Sunday, May 26, 2013

Bên Kia Bờ Thiện Ác (Chương II): Tinh Thần Tự Do

CHƯƠNG II TINH THẦN Tự DO
*
43
24
o sancta simplicitasaì\ Con người sống trong sự giản đơn và giả tạo đến lạ kỳ! Người ta không thôi kinh ngạc khi chỉ cần một lần mở mắt nhìn thấy sự kỳ dị này! Chúng ta đã biến
cả thế giới quanh ta thành tươi vui, thong dong, nhẹ nhàng,
giản dị biết dường nào!
Chúng ta đã biết cách trao cho các
giác quan giấy thông hành đến những gì tầm thường, hời hợt,
và trao cho tư tưởng chúng ta những khát vọng thần thánh
muốn thực hiện những bước nhảy tùy tiện cùng với những
kết luận hồ đồ! - và chúng ta đã học cách, ngay từ buổi ban
sơ, ôm giữ sự vô minh ám chướng để còn có thể hân thưởng
những sự tự do, vô tư, vô tâm, nhiệt tình, ý vị của đời sống
hầu như không thể hiểu nổi, tức là để hân thưởng đời sông!
Và chỉ lập cước trên cái nền tảng vô minh kiên cô', vững
chác như bàn thạch này mà khoa học lâu nay mới có thể phát
đạt, cái ý chí khát vọng tri thức tồn lập trên một ý chí hùng
tráng hơn nhiều, đó là ý chí khát vọng vô trí, vô tâm, vô lý!
Không phải như cái gì đối lập với nó, mà là một cái gì...
được tinh luyện từ nó mà thành! Mặc cho ngữ ngôn, trong
trường hợp này hay trường hợp khác, không thoát ra khỏi sự
vụng về của nó và tiếp tục nói đến những sự đối lập trong
những trường hợp chỉ có những khác biệt về mức độ và sự
tinh tế, cũng vậy, mặc cho cái thói hư nguỵ đạo đức giả chạy
trong huyết quản ta mà giờ đây đă biến thành một thứ “máu
thịt” bất khả xâm phạm, mặc cho nó đảo lộn mọi chữ nghĩa
trên môi miệng của những kẻ thức tri như chúng ta: chúng ta
lĩnh hội được sự vụ ấy và mỉm cười chứng kiến chính thứ
khoa học hoàn hảo nhất muôn ghì hãm chúng ta một cách
hiệu quả nhât như thế nào trong một thế giới bị đơn giản
hoá, một thế giới tuyệt đối giả tạo, được dựng lập ngay ngắn

hợp cách và được ngụy tạo cũng ngay ngắn hợp cách, nó sẵn
lòng một cách hết sức vô tư yêu mến sự sai lầm đến nhường
nào, bởi lẽ, nó, cái sinh tồn hoạt hiện, yêu mến... cuộc tồn
sinh!
25
Sau vài lời dẫn nhập thong dong, nhẹ nhàng vừa rồi,
mong rằng quí vị sẽ không bỏ qua một lời nghiêm trang
nhất: những lời dành cho những kẻ nghiêm túc nhất. Các
người hãy thận trọng, hỡi các triết gia, những người bạn của
tri thức, và hãy đề phòng trước sự tuẫn nạn, đề phòng trước
khổ nạn “vì chân lý”! Ngay đến sự tự vệ cũng phải đề
phòng! Nó hủy hoại sự vô tư, khách quan đáng quý trong
lương tâm của các người. Nó biến các người thành những kẻ
ngoan cô" trước những lời phản bác và những mảnh vải đỏ,
nó khiến cho các người trở nên trì độn, cục súc, lơ láo khi
các người rốt cục hầu như phải đóng vai kẻ bảo hộ cho chân
lý trên mặt đất này trong cuộc chiến chống lại hiểm họa, vu
không, hiềm nghi, bài xích và những hậu quả còn tệ hại hơn
nữa của sự thù địch - như thể “chân lý” là một cá nhân quá
vô hại, quá vụng về đến nỗi cần phải có kẻ bảo hộ vậy! Và
chính các người, những hiệp sĩ với bộ dạng hết sức thảm hại,
những quí ông đứng cách biệt nơi góc khuất, những tâm hồn
như nhện giăng tơ! Rốt cục, các người cũng đã hiểu lắm lắm
rằng mọi sự chẳng có nghĩa lý gì cho dù chính các người có
được lẽ phải hay không, rằng các triết gia xưa nay đã bao giờ
có được lẽ phải, và rằng mọi cái đấu hỏi bé tẹo mà các người
đặt sau những chữ nghĩa thán thương, những lý thuyết yêu
dấu của các người (và đôi lúc sau chính bản thân các người
45
nữa) chứa đựng chút sự thật còn đáng trân trong hơn so với
mọi cử chỉ trịnh trọng, những băng chứng hùng hồn bày ra
trước các công tố viên và quan toà! Tốt hơn hãy tránh sang
một bên! Hãy lánh vào chôn ẩn mật! Và đeo vào chiếc mặt
nạ cùng với sự tinh vi trên khuôn mặt để mọi người nhầm
lẫn các người! Hoặc giá, khiến bọn họ sợ một đôi chút! Và
đừng quên khu vườn kia nhé, khu vườn có lưới mắt cáo vây
quanh bằng vàng! Và hãy để mọi người đứng quanh các
người như vầy quanh một khu vườn vậy - hoặc như tiếng
nhạc khoả lấp trên mật nước hồ trong buổi tà huy, lúc mà
ngày dài đã lui vào ký ức;
- hãy chọn một chỗ đứng thật cô độc, một sự cô độc tự do,
tự tại, nhẹ nhàng nào đó mà có thể ban cho các người cái
quyền còn có thể hiện diện hoạt tồn trong ý nghĩa tốt đẹp
nào đó! Mọi cuộc chiến dai dẳng sẽ biến thành độc địa, trí
trá, xấu xa như thế nào khi không thể tự do phát huy sức
mạnh của nó! Biết bao cá tính kết tinh nơi những niềm sợ
hãi kéo dài, nơi sự chú thị trì tục vào kẻ thù, vào kẻ thù khả
dĩ! Những kẻ bị ném ra ngoài vòng xã hội này, những kẻ bị
truy đuổi và săn lùng ráo riết này - kể cả những kẻ độc cư
cưỡng bức, những Spinoza, những Giordano Bruno - sau
cùng bao giờ cũng biến thành những tay truy kích trả thù,
những kẻ bào chế độc dược xảo diệu (người ta cứ thử một
lần khai quật cái nền tảng đạo đức và thần học của Spinoza
lên xem!), cho dù được hóa trang, che đậy trong dáng dấp
tinh thần nhất, và có lẽ chính bọn họ cũng không nhận ra
điều đó - chưa kể đến sự ngu xuẩn của những phẫn nộ luân
lý, nơi một kẻ triết gia thì đó là dấu hiệu không thể nhầm lẫn
cho thấy rằng mọi ý thú triết học đã trôi tuột khỏi hắn rồi. Sự
tuẫn nạn của triết gia, sự “hy sinh vì chân ]ý”của hắn, đã đẩy
ra ánh sáng một điều gì đó tiêu biểu của một kẻ phiến loạn

