Sunday, May 26, 2013

Bên Kia Bờ Thiện Ác (Chương I): Về các thành kiến của triết gia

CHƯƠNG I
VỂ THÀNH KIẾN CỦA TRIẾT GIA
1
Ý chí khát vọng chân lý, cái ý chí sẽ còn dẫn dụ chúng ta đến nhiều hiểm họa, điều chân thật trứ danh mà mọi triết gia lâu nay nói đến với lòng kính trọng: biết bao chất vấn mà ý
chí khát vọng chân lý này đã đặt ra trước chúng ta! Những chất vấn trớ trêu kì dị mà tự bản chất đã mang tính khả vấn!

Cả một lịch sử lâu dài đã đi qua - thế nhưng dường như mọi
chuyện vẫn còn chưa khởi sự? Có ngạc nhién chăng nếu cuối
cùng chúng ta thành ra hoài nghi, mất hết lòng kiên nhẫn và
dáo dác nhìn quanh? Chúng ta học được từ con nhân sư cách
đưa ra những lời chất vấn? Thực ra ở đây, ai đã đặt ra cho
chúng ta những lời chất vấn? Điều gì trong chúng ta thực sự
khát vọng “chân lý”? - Thực tế chúng ta đã dừng lại khá lâu
trước cái ý chí khát vọng như là một vấn nạn uyên nguyên
này - cho đến khi sau cùng chúng ta tuyệt nhiên bất động
trước vấn nạn còn căn bản hơn nữa. Chúng ta chất vấn về giá
trị của ý chí này. Nếu chúng ta muốn có được chân lý: thế thì
tại sao lại không phải là phi chán lý? ỉầ bất định? thậm chí
vô tri? vấn đề giá trị của chân lý trình hiện trước chúng ta -
hay chính chúng ta đang trình hiện trước vấn nạn? ơ đây,
trong chúng ta, ai là Oedipus? Ai là con nhân sư? Dường
như ta chứng kiến cuộc tương phùng hội diện giữa lời nghi
vấn và dấu hỏi. - Và ta có nên tin răng rốt lại tựa hồ như vấn
đề đã chưa một lần được đặt ra trưởc đó và chúng ta là
12
những kẻ đầu tiên nhận thấy, đưa nó vào vòng thị kiến, và
liều lĩnh nêu ra? Bởi lẽ hiểm họa hiện diện ngay lúc chúng ta
đề khởi nó, và có lẽ không có hiểm họa nào to lớn hơn.
2
“Làm thế nào một điều gì đó có thể khởi lên từ một điều
gì khác tương phản với nó? Chẳng hạn, chân lý bắt nguồn từ
sai lầm? Hoặc ý chí khát vọng chân lý bắt nguồn từ ý chí
muốn lừa dối? Hoặc một hành động vô ngã khởi lên từ lòng
vị lợi? Hoặc ánh mắt lấp lánh tinh anh của vị hiền giả khdi
lên từ lòng dục vọng? Một quan hệ phát sinh như thê là điều
bất khả. Kẻ nào nghĩ tưởng đến một khả năng như thế là ngu
xuẩn, thậm chí còn tệ hơn thế; những gì mang giá trị cao viễn
nhất phải phát nguyên từ suối nguồn khác, một suôi nguồn
riêng biệt - chúng không thể khởi nguồn từ cái cõi đời tạm
bợ, mê lầm, ảo tưởng và tầm thường này, từ cõi xô bồ hỗn
độn của vọng tưởng và dục vọng này! Mà phải từ giữa lòng
hữu thể, từ cõi bất biến vĩnh hằng, ở nơi một vị Thượng đế
giấu mặt, một “vật tự thân”, chốn đó là chỗ nó phải thiết lập
căn cơ, và khcng ở chỗ nào khác” - Lôi lập luận như vậy là
một định kiến tiêu biểu giúp chúng ta nhận diện các nhà siêu
hình học của mọi thời đại. Kiểu phán đoán giá trị như vậy
ỉuôn hiện diện đằng sau tiến trình tư duy lồ-gí ch của họ; Với
“tín niệm” này họ dấn thân trên con đường tìm kiếm “tri
thức”, hoặc tìm kiếm một cái gì đó mà sau cùng được họ
long trọng ban cho cái danh hiệu “Chân lý”. Tín niệm căn
bản của siêu hình học gia là niềm tin vào phản đề của mọi
giá trị. Ngay đến những kẻ thận trọng nhất trong bọn họ
cũng chưa một lần tỏ ra hồ nghi lúc dặt chân nơi ngưỡng cửa,
dẫu rằng đó là chỗ mà sự hoài nghi là điều cần thiết nhất;
13
ngay cả khi tâm nguyện của họ là “de omnibus
dubìtandum”ai. Bởi lẽ, ta có quyền hoài nghi, thứ nhất, một
sự đối lập nào đó, nói chung, có tồn tại hay không, và thứ
hai, những phán đoán giá trị và những cặp giá trị đôi lập có
tính chất quần chúng bình dân mà những nhà siêu hình học
đóng dấu ấn của họ lên đó, há chẳng phải chỉ là những xét
đoán hời hợt, chỉ là những viễn tượng tạm thời, có lẽ còn
được nhìn từ góc hẹp nữa, có lẽ từ dưới mà trông lên, tương
tự như viễn tượng của con ếch, một hình tượng quen thuộc
trong giới họa sĩ. Nơi toàn bộ giá trị mà ta có thể coi là thích
hợp với sự chân thực, với tính cách chân thực, thích hợp với
tinh thần vò kỉ: sự vụ có thể rằng, cái giá trị cao viễn hơn,
căn bản hơn đối với mọi đời sống phải được qui về ảnh
tượng phù động, ý chí khát vọng sự lừa dốì, lòng vị lợi và
dục vọng. Thậm chí những gì cấu thành giá trị của những
điều tốt đẹp, đáng kính trọng, rất có thể là quyến thuộc, có
liên hệ, cấu kết, có lẽ còn đồng nhất về bản chất, với những
gì xấu xa và có vẻ như đối kháng kia theo một cách thái lạ
lùng. Có lẽ! - Thế nhưng có ai chịu bận lòng với những điều
“có lẽ” đầy hiểm tượng như vậy! Sứ mệnh đó phải chờ đợi
cuộc đi về của một thế hệ triết gia mới với quan niệm cũng
(1) “De omnibus dubitandum“Ta phải hoài nghi mọi
chuyện” như khuynh hướng khác hơn, và đối lập với những
gì lâu nay - một thế hệ triết gia của những điều “có lẽ” đầy
hiểm tượng trong mọi ý nghĩa. - Và nói thật nghiêm túc, tôi
nhìn thấy thế hệ triết gia mới như vậy đang trỗi lên.
