡng thừa nhận, chúng ta còn cảm
nhận thêm chút bực bội. Hãy xem xét vấn đề thấu đáo hơn:
con người khoa học là cái chi chi? Trước hết, đó là một loại
người kém cao quý, có phẩm hạnh của loại người kém cao
quý, nghĩa là loại người không thể giữ vai trò thống trị,
không có đủ quyền uy và cũng không tự biết thỏa mãn: y
siêng năng, nhẫn nại sắp đặt mọi thứ theo hàng lốì, có ngọn
có ngành, điều hòa chừng mực trong khả nãng và nhu cầu, y
có bản nâng thích ứng với những người cùng loại, và thích
hợp cho những việc mà những người cùng loại ấy cần, chẳng
hạn một chút độc lập, một vạt cỏ non, mà nếu không có
những thứ này thì sẽ không có những lúc nghỉ ngơi nhàn
nhã, nhu cầu danh dự và sự thừa nhận (điều này giả thiết
trước hết và trên hết một khả nãng nhận thức và khả tri tính),
159
một vầng dương tên tuổif một bảo chứng cho giá trị và sự
hữu ích của bản thân để giúp y không ngừng chỉnh phục mối
ngờ vực bên trong mà cũng là căn để trái tìm của mọi COĨ1
người lệ thuộc và mọi con thú bầy dàn. Cố nhiên, kẻ học giả
cũng mang những biểu hiện bệnh hoạn và quái dị dặc trưng
của loại người kém cao quý: y giàu có những đố kỵ ti tiện và
có con mắt nham hiểm của loài mèo rừng để tìm ra những
điều ti tiện nơi những thiên tính mà đỉnh cao của chúng y
chẳng bao giờ có thể đạt tới, Y tỏ ra tin cậy, nhưng tin cậy
theo cách thế tùy ý bước đi chứ không phải tùy tâm lưu xuất;
và chính khi đối diện trước một kẻ như dũng tuyền hồng
thủy, y vẫn bất động và tỏ ra càng lạnh lùng, tù đọng hơn -
lúc bấy giờ ánh mắt của y như mặt nuớc hồ phẳng lặng,
miễn cưỡng, không còn gợn chút niềm vui hay xúc động.
Điều tồi tệ nhất và nguy hiểm nhất mà một kẻ học giả có thể
làm bắt nguồn từ bản năng của sự dung thường trong loại
người như y: bắt nguồn từ cái bản năng Gia tô hội của sự
dung thường bị thôi thúc bởi bản năng muốn hủy diệt những
con người dị thường và tìm cách bẻ gẫy hoặc — thường
thích như thế này hơn! - nới lỏng mọi chiếc cung đang kéo
căng. Nới lỏng có nghĩa là nới lỏng với một sự thận trọng và
bằng bàn tay trìu mến, tất nhiên là vậy rồi, với niềm cảm
thông tin cậy: đó là nghệ thuật riêng biệt của Gia tô hội, một
giáo phái luôn biết cách cư xử như một tôn giáo của lòng
yêu thương bác ái.
207
Dù có thể bao giờ chúng ta cũng bày tỏ biết bao sự cảm
kích trước tinh thần khách quan - và có ai đã không từng
160
ngán ngẫm muôn chết được trước thái độ chủ quan cùng với
sự cố chấp đáng nguyền rủa của nó! - song, nói cho cùng,
chứng ta cần phải biết thận trọng với lòng cảm kích của
mình và không để đi đến chỗ thái quá đến mức tán tụng cái
phi tự thể, phi cá tính như cứu cánh tự thân, như một sự giải
phóng, một sự chuyển hóa mà chúng ta ghi nhận trong thời
gian gần đây: điều mà chúng ta thường thấy ở trường phái bi
quan; những người này có lý do thuyết phục riêng để trao
cho “trí tuệ vô cảm” niềm vinh dự cao nhất. Con người
khách quan, kẻ không còn lên tiếng nguyền rủa, mắng nhiếc
như những kẻ bi quan, những học giả lý tưởng, con người
mà bản năng khoa học trong hắn, sau trăm lần nghìn bận thất
bại khốn đốn, hốt nhiên kết nhị khai hoa, hắn thực sự là công
cụ đáng quý nhất từng có trên cõi đời này: thế nhưng hắn qui
thuộc về một bàn tay cứng rắn mạnh mẽ hơn. Hắn chĩ là
công cụ: có thể nói, hắn là tấm gương phản chiểu - hắn
không phải là “mục đích tự thân”. Thực tế, con người khoa
học là một tấm gương: hắn quen với việt qui phục trước mọi
sự gì cần phải được nhận thức, và không hứng thú điều gì
khác hơn là trao cho nó sự “nhận thức”, sự “phản ánh” - hắn
chờ đợi cho đến khi một điều gì đó đến, rồi dịu dàng bày cõi
lòng ra đón nhận, không để vuột đi cho dẫu đó là những
bước chân nhè nhẹ, là sự thiểm động của tinh thể tinh thần
trên bề mặt và da thịt của hắn. Những gì là “cá tính” còn lại
nơi bản thân đôi với hắn chỉ là ngẫu nhiên, thường có tính
cách ý chí, và thường hơn nữa, có vẻ gì đó phiền toái: hắn đã
thâm nhập quá sâu sắc vai trò làm thông đạo và phản ánh
những hình tướng cũng như những biến cô ngoại tại. Hắn
gắng gượng hình dung lại “bản thân” và không hiếm khi sai
lầm; hắn dễ dàng nhầm lẫn, hắn ngộ nhận về những nhu cầu

riêng của bản thân và duy ở điểm này hắn đã tỏ ra thiếu tinh
tế và bất cẩn. Có thể hắn khổ sở vì bệnh tình, hoặc những
chuyện vặt vãnh nhỏ nhoi và khdng khí ngột ngạt bên cạnh
đàn bà và bạn hữu, hoặc vì thiếu người đồng hành hay quan
hệ xã hội - vâng, hắn cố sức nghĩ đến nỗi khổ tâm của hắn:
vô ích! Ý nghĩ của hắn đã trôi dạt đi mất, đến những bờ cõi
của những trường hợp khái quát, và sáng hôm sau hắn cũng
không biết gì hơn bữa trước đó có phương cách nào để chữa
trị. Hắn đã đánh mất sự nghiêm túc đối với bản thân, thậm
chí cả thời gian nữa: hắn vui sướng, chẳng phải vì không
thiếu thốn điều chi, mà vì thiếu những ngón tay đụng chạm
đến những điều thiếu thốn. Thái độ niềm nở quen dành cho
mọi sự và mọi kinh nghiệm, lòng hiếu khách chói lòa như
vầng nhật mà hắn bày ra khi đón nhận mọi sự gì đến với
hắn, một loại thiện ý thiếu suy xét và vô tâm nguy hiểm
trước sự thuận tòng và từ khước: ôi, biết bao nhiêu trường
hợp hắn phải trả giá cho những đức hạnh này của hắn! - và
là một con người, hắn quá dễ dàng trở thành caput mortuumn}
của những đức hạnh này. Nếu ta cần ở hắn tình yêu
(1) Caput mortuum: Cái đầu của người chết, thứ cặn bã bỏ đi
và sự thù ghét, tôi muốn nói thứ tình yêu và thù ghét theo
cách mà Thượng đế, đàn bà và súc vật hiểu: hắn sẽ làm điều
hắn có thể làm được, và cho đi những gì hắn có thể cho đi.