và kịch sĩ ẩn giấu trong con người hắn; và nếu như người ta
lâu nay chỉ ngắm nhìn hắn với con mắt hiếu kỳ thẩm mỹ, thì,
đốì với nhiều triết gia, cái ước vọng nguy hiểm muốn được
nhìn thấy hắn một lần đoạ lạc (đoạ lạc thành những kẻ tuẫn
nạn, những kẻ cao giọng rêu rao nơi chôn kịch trường và
trên bục diễn thuyết) cố nhiên là điều hoàn toàn có thể hiểu
được. Chỉ có điều, với một ước vọng như thế, người ta cũng
cần phải hiểu rõ về những gì mà trong mọi trường hợp người
ta sẽ phải chứng kiến - chỉ là màn trình diễn của các Satyr,
chỉ là vĩ thanh, là một minh chứng sổng động của đoạn kết
của một bi kịch đích thực và lâu dài: nếu như biết rằng, mọi
triết học tự khdi nguồn của nó là một tấn bi kịch dài.
26
Mọi kẻ ưu tú đều có khuynh hướng bản năng tìm đến
nơi lầu các, chốn riêng tư bí mật, nơi hắn thoát khỏi quần
chúng đám đông nhân quần tụ họp, nơi đó hắn có thể quên đi
cái điều lệ “con người” để trở thành lệ ngoại - chỉ ngoại trừ
trường hợp khi hắn bị một thứ bản năng còn mạnh mẽ hơn
ném vào điều lệ này với tư cách là một kẻ thức tri trong ý
nghĩa rộng rãi và kỳ dị vô song. Kẻ nào trong vòng giao
thiệp với con người mà không có lúc ánh lên, trong mọi sắc
thái của điêu linh, cái nhan sắc xanh um và xám ngắt trước
sự ghê tởm, phiền muộn, cảm thông, u ám, cô độc, kẻ đó
quyết nhiên chưa đáng mặt phong lưu. Thế nhưng, nếu như
hắn ta không tự nguyện phụ đảm trọn vẹn cái gánh nặng và
sự phiền toái này, mà luôn tìm cách lẩn tránh và, như đã nói,
lặng lẽ và và kiêu hãnh giam mình trong lầu các riêng biệt,
thì bấy giờ một điều chắc chắn là hắn chẳng phải được sinh
ra trẽn cõi đời để mang định mệnh làm kẻ thức tri. Bởi lẽ, để
47
có thể như vậy, một ngày nào đó hắn phải tự nhủ lòng “quỷ
tha ma bắt kiểu phong lưu cao nhã của ta đi! Điều lệ chuẩn
tắc thú vị hơn lệ ngoại nhiều - hơn cái lệ ngoại như ta”! - và
hắn sẽ trông xuống, và nhất là sẽ trông vào. Công cuộc thám
sách những kẻ dung thường diễn ra lâu dài và nghiêm túc, và
để đạt được mục đích này đòi hỏi biết bao dối gạt hư ngụy,
biết bao kềm chế, biết bao gần gũi giao du bất hảo - mọi
cuộc giao du đều có tính cách bất hảo, nếu không phải là
giao du vđi những kẻ đồng đẳng : những điều này cấu thành
bộ phận quan trong trong lai lịch tồn sinh của mọi triết gia,
có lẽ là cái phần kém tao nhã nhất, bốc mùi nhất, và khiến
cho thất vọng ngất trời. Nếu hắn ta có diễm phúc, như những
đứa con được cưng chiều của tri thức thường vậy, hắn sẽ gặp
những ngõ tắt đường ngang đúng nghĩa để giúp làm vơi đi
gánh nặng của sứ mệnh mà hắn đảm đương - tôi mốn nói đến
bọn được mệnh danh là khuyển nho, những kẻ như thế đơn
giản nhận ra cái phần thú tính, cái tầm thường, cái chuẩn tắc
điều lệ nơi bản thán mình và qua đó còn chút tính thần và
hứng thú nọ để cảm thấy cần thiết phải nói về bản thân mình
cùng những kẻ đồng điệu trước chứng nhẩn
— đôi lúc bọn họ thậm chí còn lăn lộn trong sách vở như trên
đông phân của chính mình vậy. Lề thói khuyển nho là hình
thức duy nhất mà thông qua đó những tâm hồn hạ liệt sờ
chạm được cái điều mà người ta gọi là chính trực; và những
tâm hồn cao viễn cần phải mở rộng tai nghe mọi cung bậc
thô thiển, tinh vi của bọn khuyễn nho và tự chúc phúc cho
mình mỗi khi chứng kiến trước mắt cảnh tượng bọn hề trơ
trẽn hoặc bọn nữa người nữa ngợm Satyr khoa học lên giọng
ồn ào. Thậm chí có những trường hợp sự mê hoặc hòa trộn
với sự kinh tởm: cụ thể là, do một sự biến thái ly kỳ của tự
nhiên mà tinh thể thiên tài chịu ràng buộc vào cái hình hài
48
nữa dê nữa vượn kỳ cục kia, như trường hợp tu viện trưởng
Galiani, một kẻ uyên bác, sâu sắc bậc nhất, và có lẽ cũng bẩn
thỉu bậc nhất trong thế kỷ ông ta sống - ông ta sắc sảo hơn
Voltaire nhiều và hệ quả là trầm lặng hơn rất nhiều. Sự vụ
thường xảy ra hơn nữa ấy là, như dã ám chỉ, não bộ khoa
học được đặt trên thân hình khỉ vượn, một trí tuệ dị thường
và tinh tế được đặt trong một tầm hồn bình phàm - trong giới
y học và sinh lý học luân lý điều này chẳng phải là sự kiện
hiếm hoi. Và nơi nào có ai đó nói đến con người, không có
ác ý, mà đúng hơn là vô hại, như là một cái bụng với nhu
cầu kép và cái đầu với nhu cầu đơn nhất; mọi chôn nơi nào
mà có ai đó bao giờ cũng chỉ nhìn thấy, tìm kiếm và muốn
nhìn thấy chỉ riêng những sự đói khát, khát vọng tính giao và
sự phù phiếm như thể chúng là động lực đích thực và duy
nhất đằng sau mọi hành vi của con người; tóm lại, ở đâu
người ta nói “tệ” về con người - mà không hề nói ác về con
người, ở nơi đó kẻ yêu tri thức phải vểnh tai nghe thật kỹ,
thật chăm chú, kẻ đó phải sẩn lòng lắng nghe khi những lời
nói ra không mang sự phẫn nộ. Vì kẻ phẫn nộ, một kẻ bao
giờ cũng ra sức cắn xé bản thân (hoặc thay vào đó là thế
gian, Thượng đế, hoặc xã hội) bằng hai hàm răng của hắn, có
thể, xét về phương diện luân lý, đứng trên bọn Satyr bông
đùa và tự mãn, thế nhưng trong mọi ý nghĩa khác, kẻ đó là
một trường hợp tầm thường hơn, vô vị hơn, ít ý nghĩa giáo
dục hơn. Và không kẻ nào nói dôì nhiều như những kẻ phẫn
nộ.
27
Để thiên hạ hiểu ta, thật chẳng dễ dàng gì: đặc biệt, khi

chúng ta sống và suy tư theo thể điệu gangasrotogatia) giữa
toàn những con người sống khác và suy nghĩ khác, tức là
theo thể điệu kurmagatim, hoặc cùng lắm “theo thể điệu của
loài ếch” mandeìkagatiiZÌ - tôi làm mọi cách để bản thân
thành ra khó hiểu! - và tất nhiên, ta phải cảm kích trước sự
thiện chí của những nhận xét tế nhị xuất phát từ tấm lòng về
bản thân ta. Còn “những bằng hữu quí hóa” thì như thế nào,
những kẻ bao giờ cũng muốn được thích ý dễ chịu và tin
rằng, với tư cách là bằng hữu, được quyền hưởng sự thích ý
dễ chịu ấy: vậy thì tự buổi đầu, ta nên sắp đặt cho bọn họ
một chốn vui chơi, một không gian nô đùa hí
(1) Gangasrotogati: Theo thể điệu sông Hàng
(2) Kurmagati: Theo thể điệu của loài rùa
(3) Mandeikagati: Theo thể điệu của loài ếch nhái lộng cho
những ngộ giải quàng xiên - và như thê ta vẫn còn có thể
cười vang một trận; - hoặc để đuổi tiệt bọn họ đi, những
người bằng hữu quí hóa này - và ta lại có một trận cười vang.
28
Điều mà ta khó lòng chuyển dịch từ ngôn ngữ này sang
ngôn ngữ khác nhất chính là tiết nhịp trong phong cách của
nó: khi mà tiết nhịp ấy phát nguyên từ trong đăc tính của
chủng tộc, nói theo kiểu sinh lý học, từ trong tiết nhịp bình
quân của “tiến trình trao đổi chất”. Có những cuộc dịch giải
với thành ý mà gần như sai lạc, như một kiểu tầm thường
hóa nguyên tác ngoài ý muốn, đơn thuần là vì cái tiết nhịp
mạnh mẽ, sinh động không được chuyển dịch đồng thời,
những tiết nhịp nhảy vọt khỏi và hóa giải mọi hiểm họa hoạt
tồn trong sự vật và ngữ ngôn. Người Đức hầu như không có