3
Sau một thời gian khá dài tìm hiểu các triết gia và
nghiền ngẫm những suy tư viết ra giữa những dòng chữ của
14
họ, tôi tự nhủ với lòng rằng: phần lớn quá trình tư duy có ý
thức vẫn phải được xem như là một trong những hoạt động
bản năng, và thậm chí hoạt dộng tư duy triết học cũng vậy; ở
đây, ta cần phải học lại như ta đã từng học lại những vấn đề
về di truyền và “bẩm sinh” vậy. Sự kiện sinh khởi trong toàn
bộ diễn trình và tiến trình di truyền ít được lưu tâm đến như
thế nào: thì “thức tánh” trong ý nghĩa quyết định nào đó cũng
ít đối lập với bản năng tính như vậy, - phần lớn hoạt động tu
duy có ý thức của triết gia chịu sự dẫn dắt âm thầm ẩn mật
của bản năng, và bị bức bách đi theo đường hướng nào đó.
Cũng vậy, đằng sau mọi thứ lô-gí ch và cái vẻ tự chủ bề
ngoài trong vận động của nổ là những phán đoán giá trị, hay
nói minh bạch hơn, là những đòi hỏi có tính cách sinh lý để
duy trì một hình thái đời sống nào đó. Chẳng hạn, điều gì xác
định có giá trị hơn điều gì bất định, ảnh tượng ít giá trị hơn
“chân lý”. Những phán đoán giá trị đó, với tất cả ý nghĩa chi
phối quan trọng của nó đối với chúng ta, có thể chỉ là những
xét đoán biểu diện, một nỉaỉseriew cần thiết nào đó để duy trì
một tinh thể hoạt
(1) Niaiserie: Sự ngu xuẩn tồn như chúng ta đây. Nếu như,
con người không hoàn toàn là “thước đo của sự vật”...
4
Tính chất sai lầm của phán đoán đôi với chúng ta vẫn
không phải là một sự phủ nhận đối với bản thân sự phán
đoán. Nói như thế, dường như ngôn ngữ mới mẻ này của
chúng ta nghe ra kì dị vô song, vấn đề được nêu ra ấy là, nó
đòi hỏi đời sống, duy trì đời sống, duy trì chủng loài, và có
lẽ cả nuôi dưỡng chủng loài nữa, đến mức độ nào; và chúng

ta căn bản nghiêng về nhận định rằng những phán đoán sai

lầm nhất (những phán đoán tổng hợp tiên thiên năm trong số
này) lại có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với chúng ta. Nếu
chúng ta không chấp nhận tính cách hư vọng của luận lý,
không đo đạc mức độ hiện thực bằng thước đo TUYỆT Đối,
BÌNH ĐANG thuần túy tưởng tượng, nếu không triền miên
ngụy tạo thế giới bằng số mục đo đếm, thì con người không
thể tồn tại - phủ nhận những phán đoán hư vọng tức là phủ
nhận đời sống, là chối bỏ đời sống. Thừa nhận tính cách phi
chân lý như là điều kiện cho sự tồn tại của đời sống: có
nghĩa là thụ lập cái thế đối kháng với những cảm nhận giá trị
quen thuộc theo một cách thái nguy hiểm; và triết học nào
dám mạo hiểm theo lối đó thì bấy giờ đă đặt chân ỏ bên kia
thiện ác.