Thế nhưng, chúng ta không nên ngạc nhiên nếu như chẳng
có gì nhiều nhặn cho lắm — khi chính ở điểm này hấn tỏ ra
thiếu chân thật, mong manh, khả vấn và mục ruỗng. Tình
yêu của hắn là điều sở nguyện, sự thù ghét của hán là điều sở
tạo và đúng hơn là tour de forcea\ một sự phù phiếm vặt
vãnh và cực đoan. Hắn chỉ có thể chân thật chừng nào hắn
được phép khách quan: duy chỉ trong cái toàn thể tươi vui
hắn còn gìn giữ dược bản chất “tự nhiên” và “tự nhiên tính”.
Sự phản chiếu và mặt hồ phẳng lặng vĩnh cữu của hắn không
còn biết tòng phục, không còn biết phủ nhận; hắn không sai
162
khiến cũng không phá hoại. “Je ne méprise presque rien”i2) -
hắn nói với Leibnitz: ta không nên bỏ qua và đánh giá thấp
tiếng presque™ này! Hắn cũng chẳng phải là một con người
kiểu mẫu. Hắn chẳng đi trước hoặc nối gót ai; hắn đứng dang
ra thật xa để không có lý do phải chọn đứng giữa thiện và ác.
Nếu người ta đã quá lâu nhầm lẫn hắn với triết gia, với một
nhà giáo dục và học phiệt theo kiểu Caesar, thì người ta đã
trao cho hắn quá nhiều vinh dự và đã không nhìn ra cái tinh
thể bậc nhất của hắn - hắn là công cụ, ỉà một loại nô lệ, cho
dù chắc chắn là một loại nô lệ tuyệt vời nhất trong sô những
kẻ nô lệ, thế nhưng nơi bản thân hắn chẳng có gì - presque
rienwl
<1) Tour de force: Kỹ năng khéo léo
(2) “Je ne méprise presque rien”: “Tôi hầu như chẳng khinh
bỉ điều chi hết”
(3) Presque: Hầu như
(4) Presque rien: Hầu như không
Con người khách quan là một công cụ, một loại dụng cụ kế
đạc, một tấm gương đắt tiền, dễ trầy xước và mờ cí mà ta
cần phải nâng niu, quý trọng; thế nhưng, hắn không phải là
cứu cánh, không phải là một lốì ra và lôi đi lên, không phải
một con người bổ túc khiến cho phần hiện sình còn lại kia
có ý nghĩa chính đáng, cũng chẳng phải là chung cục - và
càng không phải là khởi đầu, là sự sản sinh, là nguyên nhân
đệ nhất, không phải là gì đó thô ráp, mạnh mẽ, tự chủ mang
khát vọng vươn đến địa vị chúa tể: đúng hơn chỉ là cái
khuôn thổi phồng, mềm mại và co giản tinh tế chỉ chờ có
một hình mẫu hoặc nội dung nào đó để “tạo dáng” theo,
thường là một con người không có hình thức lân nội dung,
một con người “vô ngã”. Rốt cục là cũng chẳng đem đến
điều gì cho người đàn bà, hiểu theo nghĩa trong dấu ngữặc.