khả năng gọi về tiết nhịp prestom trong ngôn ngữ của họ: và
từ đó, ta có thể rút ra một kết luận hợp lý: họ không thể gọi
về rất nhiều những sắc thái diễm lệ phóng khoáng nhất và
mạnh bạo nhất của những tư tưởng tự do mang tinh thần tự
do. Những gã hề Satyr xa lạ với họ như thê" nào trong thể
xác và tâm tư, thì những kẻ như Aristophanes và Petronius
đối với họ cũng bất khả chuyển dịch như vậy. Mọi sự trầm
trọng, nặng nề, vụng về đạo mạo, kiểu cách lằng nhằng, tẻ
nhạt, trở nên quá đỗi phong nhiêu nùng mật nơi con người
Đức, - thứ lỗi cho tôi khí phải nói lên một sự thật rằng thậm
chí văn xuôi của Goethe, với phong cách hòa trộn giữa sự
cứng cỏi và mềm mại, cũng không là lệ ngoại, nó là hình
ảnh phản chiếu từ “thời vàng son” mà nó qui thuộc về, là
một biểu hiện của thị hiếu Đức, vào một thời đại mà vẫn còn
cái gọi là “thị hiếu Đức”: một loại thị hiếu Rococo cầu kỳ,
điêu trác, in moribus et artibus'2'. Lessing là một lệ ngoại,
nhờ ở dòng máu kịch sĩ, ông ta biết nhiều chuyện và am
tường nhiều chuyện: ông ta không dịch Bayles một cách vố
ích và thích thân cận Diderot và Voltaire, và càng yêu thích
trở về nương náu bên các nhà viết hài kịch La mã - Lessing
yêu thích tinh thần phóng khoáng trong tiết điệu, và cả sự
trốn chạy khỏi Đức quốc. Thế nhưng làm thế nào ngôn ngữ
của người Đức, cho dẫu đó là ngôn ngữ trong văn xuôi của
một Lessing, có thể mô phỏng tiết điệu Macchiavel, kẻ hô
hấp một bầu khí quyển khô ráo quang đãng của xứ Florenz
trong tác phẩm principe của mình, và không ngàn được việc
phô diễn sự vụ trầm trọng nhất theo thể thái phóng túng
allegrissimo<2}: dường như không phải không có chút cảm
thức nghệ sĩ độc ác về một sự đối kháng nào đó mà ông ta
rất có thể phải gánh chịu - tư tưởng lê thê, tri trọng, cứng
2 In moribus et artibus: Trong tập quán và nghệ thuật
51
rắn, đầy hiểm tượng, song hành với tiết điệu tật trì và một
phong thái bản lĩnh vô song. Sau cùng, ai đám địch ra Đức
ngữ một tâm hồn như Petronius, một kẻ vĩ đại hơn bất cứ
nhạc sĩ vĩ đại nào xưa nay, là bậc thầy trong thể điệu presto
trong sáng tạo, ý tưởng, ngôn từ - nói cho cùng có nghĩa lý
gì những thứ đầm lầy của cái cõi đời xấu xa, bệnh hoạn này,
kể cả cái “thế giới của thời vàng son”, khi một con người
như ông ta du hành băng đôi chân của gió lộng, hấp hô xuy
động một niềm trào lộng thích phóng của làn gió, khiến mọi
sự mọi vật xô chạy rạt rào và qua đó trở nên khang kiện,
thuần khiết! Và Aristophanes, một tinh thần có tác dụng cải
hóa bổ sung! Chỉ riêng với tâm hồn này đủ khiến ta khoan
thứ cho sự tồn tại của toàn cõi Hy lạp, nếu như người ta hiểu
sâu sắc những gì đòi hỏi một sự nguyên lượng và một sự cải
hóa - vậy nên tôi không hình dung dược điều chi có thể
khiến tôi phải chiêm bao mộng mị về cái cõi ẩn tàng và
huyền vi thâm áo như mê ngữ con nhân sư của Platon hơn là
petit faỉta) này, mà thật may mắn vẫn còn được trì giữ : thứ
mà người ta tìm thấy dưới chiếc gối đầu giường lúc ông sắp
sửa lìa đời chẳng phải là cuốn “Thánh kinh”, chẳng có gì
quan hệ đến Ai cập, Pythagoras hay Platon - mà là trước tác
của Aristophanes. Làm sao một Platon có thể kham nhẫn cõi
đời kia - cái cõi đời Hy lạp mà ông chối bỏ biền biệt - mà
không có một Aristophanes bầu bạn!
29
Không chịu lệ thuộc tha nhân là một điều riêng biệt
thuộc về sô rất ít người - đó là đặc quyền của kẻ mạnh. Và
kẻ nào thử làm điều đó một trong hoàn cảnh dù hoàn toàn có
quyền làm như thế nhưng không nhất thiết phải làm, sẽ
52
chứng tỏ rằng hắn không chỉ mạnh mẽ mà còn can đảm vô
hạn. Hắn chịu dấn thân vào chốn mê cung, khuyếch sung
hàng nghìn lần môi hiểm họa mà cõi tồn sinh vốn mang
trong tự thân tự thể; không có kẻ có mắt nào nhìn thấy dù
chỉ một phần vi tế nhất cái sự vụ hắn đã lầm đường lạc lối,
cô đơn cách tuyệt và bị con Minotaur nơi huyệt động nào
của lương tâm phanh thây ra từng mảnh ra sao và ở đường
quanh ngõ hẹp nào. Nếu sinh mệnh của kẻ đó đáo cùng tuyệt
lộ thì điều đó cũng cách xa lắm với trí tuệ của con người để
có thể mong nhận được chút lòng cảm thương chia sẻ - và kẻ
đó sẽ không bao giờ còn có thể trở lại! Kẻ đó sẽ vĩnh viễn
không còn có thể trở lại với lòng thương tưởng của nhân
gian!
30
Tuệ giác tôi thượng của chúng ta phải - và nên! - vang
lên như giọng điệu cuồng điên, và trong một sô' trường hợp
nào đó phải như những lời vô đạo, khi chúng bí mật lọt vào
tai của những kẻ vô phần hoặc chưa đủ tư lương để nghe ra.
Hai loại hiển giáo và mật giáo mà xưa kia người ta phân biệt
giữa các trường phái triết học ở Ân độ, cũng như Hy lạp, Ba
tư, Hồi giáo, tóm lại ở bất cứ nơi nào mà người ta chỉ tin vào
tôn ti, đẳng cấp chứ không phải bình đẳng, bình quyền -
chúng chẳng phải khác nhau do hiển giáo đứng ở ngoài vòng
và từ ngoài, chứ không phải từ bên trong, nhìn ngó, thẩm
xét, so đo, phán đoán: điều trọng yếu hơn ấy là nó từ bên
dưới mà ngó lên mọi sự - thế nhưng, mật giáo từ bên trên mà
trông xuốngl Có những những đỉnh cao vòi vọi của tâm hồn,
đứng từ đó mà nhìn, cõi bi kịch cũng thôi bi thương nữa; và
nếu mọi điêu linh thông khổ trên khắp chốn nhân gian thu