5
Điều khiến cho các ông triết gia trông có vẻ vừa đáng
ngờ vừa có vẻ mỉa mai, chẳng phải vì ta cứ không ngừng
phát hiện ra họ thơ ngây như thế nào - họ thường xuyên và
dễ dàng nhầm lẫn và lạc lối như thế nào, tóm lại, những trò
trẻ con như con trẻ của họ - mà bởi vì ở họ không có đủ sự
chính trực. Trong khi tất cả bọn họ lớn tiếng ồn ào chuyện
luân lý thì vấn đề chân thực tính cũng chỉ mới được chạm
đến từ xa. Họ làm như thể họ đã phát hiện và đi đến những
nhận định thực tế thông qua quá trình tự vận dộng của phép
biện chứng lạnh lùng, thuần túy, vô tư thần thánh (để phân
biệt với bọn thần bí, những kẻ thật thà hơn và ngu xuẩn hơn
- những kẻ này thường nói đến sự “khải thị”): trong khi thực
chất một thuyết lý nào đó được đề khởi, một ý niệm hoặc
“trực giác” nào đó thường là ước vọng của con tim được
16
trừu tượng hóa, được chắt lọc, rồi sau đó được họ biện hộ
bằng những lý lẽ hậu lai - bọn họ đều là những kẻ biện hộ
nhưng không muốn mọi người gọi bằng danh xưng này, và
còn thậm chí là những kẻ bảo hộ ranh mãnh cho những
thành kiến của mình, những thành kiến mà bọn họ ban cho
danh hiệu “chân ỉý” - và cách biệt rất xa với lòng can đảm
của ý thức chịu thừa nhận điều này, chính điều này, cách biệt
rất xa với thái độ can đảm sẵn sàng phơi bày sự thực, cho
dẫu là để khuyên cáo cừu địch hay bạn hữu, hoặc giả với
tâm lượng rộng rãi mà để tự trào. Cái vẻ đạo đức giả vừa
khắc khổ vừa lịch lãm của triết gia lão nién Kant đã dẫn dắt,
chính xác hơn là dẫn dụ chúng ta vào những ngã đường lắt
léo của biện chứng pháp, những đường lối đưa chúng ta đến
với “mệnh lệnh tuyệt đối” của ông ta - màn kịch này khiến
cho những kẻ sành sỏi như chúng ta phải phì cười, chúng ta
tìm thấy không ít thú vị khi mục kích những trò ma mãnh
tinh vi của những nhà luân lý và những kẻ rao giảng luân lý
già nua. Hoặc ngay đến cái quỷ thuật đội lốt toán học mà
Spinoza dã lợi đụng dể ngụy trang và bọc thép triết học của
ông ta - loại triết học mà nói cho cùng là “tình yêu dành cho
sự minh triết của ông ta”, nếu hiểu danh từ đó chính xác và
công tâm - để ngay từ đầu làm nhụt chí những kẻ mưu toan
công kích, những kẻ dám cả gan liếc mắt đưa mày dòm ngó
nàng Pallas Athene bất khả xâm phạm - ta nhìn thấy biết bao
tính cách nhút nhát và dễ tổn thương phơi bày nơi cái lốt
ngụy trang của một kẻ bệnh hoạn ẩn cư!
6
Dần dà tôi dã nhận ra thực chất mọi triết thuyết lớn cho
đến ngày nay là như thế nào: đó là sự tự thú nhận của chính
17
tác giả của nó, một kiểu mémoỉre ngoài ý muốn và không ý
thức; và mục đích luân lý (hoặc phi luân lý) của mọi thứ triết
học đã tạo nên cái hạt nhân thực sự của đời sống, để từ đó
mà toàn bộ cái cây kia ngày một phát triển. Thực tế, ta nên
(và sáng suốt phải như vậy) trước hết phải luôn luôn chất
vấn chính mình để thực sự hiểu rõ một nhận định siêu hình
nhất của một triết gia nào đó có thể đã hình thành như thế
nào: “nhận định ấy (hoặc tác giả của nó) hướng đến loại luân
lý nào?”. Theo đó, tôi chẳng tin rằng chính “bản năng khát
vọng tri thức” là cha đẻ của triết học, mà là một bản năng
khác; trong mọi trường hợp, tri thức (và vọng thức!) chỉ
đóng vai trò như một công cụ. Những ai quan sát tìm hiểu
những bản năng căn bản của con người đã dấn vào cuộc chơi
như những thiên tài đầy cảm hứng (hoặc như ma mị quỷ
thần) như thế nào, sẽ nhận thấy rằng tất thẩy những bản nãng
ấy đều đã từng làm triết học, và mỗi một bản năng trong sô
đó đều mong muốn thể hiện như mục đích tối hậu của sinh
thể và là chúa tể được ủy nhiệm để thống lĩnh những bản
năng khác. Vì mọi bản năng đều mang khát vọng chinh
phục: và chính vì vậy mà chúng mưu đồ triết lý - tất nhiên,
đỏi với các học giả, những con người khoa học thực sự, sự
vụ có thể khác hơn - hoặc “tốt hơn”, nếu muốn nói thế; thực
sự có một cái gì dó như bản năng tìm kiếm tri thức, nó giông
như chiếc máy bé tí độc lập của chiếc đồng, cần cù chạy
mãi, nếu được lên dây cho đủ vòng, nếu không bị các bản
năng khác của con người học giả kia can dự vào. Vì vậy,
mối “quan tâm” đích thực của kẻ học giả thường năm ở chỗ
nào đó khác, như gia đình, tàí vật hoặc chính trị, chẳng hạn.
Thật vậy, gần như chẳng có gì khác biệt nếu cái máy bé tí ây
của kẻ đó được đặt d chỗ này hay chẽ kia trên mảnh đất khoa
học, và dù cho nhà nghiên cứu trẻ tuổi “nhiều hứa hẹn” nọ
18
có trở thành nhà ngữ học, chuyên gia về nấm hay nhà hoá
học: - chẳng có biểu hiện nào đặc biệt cho thấy rằng kẻ đó
sẽ trở thành thế này hay thế kia. Ngược lại, đối với kẻ triết
gia, tuyệt đối không có gì không mang dấu ấn cá nhân; dặc
biệt, luân lý của y chính là bằng chứng xác quyết vằ quyết
định rằng y là ai - có nghĩa là những bản năng nội tại sâu
thẳm nhất trong bản tính của y tương quan với nhau trong
một hệ thống tôn ti trật tự nào.