163
208
Khi một triết gia muốn mọi người hiểu rằng hắn không
phái là một kẻ hoài nghi - tôi hy vọng mọi người đã nghe ra
điều này sau những mô tả vừa rồi về tinh thần khách quan -
thì cả thế giới xem ra chẳng hứng thú chút nào; mọi người
nhìn hắn có phần ngại ngùng, người ta muốn chất vấn thật
nhiều, thật nhiều...; quả vậy, đối với thính chúng sợ sệt kia,
dạng người này ngày nay đông đảo lắm, từ lúc ấy trở đi hắn
trở nên nguy hiểm. Đối với bọn họ, dường như trong lời chối
bỏ sự hoài nghi kia họ nghe ra như từ xa dội lại một tiếng
động bất lành và ghê sợ, như thể có một loại thuốc nổ mới
đang thử nghiệm ở đâu đó, như một quả bộc phá tinh thần,
có lẽ là một loại nihilin Nga mới được khám phá, một bi
quan chủ nghĩa bonae voỉuntatis(lì không đơn giản nói
KHÔNG, muốn KHÔNG, mà - nghĩ đến thật khủng khiếp! -
làm KHÔNG. Để đối trị “thiện chí” này - một ý chí phủ
nhận đời sống hết sức thô bạo - chúng ta phải thừa nhận rằng
không có phương thuôc nào xoa địu và mang lại giấc ngủ tốt
hơn là thái độ hoài nghi, một loại ma túy hoài nghi êm ái dịu
dàng ru vào giấc ngủ; thậm chí Hamlet ngày nay được các
thấy thuốc kê ra như một thứ thuốc trị bệnh “tinh thần” cùng
với những lời rì rầm vọng từ lòng đát của nó. “Chẳng phải
người ta đã nghe đầy hai lỗ tai những tiếng rầm rì khó chịu
rồi hay sao?”, kẻ hoài nghi nói thế, như một người bạn của
niềm tịch lặng và gần như là một loại cảnh sát an ninh:
“tiếng KHÔNG vọng từ lòng đất nghe thật dễ sợ! Cuôi cùng
mi có im đi được không, hỡi mồm miệng bi quan kia!” Kẻ
hoài nghi, tạo vật ôn nhu này, quá đỗi dễ dàng khiếp SỢ;
lương tâm của hắn được dạy phải rùng mình trước mọi tiếng
164
KHÔNG, đúng thế, thậm chí trước một tiếng VÂNG rắn rỏi,
cương quyết và cảm nhận nó như một cú ngoạm. VÂNG! Và
KHÔNG! — điều này đối với hắn đi ngược lại luân lý; trái
lại, hắn thích tán tụng đức hạnh của hắn bằng một thái độ
kềm chế cao nhã, như kiểu hắn đang hầu chuyện cùng
Montaigne: “tôi biết điều gì chăng?” Hoặc với Socrates: “tôi
biết rằng tôi chẳng biết điều chi cả.” Hoặc: “ở đây tôi không
tin cậy bản thân tôi, ở đây chẳng có cánh cửa nào mở ra cho
tôi cả.” Hoặc: “Ví như có cánh cửa đang mở sẫn, thì bước
ngay vào để làm gì?” Hoặc: “đưa ra những giả thuyết vội vã
để làm gì? Thậm chí không đưa ra giả thuyết nào hết dễ
thường lại là một thị hiếu tốt đẹp. Mi có cần phải uốn thẳng
mọi cái gì cong vẹo
(1) Bonae voluntatis-. Với thiện chí chăng? Cứ phải trám bịt
mọi lỗ hổng bằng miếng giẻ nào đó chăng? Không có thời
gian chăng? Thời gian chẳng có thời gian chăng? Ô, đồ
khôn, mi chẳng thể chờ đợi được sao? Sự bất xác cũng có
sức quyến rũ của nó, con Nhân sư cũng là nữ thần Circe, nữ
thần Circe cũng là triết nhân.” - Kẻ hoài nghi an ủi lòng mình
như vậy; thật vậy, hắn cần một sự an ủi nào đó. Hoài nghi
chính là một biểu hiện có tính cách tinh thần-nhất của một
trạng thái sinh lý học phồn tạp nào đó mà trong ngôn ngữ
thông thường người ta gọi là chứng suy nhược thần kinh và
có tính chất bệnh lý; nó khởi lên mỗi khi có một thời điểm
giao thoa, gặp gỡ quyết định và đột ngột giữa hai hay nhiều
chủng tộc, giai cấp, sau một thời gian dài cách biệt nhau.
Trong cái thế hệ mới mà dòng máu của nó tiếp thu, thừa
hưởng, có thể nói là da dạng những chuẩn mực và giá trị,
mọi sự cứ quay quắt, bất an, hồ nghi và mang tính thử
nghiệm; những thế lực mạnh mẽ nhất ngăn trở nhau, đức
hạnh cũng kềm giữ nhau không cho nhau nảy nở và lớn
mạnh, thể xác và tâm hồn thiếu sự cân bằng, thiếu trọng tâm
và sự bền vững trực lập. Thế nhưng, trong mớ hỗn hợp đó,
cái trở nên bệnh hoạn và thoái hóa trầm trọng nhất chính là ý
165
chí: các thế lực không còn biết đến sự độc lập trong quyết
định, không còn biết đến mối dục vọng ngông cuồng trong ý
muôn - chúng hoài nghi về sự “tự do của ý chí” ngay cả
trong giấc mộng. Là vũ đài cho một cuộc thử nghiệm bất ngờ
và rồ dại, một cố gắng hòa trộn triệt để giữa các giai cấp và
hậu quả là giữa các chủng tộc, Âu châu của chúng ta ngày
nay hoài nghi trong mọi chiều kích của nó, có lúc là môi nghi
cảm giao động kia, một sự hoài nghi quay quát và khát khao
chuyền từ cành này sang cành nọ, có lúc sầu muộn như một
đám mây trĩu nặng nghi vấn - và thường thì phát ngấy với ý
chí của nó! Ý chí tàn phế: ngày nay ở đâu mà chúng ta không
nhìn thấy những kẻ tàn phế đang ngồi bệt này! Và thường
trang sức lòe loẹt biết bao! Xiêm y quyến rũ biết dường nào!