gom về một mối, thì ai là kẻ đám liều lĩnh quả quyết rằng
một lần trông thấy sẽ tất yếu cưỡng bức, xui khiến lòng ta
thương cảm và như thế nhân đôi khổ đau?... Có những thứ
giúp đi dưỡng những tâm hồn cao viễn như lương thực,
dưỡng chất, thì hoá ra gần như là độc chất đôi với những tâm
hồn hoàn toàn khác biệt và nhỏ bé. Đức hạnh của phàm phu
biết đâu lại là tà hạnh, là yếu đuôi hạ liệt trong con mắt của
triết gia. Có thể có trường hợp một kẻ thuộc nòi thượng
đẳng, nếu như hắn thoái hóa và đoạ lạc, thì chỉ thông qua đó
mà hắn thành tựu được những phẩm tính mà vi đó người ta
cảm thấy cần phải tôn vinh hắn như là một vị thánh nơi thê
giới thấp hèn mà hắn đã đọa lạc. Có những sách vở mang lại
những giá trị trái ngược cho tâm hồn và sức khoẻ, tùy thuộc
kẻ đọc chúng là những tâm hồn hạ liệt, sinh lực yếu kém
hoặc những tâm hồn cao viễn, sinh lực dũng mãnh hơn: đối
với trường hợp trước, những sách vở ấy nguy hiểm, gây đổ
vỡ, khiến rệu rã; trường hợp sau, chúng là những lời hiệu
triệu thúc giục những kẻ can đảm nhất tìm lại lòng can đảm
của mình. Sách vở nào dành cho mọi người mọi kẻ đều là
những sách vở bốc mùi: mùi của phàm phu tục tử vương vít
trong đó. Chôn nơi nào mà đám đông quay quần yến ẩm,
ngay cả những nơi bọn họ thờ phượng, nơi chốn ấy thường
không khỏi bốc mùi. Người ta chớ nên bước chân vào giáo
đường, nếu còn muốn hít thở bầu không khí thuần khiết.
31
Trong những năm tháng tuổi trẻ, khi ta bày tỏ lòng kính
trọng hoặc khinh bĩ đôi với bất cứ sự gì, bao giờ cũng thiếu
một sự tinh tế khéo léo vốn đem lại những thành tựu tốt đẹp
nhất trong cuộc đời, và hẳn nhiên phải trả giá đắt vì đã trút
54
bao nhiêu tiếng thị phi như thế lên con người và mọi sự. Tất
cả đă được an bài rằng cái thị hiếu tồi tệ nhất trong các thị
hiếu, thị hiếu dành cho sự tuyệt đối, phải chịu sự giễu cợt và
bị lạm dụng khủng khiếp cho đến khi người ta học được
cách thể hiện một sự khéo léo nào đó trong cách phô diễn
cảm xúc và thậm chí thích ý mạo hiểm thử nghiệm một chút
nhân công: như những nghệ sĩ chân chính của cuộc đời vẫn
làm vậy. Tính cách nóng nảy cùng với lòng kính sợ, vốn là
đặc trưng của tuổi trẻ, cơ hồ như không hề lắng dịu trước khi
nó xuyên tạc mọi người mọi sự theo cách thức nào đó hầu có
thể giải toả tình cảm của mình trên đó - tuổi trẻ tự nó vein là
một cái gì đó thường giả dối và dễ bị lừa dôi. Thế rồi, khi
tâm hồn tuổi trẻ ấy chịu trải qua những trận hành hạ dày vò
thất vọng, sau cùng nó quay nhìn lại bản thân bằng con mắt
hoài nghi, nhưng bao giờ cũng với một sự sôi nổi và cuồng
nhiệt, dù trong một niềm hoài nghi ray rứt: giờ đây ta chứng
kiến những người trẻ tuổi ấy trở nên hằn học với bản thân,
hủy hoại bản thân một cách ráo riết như thế nào, rắp tâm trả
thù chính bản thân vì đã tự lừa dối quá lâu như thế nào, như
thể chính họ tự nguyện chịu mù loà vậy! Chính ở giai đoạn
quá độ này, người ta tự trừng phạt mình bằng thái độ ngờ
vực đối với cảm xúc của họ. Người ta trừng phạt lòng nhiệt
huyết của họ bằng sự hoài nghi. Quả thật, người ta có cảm
tưởng lương thức vốn là mối hiểm họa, đồng thời cũng là sự
tự che mắt mình và làm kiệt quệ lòng chính trực tốt đẹp hơn;
và nhất là, người ta chọn phe phái, thực chất là phe phái
chống lại “tuổi trẻ”. - Rồi khoảng chục năm sau: người ta
nghiệm ra một điều rằng tất cả những điều này vẫn hãy còn
là... “non nớt”!
55
32
Trong suốt giai đọ an dài nhất của lịch sử nhân loại - còn
được gọi giai đoạn tiền lịch sử - giá trị hoặc phi giá trị của
hành vi được rút ra từ hậu quả của hành vi đó: bản thân hành
động cũng như do lai của nó đều ít được lưu ý, mà đại khái
như ngày nay ở Trung hoa niềm vinh dự hoặc nỗi nhục nhã
của đứa con còn tác động trở lại cha mẹ, cũng vậy, chính sức
phản động của thành công hay thất bại dẫn dắt người ta đến
chỗ đánh giá một hành động là tốt hay xấu. Chúng ta gọi giai
đoạn lịch sử này là giai đoạn tiền luân ỉý: mệnh lệnh “hãy
hiểu chính mình!” thuở đó vẫn chưa được biết đến. Trong
mười nghìn năm qua, người ta từng bước từng bước nghịch
hành, đi thật xa trên một vài đải đất khổng lồ của mặt địa
cầu, xa đến mức tin rằng không phải kết quả của hành vi, mà
chính do lai của hành vi quyết định giá trị của hành vi: một
sự kiện trọng đại như là toàn thể, một sự chuyển biến tinh tế
đáng kể trong nhãn quan và chuẩn tắc, một sự tác động vô
thức của vai trò thống trị của các giá trị quý tộc và của niềm
tin đôi với “do lai”, dấu hiệu của một thời kỳ mà người ta có
thể định danh là thời kỳ luân lý trong nghĩa hẹp: song hành
với nó là nỗ lực đầu tiên hướng đến sự tự tri. Do lai thay vì
hậu quả: một cuộc đảo lộn viễn tượng khổng lồ! Một sự đảo
lộn chỉ đạt được sau một cuộc tranh đấu và giằng co dai
dẳng. Cô' nhiên, cùng với nó là một loại mê tín mởi mẻ hơn
và khủng khiếp hơn, một sự hạn hẹp đặc thù trong cách diễn
giải, đạt đến địa vị thông trị: “do lai” của hành vi, hiểu trong
ý nghĩa cụ thể nhất, được qui về chủ đích; người ta nhất trí
với nhau trong niềm tin rằng giá trị của hành vi nằm trong
giá trị của chủ đích của hành vi. Chủ đích chính là trọn vẹn
nguồn gốc, là nguyên ủy và là tiền sử lịch của hành vi: với
định kiến này, người ta làm chuyên ca tụng, chỉ trích, phán
xét, triết lý về luân thường đạo lý trên mặt đất này mãi cho
đến tận ngày nay. - Thế nhưng, há chẳng phải ngày nay
chúng ta đã tiến đến chỗ tất yếu phải một lần nữa quyết ý làm
một cuộc đảo lộn và chuyển dịch căn để của mọi giá trị, nhờ
vào một ý thức về tự thân cùng với sự mẫn nhuệ trùng diễn
nơi con người, - há chẳng phải chúng ta đang đặt chân nơi
ngưỡng cửa của một thời đại mà thoạt tiên bị nhìn nhận một
cách tiêu cực và gán cho danh hiệu ngoài vòng luân lý: ngày