7
Ôi, tâm địa của các ông triết gia có thể xấu xa biết
dường nào! Tôi chưa từng nghe một lời nào độc ác bằng
những lời Epicurus chế giễu Platon cùng những ai theo chủ
nghĩa Platon. Ông ta gọi những người này là
Dionysiokolakes, trong nghĩa đen và biểu diện của từ này, có
nghĩa là “những kẻ xu nịnh tửu thần Dionysios”, vì vậy tức
là thuộc hạ của kẻ chuyên chế và là những kẻ hớt dãi. Hơn
nữa, danh xưng này còn có nghĩa rằng “bọn họ đều là đám
kịch sĩ, con người họ chăng có điều gì là chân chính” (vì xưa
kia Dionysiokolax là danh xưiig thường đùng để chỉ bọn
kịch sĩ). Và chính tên gọi này thật sự là lời miệt thị độc ác
của Epicurus đôi với Platon. Ông ta khó chịu trước cái phong
thái hoằng đại và nổi trội mà Platon cùng các đồ đệ của ông
đã biết cách thể hiện ra, trong khi chính ông ta không làm
được như vậy! Là một ông giáo già xứ Samos, ngồi thu lu
trong góc một khu vườn nhỏ ở Athen, ông ta căm cụi viết
300 quyển sách, biết đâu vì lòng bực dọc và đố kỵ Platon
chăng? - Phải mất hàng trăm năm Hy lạp mới có thể nhận ra
con người thật của thần giữ vườn Epicurus.
19
Và đã nhận ra chưa?
8
Trong mọi triết học có một chốn nào đó mà niềm “xác
tín” cuả triết gia bước lên vũ đài: hoặc có thể nói một cách
khác bằng một lời huyền bí âm u cổ đại:
Adventavit asinus
pulcher et fortissimosn\
Các người muôn sống “thuận theo tự nhiên” chăng? ồ,
những kẻ khắc kỉ như các người toàn nhiên là những lời dốì
trá! Hãy thử suy nghĩ xem nêu các người mang trong mình
mẩy cái tinh thể như tự nhiên giới, phong phiêu vô hạn, bình
đẳng vô biên, không toan tính cũng chẳng ưu tư, không biết
thương xót và chính trực, vừa phong hậu phồn thực, vừa cằn
cỗi, bất xác, và hãy thử suy nghĩ xem nếu sự lạnh lùng vô
cảm là sức mạnh - thì làm thế nào các người có thể sống
thuận tòng với sự lạnh lùng vô cảm ấy? Đời sống - há chẳng
phải là một cuộc dị sinh, là tự thể ly dị tự nhiên sao? Đời
sống há chẳng phải là so đo kế toán, là thiên ái, là ước muốn
bất công, là đặt mình trong giới hạn, là hướng đến sự khác
biệt hay sao? Và nếu như cái mệnh lệnh “thuận tòng tự
nhiên” của các người có nghĩa là “sống thuận tòng đời sống”
- thì làm thế nào các người có thể cư xử khác đi? Vì lẽ gì các
người xác lập một nguyên tắt sông rút từ một cái gì là chính
các người và đương nhiên ắt phải thế? - Thực tế, sự thể lại
hoàn toàn khác. Trong khi các người say sưa trưng ra cái
thánh điển của những luật tắc qui phạm từ tự nhiên thì lòng
các người đi theo một nẻo khác đôi lập, các người là những
kịch sĩ kỳ lạ, những kẻ tự lừa dôi phi thường! Niềm kiêu
20
hãnh của các người muốn ước chê và áp đặt lên tự nhiên
luân lý và lý tưởng của các người, các người muốn tự nhiên
theo nghĩa tự nhiên “thuận tòng Stoa”1, và muốn trọn vẹn
cuộc hiện sinh sinh tồn hoạt hiện trong hình ảnh
1 Adventavit asinus Pulcher et fortissimos
Con lừa xuất hiện Với dáng vẻ đẹp đẽ
và dũng mãnh
21
riêng biệt của các người - một sự nghiệp tôn vinh và hoăng
dương chủ nghĩa khắc kỉ vĩnh hằng mênh mông kỳ vĩ! Bằng
tình yêu dành cho chân lv các người đã bức bách tự thể quá
lâu, quá ráo riết, nhìn mọi sự trừng trừng như thể bị thôi
miên, khiến cho các người nhìn tự nhiên một cách lệch lạc,
tức là theo nhãn quan khắc kỉ, cho đến lúc các người không
còn có thể thấy khác hơn - sự kiêu càng như vực sâu vô để
nào đó sau cùng trao cho các người một niềm hy vọng chỉ có
d nhà thương điên, đó là vì rằng các người áp chế được
chính bản thân mình - tinh thần khắc kỉ thi tác sự áp chế đối
với bản thân cho nên tự nhiên cũng bị áp chế: như vậy chủ
nghĩa khắc kỉ chẳng phải là một òộ phận của tự nhiên sao?...
Thế nhưng đây là cả một câu chuyện lịch sử cổ xưa miên
viễn: những gì đã xảy ra với những kẻ khắc kỉ xưa kia, ngày
nay vẫn còn trùng hiện ngay lúc triết học khởi sự tin ở chính
nó. Triết học luôn sáng tạo thế giới theo hình ảnh của chính
nó; nó không thể cư xử khác hơn được; triết học chính là cái
bản năng chuyên chế này, nó là ý chí khát vọng quyền lực
trong ý nghĩa tinh thần nhất, là ý chí khát vọng “sáng tạo thế
giới”, khát vọng causa primam.