Có những thứ áo quần phô trương và phỉnh phờ đẹp đẽ nhất
dành cho con bệnh này; và rằng chẳng hạn hầu hết những
món mà ngày nay được bày trong tủ kính như “khách quan
tính”, “khoa học tính”, “nghệ thuật vị nghệ thuật”, “nhận
thức tự do ý chí thuần túy” chỉ là những biểu hiện được trang
sức cua'thai độ hoài nghi và ý chí tàn phế - đây là một kết
quả chẩn đoán của căn bệnh Ảu châu mà tôi ủng hộ. - Cân
bệnh của ý chí dàn trải không đồng đều trên khắp dải đất Âu
châu: nó biểu hiện trong thể thái kỳ vĩ nhất và phong phú
nhất ở những nơi nào mà nền văn hóa đã căn thâm đế cô' từ
lâu lắm, nó biến, mất chừng nào mà sự “bỉ lậu” vẫn còn -
hoặc một lần nữa - có chỗ dứng của nó trong lớp áo diêm dúa
của văn minh phương Tây. Theo đó, ở nước Pháp ngày nay,
như ta có thể dề dàng kết luận như thể quờ tay sờ chạm được,
ý chí đang chịu đựng căn bệnh ở giai đoạn trầm trọng nhất;
và một nước Pháp mà bao giờ cũng có tài khéo léo bậc thầy
trong việc chuyển hóa những biến động hung hiểm của tinh
thần thành vẻ quyến rũ và mê hoặc, ngày nay với tư cách là
một ngôi trường và chỗ trưng bày mọi thứ hoài nghi kỳ ảo,
nó dương thể hiện ưu thế lấn át về văn hóa so với các nước
khác ở Âu châu. Sức mạnh của ước vọng, và hơn thế nữa,
ước vọng một ý chí lâu dài, mặt nào đó vốn biểu hiện mạnh
mẽ hơn ở Đức, và miền Bắc nước Đức lại mạnh mẽ hơn
miền Trung nưởc Đức; ở Anh, Tây ban nha và Corsica rõ
ràng nó càng mạnh mẽ hơn nữa, trường hợp trước gắn liền
với thái độ lãnh đạm, trường hợp sau gắn liền với cái não bộ
cứng rắn - ta không nói đến nước Ý, một đất nước còn quá
non trẻ, chưa thể nào biết được nó mong muôn điều gì, và
166
trước hết cần phải chứng minh rằng nó có thể mong muôn
một điều gì đó thế nhưng dũng mãnh nhất và đáng kinh ngạc
nhất là ở cái xứ sở khổng lồ nằm trung gian kia, là nơi mà
dường như Âu châu nghịch dòng đổ ngược về Á châu, tức là
ở Nga. Nơi đây sức mạnh của ước vọng đã từ lâu bị dồn nén,
chất chứa, nơi đây ý chí đương lãm le chờ chực - như một ý
chí chênh vênh bất định giữa khuynh hướng phủ nhận và
thuận tòng - được phóng thích, mượn lối nói ưa thích của các
nhà vật ỉý học ngày nay. Có lẽ, không chỉ cần những cuộc
chiến tranh ở Ân độ, những rối rắm ở Á châu, mà còn cần
một sự đảo lộn nội tại, một sự phá vỡ biến toàn bộ đế quốc
thành nhiều mảnh nhỏ, và đặc biệt là phải bày ra cái trò xuẩn
động nghị viện cộng với bổn phận của mọi người phải đọc
báo lúc điểm tâm, thì Âu châu mới mong cởi bỏ được gánh
nặng của mối hiểm họa khủng khiếp nhất của nó. Tôi không
nói điều này với tư cách là một kẻ mong mỏi một điều như
vậy xảy ra: lòng tôi thực ra mong muôn một điều ngược lại -
tôi muốn nói đến một sự gia tăng trong tính chất đe dọa như
vậy của nước Nga, rằng Âu châu cần phải quyết tâm đạt
được cùng mức độ uy hiếp như thế, tức là đón nhận một ý
chí, thông qua hình thức đẳng cấp mới thống trị Âu châu,
một ý chí riêng biệt đáng sợ và trường cửu có khả năng đặt
ra mục tiêu cho nghìn năm sau — để sau cùng cái tấn trò
khôi hài bày vẽ ra lâu nay diễn ra giữa các tiểu quốc cùng với
vố sô" những ham muốn vương quyền cũng như dân chủ
lãng nhăng lít nhít của chúng đi đến hồi kết cục. Thời đại của
chính i-rị lai rai đã qua: thế kỷ sau sẽ diễn ra cuộc tranh đấu
giành ngôi vị bá chủ trên quả đất này - một cuộc cưỡng bách
đi đến một nền chính trị toàn điện.
về cái thời đại hiếu chiến mới mà người Ảu châu chúng
ta rõ ràng đang dự phần vào có ý nghĩa như một môi trường
thuận lợi cho sự phát triển của một thái độ hoài nghi khác
còn mạnh mẽ hơn, tôi sẽ tạm thời mô tả thông qua một sự so
sánh mà những ai yêu mến lịch sử nước Đức sẽ dễ dàng hiểu
rõ. Cái kẻ nhiệt thành hết lòng hâm mộ những chàng lính bộ
binh to lớn đẹp đẽ kia, một kẻ ngự trị với tư cách là vua của
nước Phổ và đã khiên cho xuất hiện trên cõi đời này một
thiên tài quán sự mang một niềm khắc khoải hoài nghi - và
167
cũng là mẫu người Đức mới ngày nay đang trỗi dậy một
cách hào hùng, một kẻ điên rồ và gây nhiều nghi vấn, thân
phụ của Frederick Đại đế, con người này ở một phương diện
nào đó biểu hiện chính cái thiên tài mà móng vuốt ngẫu
nhiên của hạnh vận phó cấp; ông ta hiểu rõ nưđc Đức bấy
giờ đương thiếu thốn điều gìf và sự thiếu thốn đó trăm lần
đáng ngại và cấp bách hơn bất cứ điều gì khác như thiếu
thôn giáo dục và mô hình xã hội - mối ác cảm của ông đối
với Frederick con xuất phát từ một nỗi ưu tư của một bản
năng sâu thẳm. Khuyết phạp đàn ông tính; và ông ngờ vực
đến mức xót xa về tính cách đàn ông của đứa con ruột thịt
mình. Đây là chỗ ông tự lừa dối mình: thế nhưng ai ở cương
vị của ông mà chẳng tự lừa dối như thế? Ông nhận thây con
mình đọa lạc theo đường lốì của vô thần, của cái esprit, của
tính cách phong lưu phù hoạt của tinh thần Pháp lồng lộng -
ông nhìn thấy đằng sau đó là một quái vật khổng lồ hút máu
người, một con nhện giăng mắc hoài nghi, ông hồ nghi về
nỗi đau không thể chữa lành của một con tim không còn dủ
cứng rắn để tiếp nhận điều thiện lẫn điều ác, của một ý chí
gẫy đổ không còn biết sai
khiến, không còn khả năng sai khiến. Thế nhưng, giữa lúc
ấy, trong tâm hồn của người con ông nảy sinh một mối hoài