nay là thời đại mà ít nhất trong cộng đồng những kẻ vô luân
như chúng ta đã xuất hiện một niềm hoài nghi rằng phải
chăng chính cái điều phi chủ đích nơi hành vi là cái căn bản
mà trên đó giá trị quyết định của hành vi tồn lập, và phải
chăng tất cả nhừng gì mang chủ đích tính trong hành vi, tất
cả những gì có thể nhìn thấy, biết, “ý thức” được về hành vi,
vẫn chỉ qui thuộc về biểu diện, lớp da của nó mà thôi - và,
cũng như mọi lớp da, nó tô cáo điều gì đó nhưng vẫn còn che
giấu nhiều hơn? Tóm lại, chúng ta tin rằng cái gọi là chủ
đích chỉ là dấu hiệu, là biểu trưng, nó trước hết đòi hỏi một
sự giải minh, hơn nữa, nó là một dấu hiệu chỉ thị quá hàm
hỗn, quá phong phú đến mức hầu như không chỉ thị điều gì
về bản thân nó - rằng luân lý, trong ý nghĩa được hiểu cho
đến ngày nay, vì thế là thứ luân lý chủ đích, là định kiến, một
sự vội vàng, một sự tạm thời - có lẽ, có vẻ gì đó đại loại như
chiêm tinh học hoặc luyện kim thuật, nhưng trong mọi
trường hơp nó là một cái gì đó cần phải chế phục. Chế phục
luân lý, trong tinh thần nào đó, là luân lý tự chế phục: ta hãy
trao danh xưng này cho một sự nghiệp lâu dài, kỳ bí chĩ riêng
dành cho những tâm thức tinh tế nhất, chính trực nhất cũng
như tinh quái nhất của thời đại ngày nay, như những viên đá
thử sống của tâm hồn.
Không còn cách nào khác: chúng ta phải dứt khoát,
không tương nhượng, đưa vào vòng chất vấn và phán xét
những tình cảm dâng hiến, hy sinh cho kẻ lân lý, nói chung
toàn bộ thứ luân lý khước từ tự kỉ: tương tự như loại thẩm
mỹ học của “trí tuệ vô cảm”, nhờ nó mà ngày nay khuynh
hướng thiến hoạn nghệ thuật trong thể thái đầy mê hoặc đã
tìm được cho nó một lương tâm tốt đẹp. Biết bao sự quyến
rũ và mật ngọt trong những tình cảm “vị tha nhân”, “phi vị
ngã” ấy, khiến cho lòng ta không còn cảm thấy sự cần thiết
phải lưỡng bội song trùng hoài nghi tự vấn: “những điều đó
chẳng phải là... mê hoặc sao?” - cho dù những điều ấy làm
thỏa mãn, thích ý những kẻ qui thuận theo, những kẻ hân
thưởng quả ngọt của chúng, và thậm chí cả những kẻ chỉ
nhìn ngó chúng từ bên ngoài, thì sự vụ ấy chẳng mang lại
57
cho chúng những lý lẽ biện minh nào, mà ngược lại còn đòi
hỏi chính sự thận trọng. Thế nên chúng ta phải thận trọng!
34
Cho dù ta đứng trên quan điểm triết học nào: nhìn từ
mọi góc độ, sự sai lầm lạc lối trong cái thế giới mà ta tin
rằng mình đang sống trong đó, là điều chắc nhất, thật nhất
mà mắt ta còn có thể nhìn thấy - chúng ta tìm thấy trùng
trùng những cãn đo có thể dẫn dắt chúng ta đến nbững giả
thuyết về một nguyên lý hư vọng nơi “tinh thể của sự vật”.
Thế nhưng, kẻ nào qui trách nhiệm gây nên sự ngộ nhận về
thê giới cho tư tưởng, nói cách khác, cho “tinh thần” của
chúng ta - một lối thoát đáng tôn trọng mà mọi advocatus
deỉa) có ý thức hoặc không ý thức thường chọn lựa kẻ nào
cho rằng cái thế giới gồm không gian, thời gian, hình tướng,
sự chuyển động, như là sản phẩm của sự suy diễn sai lầm: kẻ
đó tôi thiểu cũng tìm thấy một cơ hội tốt để cuối cùng học
được cách hoài nghi mọi tư tưởng: chẳng phải đó là trò chơi
khăm vĩ đại nhất đối với chúng ta cho đến ngày nay sao? Có
sự bảo đảm nào rằng nó sẽ không tiếp tục làm cái điều mà
bấy lâu nó vẫn làm?
Nói một cách nghiêm túc: sự ngây thơ của kẻ tư tưởng
có gì đó khơi dậy ở ta lòng cảm kích và tôn trọng, sự ngây
thơ ấy cho phép họ ngày nay thậm chí trình diện trước ý
thức và thỉnh cầu nó ban cho một lời giải đáp chân thành:
đại loại như ý thức có “thật” không, và vì lẽ gì nó không
ngừng xô đẩy ngoại giới ra xa nóf và nhiều câu chất vấn
58
tương tự như vậy nữa. Tin vào một niềm “xác tín trực tiếp”
là một thái độ luân lý thật thà, một vinh dự cho những triết
gia như chúng ta: thế nhưng một lần nữa chúng ta không nên
làm những con người “chỉ đơn thuần luân lý”! Khi ta nhìn
nó độc lập với luân lý, niềm tin kia trở thành một sự đần độn
mà chúng ta chẳng lấy gì làm vinh dự! Có thể rằng trong thế
giới trưởng giả, thái độ hoài nghi thường trực ấy là biểu hiện
của một “tính cách quê mùa” và hệ quả là bị kể như thuộc về
hàng ngũ những kẻ “kém thông minh”: ở đây, trong chúng
ta, những kẻ đã từ bỏ cái thế giới trưởng giả ấy cùng với
những tiếng thị và phi của nó - còn điều gì ngăn trở chúng ta
làm kẻ kém thông minh và lên tiếng rằng: kẻ triết gia người
triết học dứt khoát phải có quyền làm kẻ có “tính cách tồi
tệ”, như một tinh thể mãi mãi bị
giễu cợt thảm hại nhất xưa nay trên mặt địa cầu này. Giờ
đây, hắn có nghĩa vụ phải hoài nghi, phải phóng luồng nhãn
quang tinh quái từ mọi hố thẳm hoài nghi. - Hãy lượng thứ
cho cái trò cau có và ăn nói u ám của tôi: vi đã từ lâu chính
bản thân tôi suy nghĩ khác về sự vụ phỉnh gạt và bị phĩnh
gạt, tôi đã học cách nhìn nhận khác và thủ sẩn tối thiểu cũng
một hai cái huých vào hông dành cho sự điên tiết của mấy
ông triết gia trước sự vụ bị phỉnh gạt. Tại sao không? Khi
chân lý được xem là mang nhiều giá trị hơn ảnh tượng thì
điều đó cũng không hơn gì một thành kiến luân lý; quan
niệm này thậm chí còn là một giả thiết được chứng minh tồi
nhất mà ta từng được biết trên cõi đời này. Dẫu sao người ta
cũng đã thú nhận quá nhiều rồi: có thể nói sẽ chẳng có đời
sống nào nếu không dựa trên những sự định giá, những ảnh
tượng tính mang dấu ấn của một viễn tượng; và nếu người ta
với lòng nhiệt thành đạo đức cộng với sự ngu xuẩn của một

sô' triết gia, bài xích toàn bộ “thế giới ảnh tượng”, thì bấy
giờ, giả dụ như họ có thể làm được điều đó - thì ít nhất cái
gọi là “chân lý” của bọn họ cũng sẽ chẳng còn lại gì! Vậy
điều gì đã đẩy chúng ta đến với quan điểm rằng có một sự
đối ỉập về bản chất giữa “chân” và “giả”? vẫn chưa là đủ sao
nếu chỉ nhìn nhận sự khác biệt về mức độ của ảnh tượng
tính, nói cách khác là sắc độ sáng tối đa thù của ảnh tượng -
tức là những giá trị sai biệt, nếu nói theo ngôn ngữ hội họa?
Hà cớ gì cái thế giới có gì đó quan hệ với chúng ta đây lại
không được phép là... hư cấu? Và kẻ nào nhân đó mà nêu lời
chất vấn rằng “thê nhưng, tác giả cũng qui thuộc về sự hư
cấu chăng?” - tiếng hà cớ gỉ chẳng phải là lời đáp tròn trịa
làm ru? Chữ “qui thuộc” này chẳng qui thuộc về sự hư cấu
sao?” Ta chẳng được phép mỉa mai một chút đối với chủ
ngữ, cũng như đối với vị ngữ và