10
Thái độ sốt sắng và sự tinh vi, thậm chí có thể nói là
tinh ranh, trong cách thức mà người ta đặt vấn đề “thế giới
hiện thực và thế giới ảnh tượng” thành một đề tài sông động
ở Âu châu hiện nay khiến chúng ta phải lắng nghe và suy
nghĩ; và những ai nghe ra ở đây nơi hậu diện chỉ mỗi cái “ý
chí khát vọng chân lý” và không nghe ra điều gì khác hơn,
quyết nhiên không thể vui mừng rằng họ có đôi tai tinh tế
22
nhất. Trong những trường hợp riêng biệt và hiếm hoi, cái ý
chí khát vọng chân lý đó, một tinh thần can đảm phiêu lưu
và mạo hiểm nào đó, hoặc tham vọng nào dó của nhà siêu
hình học muốn phục hồi địa vị đã mất, thực sự có thể dự
phần vào, và theo tinh thần đó, một nhúm “xác tín” bao giờ
cũng vẫn được quý trọng hơn cả một xe đầy áp những khả
thể diễm lệ; thậm chí có những kẻ mang tâm thức Thanh
giáo cuồng tín thà chịu vong thân cho hư vô xác tín hơn là
một điều gì dó mơ hồ bất xác. Nhưng đó là chủ nghĩa hư vô
và là dấu hiệu của một tâm hồn đang chết dần mòn trong
mệt mỏi và tuyệt vọng: cho dù cử chỉ đức hạnh ấy có thể tỏ
ra can đảm như thế nào. Thế nhưng, đôl vdi những kẻ tư
tưởng mạnh mẽ hơn, dồi dào sức sông hơn và vẫn còn khát
khao đời sống, thì sự thể khác hơn: ở chỗ, họ chọn thế đứng
đối lập với ảnh tượng và nói đến “viễn tượng tính” với một
niềm kiêu hãnh, ở chỗ, họ đánh giá mức độ đáng tin của
chính thân xác họ cũng mong manh thiển bạc như mức độ
đáng tin của ảnh tượng nhãn giới khi cho rằng “quả đất đứng
yên”, và như thế họ tỏ ra vui vẻ hài lòng từ bỏ vật sở hữu
chắc thật nhất (bởi lẽ, điều chi có thể xem là chắc thật hơn
thân xác của chính ta?) - biết đâu há chẳng phải thực ra họ
muốn đoạt lại cái mà ban sơ họ đã sở hữu còn chắc thật hơn,
một cái gì đó như một vật sở hữu cãn cơ lâu đời của một
niềm tin thuở trước, có lẽ là một “linh hồn bất tử”, hoặc một
vị “Thượng đế lâu đời”, nói tóm lại, một ý niệm nào đó giúp
cho bọn họ có thể sống tốt hơn, tức mạnh mẽ hơn và lạc
quan hơn, chứ không như những “ý niệm hiện đại”? Đó
chính là sự hoài nghi đối với những tư tưởng hiện đại này,
đó là sự thiếu niềm tin đối với tất cả những gì được xây
đựng hôm qua và hôm nay; có lẽ là một chút thái độ yếm thế
xen lẫn mỉa mai, một cảm giác không thể kham nhẫn nổi mớ
23
hổ lốn những khái niệm có góc gác tối phồn tạp đa đoan,
những thứ mà chủ nghĩa thực chứng đã đổ ra giữa chợ bán,
đó là một thái độ kinh tởm của thị hiếu tinh tê trước những
thứ đầu cua tai nheo loè loẹt quê mùa bày bán ở chợ phiên
của bọn ngụy triết gia hiện thực, mà ở những con người này,
ta không nhìn thấy điều gì mới mẻ hay chân thực ngoại trừ
sự loè loẹt. Theo tôi, có lẽ ta nên thừa nhận cái khuynh
hướng chống hiện thực và phân chiết hoạt động nhận thức
tinh vi tủn mủn đầy hoài nghi đang diễn ra ngày nay này: cái
bản năng đang đẩy họ ra xa hiện thực tính hiện đại là một
điều không thể phủ nhận, - những đường quanh lối chạy
tháo lui của họ quan hệ đôi với chúng ta biết bao! Điều thiết
yếu đối với họ không phải là muốn thôi lui: mà chính là họ
muốn... tránh né. Thêm một chút sức lực, một chút đôi cánh,
một chút dũng cảm và một chút tâm hồn nghệ sĩ: họ sẽ tìm
cách thoát ly, - và chẳng bao giờ trở lại!
11
Tôi nhận thấy hình như ngày nay đâu đâu người ta cũng
cố gắng né tránh không chịu nhìn nhận ảnh hưởng thực tế
của Kant đôi với nền triết học Đức, và cụ thể là họ vượt
thoát một cách khôn ngoan khỏi cái giá trị mà ông ta tự nhận
là của mình. Trên hết và trước hết, Kant tự hào về bảng
phạm trù của ông. cầm bảng giá trị trên tay, ông ta nói: “Đây
là điều tuyệt đốì gian nan mà con người từng có thể làm
được cho siêu hình học” - ta hãy hiểu ý nghĩa mấy chữ “có
thể làm được” này! Ông tự hào đã phát hiện khả năng mới
nơi con người, khả năng phán đoán tổng hợp tiên thiên. Nếu
như ông ta tự lừa dối mình trong vấn đề này: thế thì sự phát
24
triển và nảy nở chóng vánh của triết học Đức đã nương tựa
trên lòng tự hào này cùng với sự ganh đua của những con
người trẻ tuổi muôn tìm kiếm phát hiện, nếu có thể, một
niềm tự hào nào đó còn to lớn hơn - và bao giờ cũng là
những “khả năng mới”! - thế nhưng, chúng ta cần phải suy
nghĩ: đã đến lúc cần phải thế. Làm thê nào mà những phán
đoán tổng hợp tiên thiên có thể có được? Kant tự hỏi như
thế, - và ông thực sự đã đưa ra lời đáp ra sao? Sở năng
năng', nhưng tiếc thay, không phải chỉ với ba từ như vậy,
mà bằng lối àn nói khệnh khạng, đạo mạo và ý tứ thâm khắc
rườm rà theo phong vận của người Đức, khiến người ta
không làm sao nghe ra cái niaiserỉe allemandea) ngộ nghĩnh
ẩn trong lời đáp đó. Ta hân hoan trước khả năng mới này, và