nghi mới nọ còn nguy hiểm hơn và kiên cố hơn - ai biết được
chính sự thù ghét của người cha và niềm sầu bi băng giá của
một ý chí bị ghẻ lạnh đã tạo nên những điều kiện thuận lợi
như thế nào? - đó là niềm hoài nghi của một tính cách đàn
ông táo bạo, có quan hệ mật thiết với bẩm tính của một chiến
binh, của một kẻ chinh phục, và tính cách dàn ông này đã đặt
bước chân đầu tiên vào nước Đức trong hình hài của một
168
Frederick vĩ đại. Niềm hoài nghi này bày tỏ lòng khinh bỉ,
tuy vậy đồng thời nó tước đoạt; nó phá hoại và chiếm hữu;
nó không tin, nhưng không vì vậy để mất chính mình; nó
trao cho tinh thần sự tự do nguy hiểm, song nó kềm giữ con
tim thật chặt; chính hình thái hoài nghi Đức, một phong cách
Frederick được duy trì và nâng lên thành cảnh giới tinh thần
tối diệu, đã đặt Âu châu dưới vòng kềm tỏa của tinh thần
Đức cùng với nhhững nghi hoặc có tính chất phê phán và
lịch sử của nó suốt một thời gian dài. Nhờ vào tính cách đàn
ông kiên trì và mạnh mẽ không hề dao động của các nhà ngữ
học và phê bình lịch sử lớn của Đức (những người này, nếu
nhận xét cho đúng, tất thảy đều là những nghệ sĩ phá hoại)
mà một quan niệm mới đã, và mặc cho mọi kiểu lãng mạn
trong âm nhạc và triết học, dần dà định hình trong tinh thần
Đức, một quan niệm mà trong đó khuynh hướng hoài nghi
mang tính cách đàn ông biểu hiện trong thể thái nổi bật
quyết định: cho dù đó có thể là thái độ không hề run sợ trong
ánh mắt chẳng hạn, hoặc sự mạnh dạn và cứng rắn của bàn
tay mổ xẻ chia cắt, một ý chí gan lì khát vọng những cuộc
hành trình khám phá hiểm trá hoặc những chuyến viễn du
miền cực bác trong bờ cõi tinh thần dưới bầu trời hoang liêu
và đầy hiểm tượng. Có lẽ có lý do chính đáng cho việc
những con người có nhân tính đầy lòng nhiệt huyết và hời
hợt làm dấu thánh giá khi đứng trước tính thần này: cet
esprit fataliste, ironique, méphistophéliqué8’, như cách
Michelet đã gọi nó mà không phải không có chút rùng mình.
8 Cet esprit fatcdiste, ironique, méphistophéỉique: Loại tinh thần có tính
cách định mệnh, mỉa mai và theo kiểu Mephistopheles (quỷ quyệt) này.
(Mephistopbeles là tên một con quỷ trong tác phẩm khuyết danh
‘Historia von Dr. Johann Fausten’ (1587))
169
Thế nhưng nếu chúng ta muôn cảm nhận được nỗi sợ hãi
trước “kẻ đàn ông” trong tinh thần Đức đặc biệt như thế nào
mà nó đã khiến cả cõi Âu châu choàng tỉnh từ mơ mòng
“giấc ngủ giáo điều”, thì chúng ta có thế hồi tưởng lại cái
quan niệm nào xưa kia mà nó đã đánh đổ - và tại sao cách
đây chưa lâu, một người đàn bà có tính cách đàn ông, với
bản tính kiêu căng bất kham, đã dám đặt người Đức như một
thằng ngu dịu dàng, tử tế, yếu đuối, nhu nhược và mơ mộng
trước tấm lòng thương xót của Âu châu. Tuy nhiên, cuối
cùng người ta cũng thể hội sâu sắc niềm kinh ngạc của
Napoỉeon khi ông diện kiến Goethe: nó bộc lộ một điều mà
cả trăm năm nay người ta vẫn quen nghĩ về cái gọi là “tinh
thần Đức”. “Voilá un hommeỉ” - điều này nghĩa là: “kia quả
nhiên là một người đàn ông! Và tôi đã chỉ chờ gặp một
người Đức!”
210
Như vậy, giả dụ như có một chi tiết nào đó trong hình
ảnh của các triết gia tương lai khiến cho người ta phải thắc
mắc rằng phải chăng bọn họ chẳng phải là những kẻ hoài
nghi trong ý nghĩa vừa đề cập, thì đó cũng chỉ là một điều gì
đó được mô tả về họ mà thôi - và chẳng phải là con người
thật của bọn họ. Họ cũng hoàn toàn có quyền được gọi là
những nhà phê bình; và đương nhiên đó sẽ là những con
người của thực nghiệm. Bàng danh hiệu mà tôi đã thử phong
cho họ, rõ ràng tòi đã nhấn mạnh vấn đề thử nghiệm và ý
muốn thử nghiệm: phải chàng điều này xảy ra là đo bọn họ,
với tư cách là những nhà phê bình trong tận thể xác và tám
hồn, muốn vận dụng những cuộc thử nghiệm trong một ý
170
nghĩa mới mẻ, có lẽ rộng rãi hơn, và nguy hiểm hơn chăng?
Phải chăng với niềm đam mê tri thức, bọn họ phải đi xa hơn
những gì có thể thích đương với những thị hiếu nhu nhược,
yếu mềm của thế kỷ dân chủ bằng những thử nghiệm táo bạo
và đau đớn? - Không còn nghi ngờ gì nữa: những kẻ đương
đáo lai này ít nhất cũng không thể thiếu những đặc điểm
quan trọng và chầng phải đã là trọn vẹn, những đặc điểm khu
biệt những kẻ có đầu óc phê phán với những kẻ hoài nghi,
tôi muốn nói sự xác tín của thước đo giá trị, sự vận dụng có
ý thức một phương pháp thông nhất, sự can đảm khôn
ngoan, sự độc lập và khả năng tự gánh vác trách nhiệm. Quả
vậy, họ thừa nhận nơi bản thân họ có một niềm lạc thú trong
lời nói KHÔNG và hành động chia cắt và một thái độ độc ác
có ý thức nào đó biết rạch những đường dao chuẩn xác và
dứt khoát, dẫu rằng trái tim đang bật máu. Họ trở nên cứng
rắn hơn (và có lẽ không phải bao giờ cũng chỉ đối với bản
thân họ), cứng rắn hơn cái giới hạn mà con người nhân bản
có thể mong muốn, họ không dấn thân cho “chân lý” dể chân
lý khiến họ “hài lòng”, “nâng” họ lên và “cổ lệ” họ - đúng
hơn, họ không tin tưởng chân lý có thể mang đến cho cảm
xúc một niềm khả lạc như thế. Bọn họ sẽ bật cười, những
tâm hồn nghiêm khắc ấy, khi ai đó nói trước mặt họ: “ý nghĩ
kia nâng tôi lên: hà cớ gì nó không chân thật?” Hoặc: “Tác
phẩm kia khiến tôi say đắm: hà cớ gì nó không thể đẹp?”