tân ngữ sao? Triết gia không được phép nâng mình lên
khỏi cái tín ngưỡng đối với văn pháp sao? Ta vẫn hết lòng
kính trọng cô gia SƯ: thế nhưng, chẳng phải đã đến lúc triết
học cần phải từ bỏ niềm tin đôi với cô gia sư sao?
35
ồ Voltaire! ồ nhân loại! ồ vô nghĩa! Có một điều gì đó
trong vấn đề “chân lý” và tìm kiếm chân lý; và khi con người
dấn bước theo nó trong thể thái quá đỗi con người - “il ne
cherche le ưraỉ que pour faire le Òie7i”3 - tôi đánh cuộc là
họ sẽ chẳng tìm thấy mảy may điều gì!
36
Nếu như chúng ta không được “phối cấp” một điều gì
hiện thực hơn ngoài cái thế giới đầy dục vọng và đam mê
này, và dẫu chúng ta tìm kiếm ở bên trên hoặc dòm ngó ở
bên dưới cũng không nhận thấy một “hiện thực” nào khác
hơn là hiện thực của những xung lực bản năng chúng ta - vì
tư tưởng chỉ duy là sự nốì kết, xâu chuỗi các bản năng này:
thì phải chăng chúng ta không được phép thử một lần nêu
lên lời chất vấn phải chăng điều được phôi cấp này không đủ
dể giúp chúng ta hiểu cái điều được mệnh danh là thế giới cơ
giới (hay “vật chất”) tương tự như nó? Tôi không có ý cho
rằng nó giông như ảo tưởng, như “ảnh tượng” hay một cách
“biểu đạt” nào đó (theo quan niệm của Berkeley và
Schopenhauer), mà như là một hiện tượng có cùng trình độ
3 “11 ne cherche le vrai que pour faire le bien”: “Hắn tìm kiếm chân lý
chỉ vì mục đích tốt đẹp”
61
hiện thực với tình cảm của chúng ta - như một hình thái tô
phát của thế giới tình cảm mà trong đó mọi thứ vẫn còn bị
thu nhiếp bởi một thế lực thông nhất cường liệt, nhiên hậu
nó phân cành, trổ nhánh và tượng hình trong một tiến trình
hữu cơ (và đương nhiên trở nên mềm yếu và suy nhược đi),
như một hình thái đời sống bản năng, trong đó tổng thể các
chức năng hữu cơ vẫn còn chịu sự ràng buộc, đan kết tổng
hợp với nhau thông qua các quá trình tự điều tiết, đồng hoá,
dinh dưỡng, bài tiết, và trao đổi chất - như một hình thái
nguyên thủy của đời sống'? - Nói cho cùng, ta không chỉ
được quyền thử chất vấn: mà đối với lương trì của chúng ta
trong vấn đề phương pháp, chúng ta cần phải làm như thế.
Không cần phải áp dụng nhiều hình thái nhân quả hơn nữa,
chừng nào mà sự cố gắng với một phương pháp duy nhất
chưa dược đẩy đến biên tế cùng cực của nó (- đến chỗ hồ đồ
phi lý của nó, nếu có thể nói như vậy): đó chính là thái độ
luân lý trong vấn đề phương pháp, điều mà ngày nay người
ta không được phép né tránh - nó là hệ quả của “định nghĩa
của nó”, như cách mà một nhà toán học thường nói. Cuối
cùng, vấn đề là chúng ta có thừa nhận ý chí thực sự có hiệu
năng hay không, chúng ta có tin vào nguyên lý nhân quả của
ý chí hay không: nếu chúng ta tin tưởng như thê - và thực
chất, niềm tin vào điều đó cũng là niềm tin vào chính
nguyên lý nhân quả vậy thì chúng ta phải thử đặt ra giả
thuyết rằng tác dụng nhân quả của ý chí là tác dụng duy
nhất. “Ý chí” đương nhiên chỉ có tác dụng và hiệu năng đối
với “ý chí” - chứ không phải đối với “vật chất” (không phải
đối với “hệ thần kinh” chẳng hạn -): tóm lại, ta phải liều lĩnh
đưa ra giả thuyết rằng chẳng phải ở đâu, chỗ nào mà “tác
dụng” xảy ra, thì ở đó ý chí tác dụng lên ý chí - và chẳng
phải rằng trong mọi biến cố cơ giới, nếu một thê lực tác
động nào đó hiện diện, thì đó chính là thế lực của ý chí hay

tác dụng của ý chí. - Cuối cùng, nêu như có thể giải thích
được rằng toàn bộ đời sống bản năng của chúng ta là hệ quả
của sự hình thành và phân cành tách nhánh của một hình thái
căn bản của ý chí — tức là của ý chí khát vọng quyền lực,
như thông tắc mà tôi nêu ra và nếu như ta có thể qui mọi
chức năng hữu cơ về ý chí khát vọng quyền lực này và đồng
thời củng tìm thấy ở đó giải pháp cho vân đề sinh thực và
vấn đề dinh dưỡng - ở đây thực ra là một vấn đề mà thôi -
bấy giờ theo đó chúng ta sẽ có được cái quyền khẳng định
một cách minh bạch rằng mọi thê lực tác dụng là ý chí khát
vọng quyền lực. Thế giới nhìn từ nội tại, thế giới mà chúng
ta định nghĩa và định danh dựa trên “tính cách minh bạch”
của nó - nó chính là “ý chí khát vọng quyền lực” và không là
gì khác hơn.
37
“Sao? Chẳng phải điều đó, nói theo ngôn ngữ thê gian,
có nghĩa là: Thượng đế đã bị từ khước, còn quỷ dữ thì không
-?” Trái lại, bạn ôi! Trái lại! Và, quỷ tha ma bắt kẻ nào bức
bách các người nói lời thế gian.
38
Cũng như sự vụ rốt cùng đã diễn ra, trong tất cả sự huy
hoàng của thời cận đại, với cuộc Cách Mạng Pháp, tró hề
vừa ghê tôm vừa, nếu phán xét trong cự ly gần, thừa thải kia,
mà những chứng nhân quí tộc và mơ mộng hão huyền trên
toàn dải Âu châu, từ khoảng cách xa xôi, đã, từ lâu lắm và
thật say sưa, diễn dịch vào trong đó lòng công phẫn cũng như
bầu nhiệt huyết của họ, cho đến khi mà văn bản biến mất
63
thông qua lời diễn dịch', như vậy, một dòng dõi quý tộc một
lần nữa ngộ giải trọn vẹn quá khứ và có lẽ chỉ bằng cách đó
mới giúp cho dung mạo của nó còn có thể kham nhẫn được. -
Hoặc nói đúng hơn: chẳng phải điều này đã xảy ra rồi sao?
Chẳng phải chúng ta từng chính là... “dòng dõi quý tộc” này
sao? Và chẳng phải ngay lúc này đây, khi chúng ta thể hội
được điều này, điều đó liền trở thành quá vãng sao?
39
Chẳng ai lại dễ dãi cho rằng một học thuyết là chân
chính chỉ vì một lẽ đơn giản là nó khiến cho con người hạnh
phúc hay đức hạnh hơn: ngoại trừ những môn đồ dễ thương
của “lý tưởng chủ nghĩa”, những kẻ mơ mộng về Chán,
Thiện, Mỹ, và thả cho bơi lội lãng xãng qua lại trong ao
chuôm của bọn họ những ước vọng muôn màu, vụng về và
hiền lành. Hạnh phúc và đức hạnh chẳng phải là lý lẽ biện
minh. Thế nhưng, người ta, kể cả những kẻ thận trọng,
thường thích bỏ quên một điều rằng những điều gieo rắc bất
hạnh, tai ương cũng có thể là những lý lẽ phản bác có cùng
giá trị. Một điều gì đó vẫn có quyền là chân thật: cho dẫu
đồng thời nó độc hại và nguy hiểm ở mức độ cao nhất; quả
vậy, mọi sự có thể không ngoài cái lẽ của cuộc tồn sinh khi
con người rồi ra sẽ tiêu ma cùng với những hiểu biết phong
phú của nó - để sự mạnh mẽ của một tinh thần được ước
định bằng khả năng nó còn có thể kham nhận được mấy
phần “chân lý”, hoặc nói minh bạch hơn, nó cần thiết phải
pha loãng, che đậy, ướp hương tẩm mật, bóp nghẹt và xuyên
tạc chân lý đến biên tế nào. Tuy nhiên, một sự thật không
còn nghi ngờ là những kẻ độc ác, bất hạnh thường gặp may
mắn hơn trong việc phát hiện ra một phần chân lý nào đó và
64
có nhiều cơ may thành công hơn.; đó là chưa kể có những kẻ
độc ác có phần may mắn nữa - loại người mà những nhà đạo
đức không hề mở miệng nói đến. Có lẽ, sự cứng rắn, xảo trá
đem lại những điều kiện thuận lợi hơn cho sự xuất hiện
những tinh thần và những triết gia độc lập, mạnh mẽ hơn, so
với tính tình hiền lành khiêm nhượng, mềm mỏng, tế nhị và
lối tiếp nhận sự việc nhẹ nhàng mà người ta đề cao và đề cao
một cách chính đáng ở một người mang tư cách học giả. Nếu
giả thiết rằng, trước hết, ta không giới hạn khái niệm “triết
gia” trong phạm vi những triết gia viết sách - hoặc thậm chí
đưa triết thuyết của y vào sách vở! - thì nét bút cuối cùng
trong bức họa những triết gia có tinh thần tự do được chính
bàn tay của Stendhal thực hiện, một kẻ mà tôi không thể nào
không nhấn mạnh vì thẩm mỹ cụa người Đức - bởi lẽ, ông ta
nghịch hành với thẩm mỹ Đức. “Pour être bon philosophe,
il faut être see, clair, sans illusion. Un banquier, qui a fait
fortune, a une partie du caractère requis pour faire des
découvertes en philosophic, c’est-á-dire pour voir clair dans
ce qui estat”.
Mọi sự gì thâm trầm sâu sắc đều yêu chiếc mặt nạ; thậm
chí, điều sâu sắc nhất còn thù ghét hình dung tướng mạo và
những gì tương tự với nó. Phải chăng sự đối lập là cái lốt cải
trang thích đương thoả đáng cho nhịp đi về của niềm ngại
ngùng ấp e thần thánh? Một vấn dề đáng được chất vấn: sẽ
thật kỳ dị biết bao nếu một kẻ thần bí nào đó đã không thử
làm một điều tương tự như thế. Có sự vụ thuộc vào loại rất ư
tinh tế mà người ta khéo léo che đậy, biến nó thành khó hiểu
bằng cái vẻ thô lậu, kệch cỡm. Có những cử chỉ của tình yêu
và mênh mông quảng đại, mà đằng sau đó không có gì đáng
khuyên phải làm hơn là chụp lấy cái gậy và nện cho kẻ
chứng kiến tơi bời một trận để khiến cho trí nhớ của hắn bân