niềm vui dâng đến cực điểm khi Kant phát hiện thêm nơi
con người còn có khả năng luân lý - vì bây giờ người Đức
vẫn còn trong vòng luân ỉý chứ hoàn toàn vẫn chưa “chính
trị thực dụng”. - Thế rồi, tuần trăng mật của triết học Đức
đến. Những học giả thần học trẻ tuổi của học viện Tubigen
tức thì lao vào bờ vào bụi - tất thảy đều đi tìm “khả năng
mới”. Và có điều gì mà người ta không tìm thấy - trong thời
đại của một tinh thần Đức trong sáng, dồi dào và vẫn còn trẻ
trung, trong giai đoạn mà chủ nghĩa lãng mạn, những ma nữ
xúm xít đi về thổi sáo hát ca, cái thuở khi mà người ta còn
chưa biết biện biệt giữa “phát hiện” với “phát minh”! Trên
tất cả là khả năng “siêu giác quan”: Schelling ban cho nó tên
gọi tuệ giác, và thế là được những con tim khát khao cuồng
nhiệt nhất của những người Đức vốn dĩ mang khát vọng
thuần thành nhất nồng hậu đón chào. Người ta không thể
nào bất công hơn đôì với trào lưu đầy nhiệt huyết và mộng
tưởng này, một trào lưu còn trẻ trung, dẫu cho nó liều lỉnh
ngụy trang bằng những những khái niệm già dặn, khi người
25
ta xét đoán nó một cách nghiêm khắc và đối đãi với nó bằng
thái độ bất bình mang màu sắc luân lý; vậy đấy, người ta đã
già đi với thời gian - và mộng tưởng nối gót. Đến lúc người
ta đưa tay bóp trán: và đến ngày nay vẫn bóp trán mãi chưa
thôi. Người ta đã chiêm bao: kẻ lĩnh tiên và trước hết - ấy là
lão niên triết gia Kant. “Sở năng nàng” - ông ta đã nói vậy, ít
ra cũng ngụ ý như thế. Thế nhưng, phải chăng đó là lời đáp?
Là giảng giải thuyết minh? Hoặc há chẳng phải chỉ dung dị
là phục thuật một lời đã hỏi? Tại sao thuốc phiện khiến ta
ngủ? “sở năng năng”, tức là virtus dormitivaa) - ông thầy
thuốc nọ trong vở kịch của Molière đã trả lời vậy.
Quia est in eo virtus dormltiua
Cujus est natura sensus assoupirei2).
Thế nhưng, lời đáp trên nằm trong một vở hài kịch, và
cuối cùng đã đến lúc ta cần phải thay lời chất vấn của Kant
“làm thế nào mà phán đoán tổng hợp tiên thiên có thể có
(1) Virtus dormitiva: Chất gây ngủ
(2) “Quia est in eo vìrtus dormitiva
Cujus est natura sensus
assoupire. ” Bởi vì nó có chất
gây ngủ
Một châ't khiến cho các giác quan ngủ
26
được?” bằng một lời chất vấn trong một đường lối khác “tại
sao ta cần thiết phải tin vào những phán đoán như thế?” - tức
là để hiểu ra một điều rằng, vì mục đích bảo tồn cái tinh thể
hoạt tồn như chúng ta đây mà chúng ta cần phải tin rằng
những phán đoán như thế là chân thật: vì vậy, chúng vẫn có
thể đương nhiên là những phán đoán sai lầm\ Hoặc nói một
cách minh bạch, thẳng thắn và triệt để: những phán đoán
tổng hợp tiên thiên phải nói là hoàn toàn không có “khả
tính”; chúng ta không có quyền gì đối với chúng cả, từ môi
miệng ta thốt ra, chúng toàn nhiên là những điều giả dối.
Song, duy chỉ có niềm tương tín đối với tính chân thực của
chúng là thiết yếu, như một loại tín niệm biểu diện và ảnh
tượng nhãn giới, những điều qui thuộc về lăng kính viễn
tượng của đời sống. - Và sau cùng để khắc ghi cái ảnh hưởng
khổng lồ mà “triết học Đức” - tôi hy vọng chắc hẳn người ta
hiểu danh xưng này xứng đáng được đặt trong ngoặc kép? -
dã tác động lên toàn cõi Âu châu, ta không nên hồ nghi sự vụ
rằng có một virtus dormitivaa) nào đó đã dự phần vào: những
kẻ nhàn dật phong lưu, những kẻ đức hạnh, những nhà thần
bí, những nghệ sĩ nghệ nhân, ba phần tư tín đồ Cơ đốc giáo
và bọn chính trị gia ngu dân thuộc mọi dân tộc, sung sướng
ngất ngây khi nhờ có nền triết học Đức mà có được thứ
thuôc giải độc cho một trào lưu nhục cảm vẫn còn áp đảo,
cuồn cuộn chảy từ thế kỷ trước tràn lan sang thế kỷ này, tóm
lại, đó là “sensus assoupire”i2)...
(1) Sách dâ dẫn (trang 25).
(2) “Sensus assoupire“Khiến cho các giác quan ngủ”
Tất cả những gì liên quan đến nguyên tử luận duy vật
16
27
đều thuộc về những gì cần thiết phải bác bỏ nhất; và có lẽ
ngày nay ở Âu châu không học giả nào còn phi học giả đến
mức trao cho nó một ý nghĩa nghiêm túc, ngoại trừ vì sự tiện
dụng (nghĩa là như một cách thức rút gọn phương tiện biểu
đạt) - trước hết là nhờ những đóng góp của học giả Ba lan
Boscovich, người cùng với khoa học gia Ba lan Copernicus
cho đến nay là hai đối thủ lớn nhất và giàu chiến tích nhất
của ảnh tượng. Trong khi Copernicus thuyết phục chúng ta,
trái ngược với kinh nghiệm giác quan, tin rằng trái đất không
đứng yên, thì Boscovich dạy ta phải thủ tiêu luôn cái niềm
tin vào điều sau cùng còn “đứng yên” của quả đất, niềm tin
vào “vật chất”, “chất liệu”, niềm tin vào hạt nguyên tử, phần
căn bản vi tế của đất: đó là thắng lợi trước giác quan, một
thắng lợi vĩ đại nhất từng đạt được trên mặt địa cầu này.