Hoặc: “kẻ nghệ sĩ kia khiến tôi vĩ đại: hà cớ gì hắn không vĩ
đại?” - có lẽ họ không chỉ cười mà còn sẵn lòng kinh tởm
thực sự trước mọi thứ gì là mộng mơ, là lý tưởng, là đàn bà,
là bán nữ bán nam theo kiểu như vậy, và nếu có kẻ nào biết
dõi vào tận ngóc ngách trong thâm cung của trái tim của bọn
họ, cũng sẽ khó lòng tìm thấy ý định nào muôn dung hòa
“tình cảm Cơ đốc giáo” với “thị hiếu láu đời”, và thậm chí
170

với “nghị viện chế hiện đại” (tương tự như tính chất hòa giải
diễn ra ỗ các triết gia trong thế kỷ đầy bất an và vì vậy rất
hòa giải của chúng ta). Nề nếp của tinh thần phê phán cùng
với mọi thói quen góp phần mang đến sự thuần khiết và tính
cách nghiêm mật trong những vấn đề tinh thần không phải
chỉ là những điều mà các triết gia tương lai này đòi hỏi ở
chính bản thán họ: họ có thể phô bày chúng ra như một loại
trang sức - tuy nhiên, họ không muôn mang danh hiệu nhà
phê bình vì lý do đó. Đối vứi họ dường như là một sự sỉ nhục
không nhỏ đôi với triết học khi người ta phán định, như cách
vẫn diễn ra ngày nay: “Bản thân triết học là một thái độ phê
phán và khoa học phê phán — và không là gì khác!”. Kiểu
phán định giá trị như thế này về vấn đề triết học có thể nhận
được sự tán thưởng của những kẻ theo thực chứng chủ nghĩa
của Pháp, Đức (- và có thể rằng thậm chí nó cồn làm đẹp
lòng và thị hiếu của Kant nữa kia: ta hãy nhớ lại tựa của một
trong những tác phẩm quan trọng của ông xem): dẫu vậy,
triết gia mới của chúng ta sẽ nói rằng: nhà phê bình chỉ là
công cụ của triết gia và chính vì chỉ là công cụ, còn lâu lám
hắn mới là triết gia thực sự! Thậm chí con người Trung hoa
vĩ đại của thành phô" Kõnigsberg'9 kia cung chỉ là một phê
bình gia lớn mà thôi!
211
Tôi cho răng cuối cùng người ta sẽ thôi nhầm ỉẫn giữa
một người làm triết học, và nói chung là một con người làm
khoa học, với triết gia - rằng chính ở đây, bằng một sự
nghiêm mật, người ta trao cho “mỗi người một hoạt thể
(1) Người Trung hoa ở Kônigsberg: ám chỉ Kant
172
riêng” và không trao quá nhiều cho người này và quá ít cho
người kia. Để trở thành một triết gia thực thụ, điều trọng yếu
ấy là hắn phải đã từng đứng trên mọi nấc bậc mà kẻ phụng
sự cho hắn, tức là kẻ lao động khoa học trong lãnh vực triết
học, tồn lập - và phải tồn lập trên đó; bản thân hắn có thể
phải từng là nhà phê bình, là kẻ hoài nghi, là kẻ giáo điều, là
sử gia, hơn nữa là thi sĩ, là kẻ SƯU tầm, là đu khách, là kẻ
giải mê, kẻ rao giảng luân lý, là nhà tiên tri, là “tinh thần tự
do” và gần như là mọi thứ, để băng qua trọn vẹn cái vòng
giá trị và cảm quan giá trị của cuộc nhân sinh và để có thể
bằng vô vàn con mắt và lương tâm, từ đỉnh cao phóng tầm
mắt về mọi viễn xứ, từ đáy thẳm trông lên mọi đỉnh cao, từ
ngóc ngách bao quát mọi quảng độ. Thê nhưng tất cả những
diều dó chĩ là điều kiện cần để thực hiện nhiệm vụ của hắn:
bản thân nhiệm vụ này đòi hỏi điều gì đó khác hơn - nó đòi
hỏi hắn phải xây dựng giá trị. Những kẻ lao động triết học
rập theo mô hình lý tưởng của Kant và Hegel đã thiết lập
một bảng phán đoán giá trị đồ sộ - xưa kia gọi là xác lập giá
trị, kiến thiết giá trị, và đã giữ địa vị thông trị, và suốt một
thời gian dài được mệnh danh là “những chân lý” - và ép
chúng vào những mô thức, dẫu là trong địa hạt lô-gích hoặc
chính trị (luân lý) hoặc nghệ thuật. Công việc của những
nhà nghiên cứu này là xiển minh những sự kiện, những giá
trị đã được xác lập, đưa chúng vào vòng suy tư, có thể lĩnh
hội, nắm bắt được, rút ngắn những độ dài, thậm chí rút ngắn
cả “thời gian”, cưỡng bách mọi quá khứ: một nhiệm vụ to
lớn và kỳ vĩ mà mọi niềm kiêu hãnh tinh vi, mọi ý chí kiên
cường chắc chắn sẽ được toại nguyên khi phụng sự cho nó.