loạn rổì bời. Có vài kẻ biết cách tự làm cho trí nhớ rối ỉoạn
và khinh bỉ nó để ít nhất cũng trả thù được chứng nhân duy
nhất này - niềm e lệ thẹn thùng vốn đầy tính sáng tạo.
Không phải những sự việc tồi tệ nhất khiến người ta xấu hổ
ngượng ngùng nhất: không phải chỉ có sự gian trá quỷ quyệt
ẩn đằng sau chiếc mặt nạ - có rất nhiều điều tốt đẹp nơi sự
ranh mãnh. Tòi có thể hình dung một người nào đó ôm giữ
một thứ gi đó quí báu, dễ bị tổn thương và cần phải che giấu,
suốt kiếp lịch kịch lăn tròn như thùng rượu cũ xanh rêu được
đóng đai kiện bền chắc: chính niềm ngại ngùng e lệ quá
nhạy cảm muôn hắn phải thế. Một con người mang niềm
ngại ngùng thâm khắc còn bắt gặp trên đạo lộ của hắn cái
định mệnh và những quyết định nhu nhuyến mà ít ai có thể
đạt được, và sự hiện diện của những điều đó ngay cả những
người thần yêu, gần gũi nhất cũng không được biết đến:
mối hiểm họa đôi với sinh mệnh của hắn ẩn tàng trước ánh
mắt của bọn họ, và niềm an ổn đoạt lại (lược cho sinh mệnh
của hắn cũng bí mật như vậy. Những điều ẩn giấu như thế do
bản nãng mà mượn lời nói thay cho im lặng và câm nín, và
không thôi né tránh mọi cuộc đói thoại giao lưu, chúng mong
muốn và đòi hỏi chiếc mặt nạ mang vào thay hắn trong cuộc
giao du tiếp ứng với con tim và khôi óc của đám bạn hữu; và
nếu như hắn không hề muốn vậy, thì một ngày nào đó hắn sẽ
mở to mắt mà nhận ra rằng quả nhiên hắn có đeo trên khuôn
mặt hắn một chiếc mặt nạ - và nó thực lợi ích. Mọi tinh thần
sâu sắc đều cần một chiếc mặt nạ: hơn thế nữa, nơi mọi tinh
thần sâu sắc luôn có một chiếc mặt nạ nào đó được nuôi lớn
và phát triển không ngừng thồng qua sự diễn dịch sai lầm,

nói cách khác ấy là sự nông cạn và hời hợt của hắn trong
mọi lời nói, mọi bước đi, trong mọi biểu hiện của đời sống.
41
Ta phải thực hiện những cuộc trắc nghiệm đối với bản
thân để xác định mình có khí phần của kẻ mang tinh thần
độc lập và chỉ huy hay không; và điều này phải thực hiện
đúng lúc. Ta không nên né tránh những cuộc trắc nghiệm
này dẫu rằng chúng có thể là trò chơi nguy hiểm nhất mà con
người có thể chơi, và sau cùng, chỉ những trắc nghiệm nào
có thể thực hiện trước bản thân chúng ta như một chứng
nhân, chứ không phải trước một quan toà. Đừng quyến luyến
bất cứ ai: dù là kẻ mà ta yêu thương nhất - mọi người mọi kẻ
đều là tù ngục, là xó xỉnh. Đừng quyến luyến với quê hương:
và cho dù đó là xứ sở đau thương nhất và đang cần trợ giúp
nhất - từ bỏ một quẽ hương trong thắng lợi khải hoàn thực ra
còn ít khó khàn cho con tim của hắn hơn. Đừng bị ràng buộc
bởi lòng trắc ẩn: dù là đôi với những con người cao viễn hơn
mà ngẫu nhiên cho chúng ta cơ hội trông thấy những đớn
đau tuyệt vọng hiếm hoi của hắn. Đừng vướng bận khoa học:
cho dù nó quyến rũ bằng những phát minh sáng giá và có vẻ
như chỉ dành dụm cho riêng chúng ta. Đừng đắm vào sự giải
thoát riêng tây, lạc thú xa cách và lạ lẫm của loài chim cứ
bay cao xa mãi trên thương khung để rồi luôn nhìn mãi ở tít
mù bên dưới — đó là hiểm họa của bay lượn. Đừng mong
cầu đức hạnh riêng tây để rồi hy sinh cái trọn vẹn cho một
chi tiết nhỏ nhoi trong chúng ta, chảng hạn như “lòng mến
khách”: đó là hiểm họa của mọi hiểm họa đối với những tâm
hồn giàu có mở lòng ra quá ư hào phóng đến mức gần như
67
vô cảm và đẩy đức tính bao dung rộng rãi đến chỗ tà vạy. Ta
phải biết tự bảo toàn: thử nghiệm khó khăn nhất về tính độc
lập.
42
Một chủng loại triết gia mới đă xuất hiện: tôi mạo muội
trao cho họ một danh hiệu mới thiêng liêng, một danh xưng
không phải là không có phần nguy hiểm. Tôi hình dung bọn
họ như vậy qua cách thức mà họ biểu hiện - bởi lẽ, bọn họ
mong muốn tồn tại như một mê ngữ, dứng với thể thái của
họ, những triết gia của thời đại tương lai này có thể, một
cách chính đáng hoặc không chính đáng, được mệnh danh là
những kẻ cám dỗ. Danh xưng này nói cho cùng cũng chỉ là
một gợi ý thử nghiệm, hay một sự cám dỗ, nếu muôn gọi thế.
43
68
Thế hệ triết gia đang xuất hiện kia, bọn họ là bạn hữu
của “chân lý” chăng? Có thể lắm chứ: vì mọi triết gia xưa
nay đều yêu chân lý. Cố nhiên, họ sẽ chẳng phải là những kẻ
giáo điều. Nếu bảo chân lý của bọn họ là thứ chân lý dành
cho mọi kẻ, thì điều đó sẽ là một sự xúc phạm đối với lòng
kiêu hãnh cũng như thị hiếu của họ: song, điều đó lại chính
là ước muốn thầm kín và ẩn ý của mọi cố gắng giáo điều.
“Phán đoán của tôi là phán đoán của tôi', chẳng phải kẻ khác
dễ dàng có quyền đôi với phán đoán ây” - có thể một triết gia
của thời đại tương lai sẽ tuyên bô' như thế. Ta cần phải từ bỏ
cái thị hiếu bình phàm muốn hòa điệu với số đông. Điều
“thiện” sẽ không còn là điều tốt nơi cửa miệng của kẻ láng
giềng. Và làm gì có được “cái thiện phổ biến”! Chính lời lẽ
ấy đã hàm chứa một sự mâu thuẫn: những gì có thể mang giá
trị phổ biến cộng thông thì bao giờ cũng ít giá trị. Đáo cùng,
sự vụ muôn đời vẫn thế: những điều hoằng đại ở lại với
những tâm hồn hoằng dại, cũng như đáy thẳm qui thuộc về
vực sằu, dịu dàng và rung động qui thuộc về sự tinh tế, và
nói gọn một lời trọn vẹn, mọi hiếm hoi qui thuộc về những gì
hy hữu.
44
Sau tất cả những gì vừa nói, tôi có cần thiết phải nói
riêng biệt một lời rằng, cho dù những triết gia của tương la;
sẽ là những tinh thần tự do, rất đỗi tự do - và chính vì thế,
cũng chắc chắn họ sẽ không là những tinh thần chỉ đơn giản
là tự do, mà còn là gì đó hơn thế nữa, cao viễn hơn, hoằng
đại hơn, căn bản phải khác hơn, và không muốn bị ngộ nhận
và nhầm lẫn? Song, lúc tôi thốt lên những lời này, tôi cảm
69
thấy phải có trách nhiệm đôi với bọn họ cũng như đôi với
bản thân chúng ta, những sứ giả loan tin, những kẻ tiên khu,
đó là trách nhiệm phải thổi bay khỏi chúng ta tất thảy những
thành kiến và ngộ nhận thô lậu và lâu đời, nhu sương mù dày
đặc đã từ lâu lắm phủ trùm mờ mịt trên khái niệm “tinh thần
tự do”, khiến ta không còn nhận ra diện mạo của nó nữa.
Khắp chốn trên dẳi đất Âu châu, và Mỹ nữa, ngày nay có gì
đó như xui khiến người ta lạm dụng danh xưng này để chỉ thị
những loại đầu óc quá đỗi chật hẹp, ao tù, thúc phược, hầu
như chỉ mong mỏi những điều tương phản với những gì mà
bản năng, ý hướng của chúng ta mách bảo - chưa nói đến
chuyện những kẻ này, so với thê hệ triết gia mới đang đáo
lai, xem ra chẳng khác chi mây những cửa sổ cài then chốt
chặt. Nói ngắn gọn và chảng khách sáo, những kẻ này thuộc
về hạng bình phàm, những “tinh thần tự do” giả danh — như
những nô bộc có khiếu hùng biện và viết lách, phụng sự cho
thị hiếu dân chủ và những “ý niệm hiện đại” của họ; nói
chung, những con người không biết đến cô đơn, thiếu vắng
sự cô độc, bọn dầu xanh thật thà, vụng dại, tuy rằng không ai
có thể phủ nhận lòng dũng cảm cũng như tư cách đáng kính
của họ, duy một điều, họ vừa thiếu tự do vừa hời hợt đến
buồn cười, nhất là, họ có khuynh hướng căn bản là nhìn thấy
nơi hình thái xã hội cũ cho đến ngày nay một điều gì đó gần
như là nguyên nhân của mọi khổ đau và thất vọng của kiếp
người: một quan niệm, may thay, đã khiến chân lý bước đi
bằng đầu! Cứu cánh mà bọn họ cô' sức vươn đến là niềm
phúc lạc bầy đàn bát ngát như thảo nguyên xanh mỡn trong
cõi bình hoà, yên ổn, an vui, thong dong, thư thái, chung cho
mọi
người mọi kẻ. Khúc ca và bài thuyết giáo phong phú nhât mà
bọn họ ngâm nga mang tên “bình quyền” và “lòng trắc ẩn