Người ta còn phải đi xa hơn nữa, cần phải tuyên chiến, một
cuộc chiến sinh tử không khoan nhượng với những “đòi hỏi
của nguyên tử luận”, một đòi hỏi mà bao giờ cũng sẽ dẫn
khởi một cuộc tái sinh đầy hiểm tượng ở những khu vực mà
không ai ngờ tới, tương tự như những đòi hỏi còn trứ danh
hơn - những “đòi hỏi của siêu hình học” - trước tiên ta cũng
cần phải kết liễu một loại nguyên tử luận nữa còn nguy hiểm
hơn mà Cơ đốc giáo đã dạy một cách tuyệt vời nhất và lâu
dài nhất - nguyên tử luận linh hồn. Với tên gọi này chúng ta
hãy hiểu đó là niềm tin vào một linh hồn bất hoại, trường
tồn, bất khả phân, như kiểu monad hoặc atomon: ta cần phải
tống khứ niềm tin này ra khỏi khoa học! Chĩ nói riêng giữa
chúng ta với nhau, không cần chi phải xoá bỏ “linh hồn”
trong trường hợp này, để rồi bác bỏ
một giả thuyết cổ xưa nhất và đáng trân trọng nhất: như kiểu
28
những kẻ tự nhiên chủ nghĩa thường làm vì sự vụng về,
những kẻ đã để vuột mất linh hồn khi còn chưa kịp chạm tay
đến. Thế nhưng, một đạo lộ đang trải rộng cho những suy tư
và những sự nhạy cảm mới về giả thuyết linh hồn: và những
khái niệm như “linh hồn hữu mệnh”, “linh hồn như tính đa
diện của chủ thể” và “linh hồn như một câu trúc xã hội của
bản năng và tình cảm”, từ nay về sau, cần phải có một địa vị
xứng đáng trong khoa học. Khi nhà tâm lý học hiện đại đang
soạn sửa đặt dấu chấm hết cho những mê tín đang leo mọc
sum suê mậu thịnh như cỏ cây nhiệt đới quanh biểu tượng
linh hồn thì ông ta đồng thời cũng lao ngay vào một vùng sa
mạc mới cùng với hoài nghi mới - có thể các tâm lý gia ngày
xưa còn có những giây phút dễ chịu và nhiều sinh thú hơn
—: thế nhưng, cuối cùng ông ta nhận ra rằng bản thân cũng
bị xui sử làm cái chuyện phát minh đó - và, ai biết được, có
lẽ chỉ là... phát hiện.
13
Các nhà sinh lý học cần phải suy xét thận trọng trước
khi cho rằng bản năng tự bảo tồn là xung lực trọng yếu của
sinh thể. Trước hết, sình thể có khuynh hướng phóng xuất
sinh lực nội tại - đời sông chính là ý chí khát vọng quyền lực
—: bản năng tự bảo tồn chỉ là hệ quả gián tiếp và thường
xuất hiện nhất mà thôi — tóm lại, như mọi trường hợp khác,
nên thận trọng trước những nguyên lý mục đích luận dư
thừal - như nguyên lý về bản nàng tự bảo tồn này chẳng hạn
(sở dĩ có nguyên lý này là do sự thiếu nhất quán của
Spinoza-). Từ đó dẫn đến một yêu cầu thiết yếu đối với
phương pháp luận, đó là tính kiệm ước trong vấn đề nguyên
lý.
Có lẽ ngày nay chĩ dăm sáu bộ óc nhận ra sự vụ rằng vật
lý học cũng chỉ làm cái việc phơi bày, trần liệt thế giới (theo
16
29
cách riêng của chúng ta! nếu có thể nói vậy) chứ không phải
giải minh thê giới: thế nhưng, chừng nào mà nó còn lập
cước trên niềm tin vào giác quan, chừng ấy nó còn có ý
nghĩa gì đó nhiều hơn thê và còn phải nhiều hơn thế trong
một thời gian dài, có nghĩa là như một sự giải minh. Nó có
mắt và ngón tay của riêng nó, nó có ảnh tượng và đôi tượng
khả xúc của riêng nó: đôi với một thời dại của những thị
hiếu bình dân, điều này có hiệu quả thật quyến rũ, thật hùng
hồn và thuyết phục — quả vậy, theo bản năng, nó đẻ ra
những tiêu chuẩn chân lý của của nhục cảm quần chúng vĩnh
cửu. Điều chi minh bạch, điều chi “biểu minh”? Chỉ những
gì có thể nhìn thây và xúc chạm - người ta phải đẩy mọi vấn
đề về biên tê này. Trái lại: sức quyến rũ trong đường lối tư
tưởng của Platon, một phong thái suy tư cao nhã, chính là ở
khuynh hướng đối nghịch với ấn tượng giác quan - thậm chí
có lẽ là một trong những con người có giác quan mạnh mẽ
và cầu toàn hơn những con người trong thời đại chúng ta có
được, nhưng đã biết làm nên khúc khải hoàn kỳ vĩ hơn bằng
khả năng thông trị các giác quan: và họ đạt được điều này
bằng cách bủa lên trận cuồng loạn thanh hoàng xích bạch
của giác quan - giác quan xô bồ quần chúng, theo cách nói
của Platon - một mành lưới khái niệm tái nhợt, lạnh lùng,
ảm dạm. Sự cưỡng bách thế giới và diễn giải thế giới theo
đường lôi cùa Platon mang đến cho chúng ta một niềm khoái
cảm khác với cảm giác mà các vật lý gia ngày nay mang lại
cho chúng ta, cũng như những dồ đệ của Darwin
hoặc nhừng kẻ chống mục đích luận trong giới sinh lý học
gia với nguyên tắc “hao tổn sức lực tổì thiểu” và một sự ngu
xuẩn tối đa. “ơ nơi chốn nào mà con người không còn nhìn
30
thây hoặc xúc chạm được nữa, nơi chốn ấy cũng không còn
gì để tầm cầu” - tất nhiên, nguyên tắc này xa lạ với Platon,
nhưng nó có thể chính là nguyên tắc thích nghi phù hợp với
bọn sửa máy, xây cầu cần lao cục mịch của tương lai, những
kẻ chĩ biết làm những việc thô lậu.