Thế nhưng triết gia đích thực là kẻ sai khiến, là kẻ xây dựng
luật tắc: hắn nói “phải là như thếl” Họ quyết định trước hết
cái chỗ VỀ ĐÂU? và ĐỂ LÀM GÌ? cho cuộc nhân sinh, và
173
qua đó tự tại trước công việc chuẩn bị của mọi kẻ lao động
triết học, của mọi kẻ cưỡng bách quá khứ — họ bắt lấy
tương lai bằng bàn tay sáng tạo, và mọi sự gi đã và đang
hiện hoạt dưới bàn tay họ trở thành phương tiện, công cụ,
thành cây búa. “Nhận thức” của họ là khả năng kiến thiết,
khả năng kiến thiết của họ là xây dựng luật tắc, ý chí khát
vọng chân lý của họ ấy là
- ý chí khát vọng quyền lực. — Ngày nay có những triết gia
như thê chăng? Đã từng có những triết gia như thế chãng?
Tất yếu phải có những triết gia như thế chăng?
212
Sự vụ mỗi lúc càng sáng tỏ với tôi hơn rằng kẻ triết gia,
con người tất yếu của ngày mai và ngày kia, đã và phải hiện
điện trong thế đôi lập với ngày hôm nay của hắn: kẻ thù của
hắn trong mỗi lúc trôi qua là lý tưởng của hiện tại. Cho đến
ngày nay, những kẻ kiệt xuất góp phần thúc đẩy sự tiến bộ
của nhân loại này mà người ta gọi là triết gia, và bản thân họ
tự cảm thấy mình hiếm khi là bạn hữu của minh triết mà
đúng hơn như những kẻ ngóc khó ưa và những dấu hỏi mang
nhiều hiểm tượng họ nhận thấy nhiệm vụ của họ, cái nhiệm
vụ khó khàn, ngoài ý muốn và không thể từ khước của họ,
song rôt cùng lại chính là tầm quan trọng của nhiệm vụ của
họ, là ở chỗ họ phải làm cái tâm lượng xâu xa của thời đại
họ sống. Lúc họ đặt lưỡi dao mổ xẻ lên lồng ngực của chính
đức hạnh thời đại, họ bộc lộ ra ẩn ngữ của bản thân họ: để
biết được chiều kích vĩ đại mới nào đó của con người và một
đạo lộ mới mẻ chưa từng có bước chân đi qua dẫn đến cuộc
hoằng hóa bản thân họ. Mỗi lúc, họ phát hiện biết bao sự giả
174
dôì, an phận, buông xuôi mặc tình cho tự thể tự thân dấn vào
vòng đọa lạc, biết bao sự lừa dối ẩn tàng nơi mẫu người
đáng kính nhât của luân lý thời đại, biết bao đức hạnh dã
thành quá vãng; mỗi lúc, họ nói: “Mi phải đến đóf ra khỏi
chốn đó, nơi mà mi ngày nay cảm thấy xa lạ nhất”. Đối diện
trước thê giứi của những “ý niệm hiện đại”, cái thế giới
muốn xua đuổi, cô lập mọi người mọi kẻ vào góc hẹp, vào
sự “chuyên biệt”, kẻ triết gia, nếu như ngày nay còn có thể
có triết gia, sẽ phải dặt sự hoằng đại của con người, cái khái
niệm “hoàng đại” trong chính chiều kích rộng rãi và đa diện
của nó, trong toàn thể đa thù của nó: hắn thậm chí phải xác
định giá trị và địa vị tùy vào khả năng mà một người có thể
phụ đảm và tiếp nhận đến mức độ nào và đa dạng như thế
nào, trách nhiệm có thể mở rộng đến phạm vỉ nào. Ngày nay
thị hiếu và đức hạnh thời đại khiến cho ý chí suy yếu \à bại
hoại, không có gì thời sự như hiện trạng nhu nhược của ý
chí: vì vậy, trong lý tưởng của triết gia, chính sức mạnh
cường liệt của ý chí, sự cứng rắn và khả năng đi đến một
quyết tâm lâu dài qui thuộc về nội hàm của khái niệm
“hoằng đại”; sự vụ cũng hoàn toàn hợp lý khi một giới
thuyết trái ngược và lý tưởng cửa một nhân tính trì độn, luôn
từ khước, yếu hèn, vô kỷ, tương ứng với một thời đại trái
ngược, một thời đại cũng tương tự như thê kỷ thứ mười sáu
phải chịu đựng nguồn năng lượng chứa chất dồn nén của ý
chí và lòng tư kỉ cuồn cuộn hung hãn như dũng tuyền hồng
thủy. Vào thời đại Socrates, giữa một xã hội toàn những con
người với bản năng rệu rã, giữa những người Athen cổ đại
bảo thủ sông buông xuôi - theo chiều “phúc lạc”, như cách
nói của họ, và mãn nguyện với sự “tri túc”, như cách họ
sống - và bao giờ cũng mở miệng nói những lời lẽ mỹ miều
xưa cũ mà cuộc sông đã từ lâu không còn cho phép họ cái
175
quyền đó nữa, thì có ỉẽ khuynh hướng mỉa mai tỏ ra cần thiết
để nuôi lớn tâm hồnf đó là niềm xác tín ranh mãnh theo kiểu
Socrates, của ông lang già và tiện dân, khi ông ta nhẫn tâm
cắt vào da thịt mình như cắt vào da thịt và COĨ1 tim “quý
tộc”, với ánh mắt nói lên một diều rõ rệt “Đừng vờ vĩnh
trước mặt ta nữa! ơ đây - chúng ta giống nhau cả”. Ngày nay
sự vụ trái ngược, khi mà ở Âu châu chỉ duy động vật bầy
đàn giành được sự quý trọng và phân phát sự quý trọng, khi
mà “bình quyền” dễ dàng biến thành bình đẳng trong sự bất
công: tôi muôn nói trong thái độ gây hấn nói chung đốì với
mọi sự gì là hiếm hoi, lạ lẫm, những gì là đặc quyền, trong
sự thù địch đối với những con người cao viễn, những tâm
hồn cao viễn, nghĩa vụ cao viễn, trách nhiệm cao viễn, đối
với những sinh lực tràn trề sáng tạo và bản năng thống trị.