đối với những kẻ khổ đau” - và sự thống khổ, theo cách hiểu
của họ, là điều gì đó cần phải thủ tiêu. Trái lại, chúng ta đã
mở một con mắt và một lương tri trước lời chất vấn: ở đâu
và bằng cách nào mà cây “nhân sinh” xưa nay đã vươn lên
vô cùng mạnh mẽ, và thiết tưởng, tiến trình này không
ngừng diễn ra trong những điều kiện trở ngại, và để có thể
như thế, tính chất hiểm họa đối với hoàn cảnh sinh tồn của
nó trước hết phải bành trướng thật khủng khiếp, năng lực
sáng tạo và ẩn mạn của nó (tức là “tinh thần” của nó) dưới sự
kềm toả và bức bách lâu dài phải trở nên tinh vi và lì lợm, ý
chí sinh tồn của nó phải được nâng lên thành ý chí quyền lực
tuyệt đối - chúng ta thiết tưởng, sự cứng rắn, sự chuyên chế,
sự nô dịch, những hiểm tượng nơi ngõ hẹp hoặc trong tim ta,
sự che đậy, khuynh hướng khắc kỷ, những trò mê hoặc quỷ
quái mọi kiểu, và mọi thứ xấu xa, đáng sợ, độc đoán, thú
tính, quỷ quyệt như rắn dộc, hiện diện nơi hình hài con
người ta cũng ích lợi cho sự trưởng thành của loài “người”
không kém những gì đối lập với chúng - thậm chí, chúng ta
chưa một lần nói lên đầy đủ trong khi chúng ta lại nói quá
nhiều, và nhận ra bản thân ta trong mọi trường hợp, bằng lời
lẽ và sự câm nín ỗ đây, đang tồn lập tại biên tế kìa của mọi ý
thức hệ hiện đại và ước vọng bầy đàn: có lẽ là phản đề của
nó chăng? Có ngạc nhiên chăng khi chúng ta, những "tinh
thần tự do” lại không thuộc trong sô’ những tinh thần đa
ngôn ái thuyết nhất? Và chúng ta không hề muốn hé lộ trong
mọi phương diện về nơi chốn nào mà từ đó tinh thần có thể
tự giải phóng nó, và rồi sau đó, nó có thể bị xô đẩv về chốn
nào? Với phương châm đầy hiểm tượng “bên kia thiện ác”,
chúng ta không bị lẫn lộn với những kẻ khác: chúng ta là cái
gì đó khác hơn ‘ĩibres- penseurs”, “ỉìberi pensatori”, “kẻ tư
tưởng tự do”, và tất cả những gì mà những kẻ thật thà cổ xúy
71
cho “ý niệm hiện đại” thường tự mệnh danh. Nhiều mảnh đất
tinh thần là chốn quê hương hoặc ít ra cũng là đất khách; xa
lánh không thôi những ngóc ngách ẩm êm, tăm tối dường
như đang trói buộc chúng ta với những thiên ái thiên ố, tuổi
trẻ, tổ tiên, những tình cờ ngẫu nhĩ của con người và sách
vở, hoặc thậm chí những mỏi mệt sau những chuyến viền du
phiêu lãng; thù ghét miếng mồi quyến rũ của an bài lệ thuộc
gắn liền với tiền tài, danh vọng, địa vị, hoặc dục vọng của
giác quan; biết ơn sự cùng quẫn cũng như bệnh hoạn vì nhờ
chúng mà lúc này lúc khác chúng ta được giải phóng khỏi
những qui tắc luật lệ cùng với những “thành kiến”; chịu ơn
Chúa trời, quỷ dữ, con chiên, cùng côn trùng sâu bọ trong ta,
hiếu kỳ đến thành tật xấu, thẩm tra nghiên cứu đến mức vô
tâm, đùng mười ngón vô tình mà vồ chụp cái bất khả dắc,
nhai nuốt cái không thể tiêu hoá, sần lòng làm mọi việc đòi
hỏi óc sắc sảo và giác quan bén nhạy, sẵn lòng dấn thân dấn
thể vào chốn hiểm nguy do bởi “ý chí tự do” quá ư sung
mãn, tâm hồn trước sau hai mặt khó ai có thể nhìn thấu suốt
ruột gan, căn để nguồn cơn cao thấp đôi đường không có bàn
chân nào đi cho được cùng tận, thu mình trong lớp áo ánh
sáng, làm kẻ chiếm đoạt, dẫu rằng chúng ta như đồng thời là
những kẻ thừa tự mà cũng là kẻ phá gia, sắp đặt và thu góp
từ sớm mai đến tốì sập, tằn tiện bủn xĩn trong sự giàu sang
và tủ rương đầy ắp, chắt chiu dè sẻn cả trong sự học và sự
quên, sáng tạo bằng qui phạm, mô thức, có lúc tự hào về
bảng phạm trù, đôi khi ưa làm học giả, thĩnh thoảng ỉàm cú
vọ cần lao giữa thanh thiên bạch nhật; vâng, nếu sự tình cần
yếu, cũng sẵn lòng làm bù nhìn xua đuổi chim muông - và
ngày nay là lúc cần kíp: nghĩa là, lúc chúng ta được phú bẩm
và mang định mệnh làm người bạn mang lòng đô" kỵ của cô
đơn, của cô đơn riêng biệt lúc bán dạ trung thiên - chúng ta
72
là loại người như thế, những kẻ mang tinh thần tự do! Và có
lẽ, cả các người nữa chăng, những kẻ đang đáo lai? Các
người, những triết gia của thời đại mới?

No comments:

Post a Comment