Ngày nay, tính cách cao quý, ũớc vọng qui kỷ, khả năng
khác biệt, biết đứng độc lập và sống tự chủ, tất cả những
điều này qui thuộc về khái niệm “hoằng đại”; và kẻ triết gia
sẽ tiết lộ điều gì đó về lý tưởng của hắn khi hán tuyên bô':
“kẻ nào muốn đạt đến cảnh giới hoằng đại tối diệu, kẻ đó
phải biết sông cô độc nhất, ẩn mật nhất, xa cách nhất, là kẻ ở
bên kia thiện ác, là chủ nhân của đức hạnh của hắn, là suối
nguồn sung mãn của ý chí; đây chính là cõi hoằng đại: vừa
có thể phong phú mà trọn vẹn, vừa có thể quảng đại mà tròn
đầy”. Và nêu lên lời chât vấn một bận nữa: phải chăng ngày
nay - khả dĩ có diều gì gọi là hoằng đại?
213
Triết gia là cái chi chi, quả nhiên là điều không phải dễ
dàng lĩnh hội, bởi lẽ đó không phải là điều có thể dạy: người
176
ta phải “biết” từ trong trải nghiệm hoặc phải đủ kiêu hãnh để
không biết đến điều đó. Song, sự vụ ngày nay cả thế giới bàn
tán về những điều mà họ không thể có chút kinh nghiệm nào
là bằng chứng hùng hồn nhất và tồi tệ nhất về vấn đề triết
gia và tình hình triết học - chĩ thiểu số biết họ và được phép
biết về họ, và mọi nhận định của SỐ đông về họ đều sai lầm.
Vì thế, cuộc tương liên phối ngẫu mang tính triết học đích
thực kia chẳng hạn, giữa một tuệ giác mẫn tiệp và can đảm
tuôn trào theo tiết nhịp presto và một sự nghiêm cách và tất
yếu mang tính biện chứng và không thể phạm sai lầm, một
sự kết hợp như vậy không hề được biết đến trong kinh
nghiệm của đa sô' các tư tưởng gia và học giả, và vì vậy sẽ
không đáng tin nếu như ai đó muôn nói về những điều như
thế trước mặt họ. Họ xem mọi cái tất yếu như một điều gì đó
khó khãn, như một sự gì đó buộc lòng phải theo một cách
khổ sở, và phải chịu sự cưỡng bức; và tư tưởng đối với họ
như một điều gì đó
chậm chạp, lừng khừng, gần như một sự mỏi mệt và
thường nó phải được trả giá “bằng mồ hôi quí tộc” - song,
toàn nhiên chẳng phải là điều gì đó phiêu hốt, thần thánh,
gần gũi với vũ điệu, quyến thuộc của hùng tâm! “Suy tư” và
“quan trọng hóa”, “trầm trọng hóa” sự gì đó - đối với bọn họ
là hai điều tương thuộc: họ “trải nghiệm” chỉ có thế. Trong
trường hợp này, người nghệ sĩ có lẽ có khứu giác tinh tế
hơn: họ hiểu quá rõ rằng chính khi họ không còn có thể “cố
ý” hơn và bắt mọi sự qui thuận sự tất yếu, thì cảm nhận về
sự tự do, sự tinh tế, sự sung mãn, về năng lực phôi tiết, sáp
đặt, cấu tứ, mới đạt đến đỉnh cao - tóm lại, tính tất yếu và
“tự do ý chí” lúc bấy giờ là nhất như như nhất ở họ. Sau
cùng, trạng thái tâm hồn cũng phân nhiều cung bậc tương
ứng với thứ lớp của các vấn đề; và vấn đề cao viễn nhất sẽ
177
hất ngược lại một cách không thương tiếc bất cứ kẻ nào dám
mon men đến gần nó mà bản thân hắn đã không được phú
bẩm một tầm cao và sức mạnh tinh thần để giải quyết nó. ích
gì khi những đầu óc dung thường linh hoạt hay những đầu
óc cơ giới, thực nghiêm chủ nghĩa thực thà, cứng nhắc, như
ngày nay vẫn thấy xuất hiện trong nhiều dáng vẻ, với tham
vọng của kẻ tiện dân, cả bọn xúm xít tiến lại gần nó và như
thể nó là “thiên triều của mọi thiên triều” vậy! Thế nhưng,
những bàn chân thô trọng không bao giờ được phép bước
lên dải thảm đó: luật tắc ban sơ đã định đoạt như thế; những
cánh cửa luôn đóng kín trước những kẻ đường đột, dẫu cho
bọn họ có đâm sầm vào cho mẻ đầu sức trán! Người ta cần
phải được phú bẩm thiên tính nào đó mới có thể bước chân
vào mọi thế giới cao viễn; nói minh bạch hơn, người ta cần
phải được di dưỡng cho thế giới đó: thẩm quyền đối với triết
học - hiểu trong ý nghĩa rộng rãi của từ này - người ta chỉ có
được là nhờ vào cội nguồn, vào tổ tiên, và ở
178
đây huyết thống cũng giữ vai trò quyết định. Nhiều thế
hệ đã phải soạn sửa cho cuộc sinh thành của triết gia; mỗi
đức tính phải được thành tựu, chiếu cố, truyền thừa và phói
dựng riêng biệt, và không phải chĩ bước đi điệu chạy mạnh
dạn, nhuần nhị, tinh vi tế toái của tư tưởng, mà trước hết đó
là sự sẵn lòng nhận lãnh trọng trách, là tính cách cao đại
trong cái nhìn thống trị và cái nhìn hạ cố, là cảm giác cách
biệt với đám đóng cùng với nghĩa vụ và đức hạnh của họ, đó
là sự hộ trì, phòng vệ đầy nhân ái đối với những gì bị ngộ
nhận, vu báng, dẫu đó là Thượng đế, là quỷ dữ, đó là niềm
hoan lạc trong sự thực thi sự cóng chính vĩ đại, đó là nghệ
thuật sai khiến, là ý chí lồng lộng, là mắt nhìn từ tốn ít khi
biết ngưỡng mộ, hiếm khi ngước nhìn, hiếm khi yêu
thương...






No comments:

Post a Comment