15
Để có một thái độ đúng đắn về sinh lý học, ta cần phải
đứng trên quan điểm rằng các giác quan không phải là
những huyễn tượng theo tinh thần triết học duy tâm: nếu là
huyễn tượng, chúng đã không thể đóng vai trò làm nguyên
nhân được! Vì vậy, chu thuyết duy cảm ít nhất cũng là một
giả thuyết điều hòa, nếu không muôn nói nó còn là một
nguyên tắc có tính khải phát. - Tại sao? Và có người nói
rằng ngoại giới là sản phẩm của giác quan chúng ta? Thế
nhưng, thể xác của chúng ta đây là một phần của ngoại giới,
vậy nó cũng là sản phẩm của giác quan chúng ta! Và rồi giác
quan chúng ta đến lượt chúng lại là... sản phẩm của chính
giác quan chúng ta! Điều này, theo tôi, thực chất là reductio
ad absurd um' n ế u như khái nhiệm causa suim là cái gì đó
tự căn bản là một điều phi lý. Như vậy, rốt cục, thế giới
ngoại tại chẳng phải là sản phẩm của giác quan chúng ta?
(1) Reductio ad absurdum: Hồi qui đến chỗ phi lý
(2) Causa sui: Nguyên nhân tự thân
Bao giờ cũng có những kẻ quán chiếu tự kỷ một cách vô
hại, những kẻ ây tin rằng có những xác chứng “trực tiếp”,
chẳng hạn như “tôi suy tư”, hoặc, như kiểu mê tín của
Schopenhauer, “tôi muốn”: như thể ở đây nhận thức nắm bắt
đối tượng của nó trong thể thái thuần túy, trần trụi như một
“vật tự thân”, và không có thác ngộ nào từ phía chủ thể hoặc
đối tượng. Thế nhưng, “xác chứng trực tiếp” cũng như

16

31
“nhận thức tuyệt đối”, “vật tự thân” đều hàm chứa một
contradictio in adjectoa), và đó là điều tôi sẽ lập đi lập lại
hàng trăm lần: cuối cùng rồi chúng ta cũng cần phải tự giải
phóng khỏi sự cám dỗ của chữ nghĩa! Quần chúng bình dân
có thể tin rằng nhận thức tức là biết đến cùng tận, nhưng các
triết gia phải tự nhủ: nếu tôi phân chiết tiến trình được biểu
đạt trong mệnh đề “tôi suy tư”, tôi sẽ thu được một chuỗi
những nhận định liều lĩnh và khó lòng lập căn cho nó, và có
lẽ là điều bất khả, * ví dụ, khi ta nói rằng tôi là kẻ suy tư,
nói chung phải là một cái gì đó biết suy tư, suy tư là một
hoạt động và là hiệu náng của một tinh thể nào đó được cho
là tác nhân, và có một cái “tôi”, và cuối cùng, ý nghĩa của
suy tư coi như đã được xác định - và tôi biết suy tư là gì. Bởi
lẽ nếu tôi đã không xác quyết điều đó nơi bản thân mình thì
cãn cứ vào đâu mà nói rằng sự kiện vừa xảy ra kia không
phải là “muốn” hoặc “cảm nhận”? Như vậy, mệnh đề “tôi
suy tư” giả thiết rằng tôi so sánh đối chiếu cái khoảnh khắc
tôi lúc này với cái trạng huống kia mà tôi kinh nghiệm nơi
bản thân tôi để quyết định nó là như thế: thông qua sự hồi
ccí đến “cái biết” khác, trong mọi trường
hợp nó không cung cấp cho tôi một xác chứng trực tiếp. -
Thay cho cái “xác chứng trực tiếp” kia mà quần chúng bình
dân có thể tin tưởng trong trường hợp nào đó, cùng cách thế
ấy, ông triết gia đôi diện một loạt vấn nạn siêu hình, những
chất vấn lương tâm đúng nghĩa và hợp lý của lý tính: “từ đâu
tôi có được cái khái niệm suy tư? Tại sao tôi tin vào nguyên
nhân và hiệu quả? Tôi có lý lẽ nào để nói đến một cái tôi, và
lại là một cái tôi như là nguyên nhân, và sau cùng là một cái
tôi như ỉà tác nhân của hoạt động suy tư?” Kẻ nào viện đến
32
một loại trực giác nào đó của nhận thức để tức thì liều lĩnh
đáp lời những chất vấn siêu hình học đó, đại loại như: “tôi
suy tư và biết rằng điều này tối thiểu là chân lý, là hiện thực
và xác quyết vô nghi” - kẻ đó sẽ nhận được ở ông triết gia
ngày nay một nụ cười và hai dấu hỏi. “Thưa ngài”, ông triết
gia sẽ giúp kẻ đó hiểu ra vấn đề, “không thể nào ngài không
mắc sai lầm: thế nhưng tại sao cứ nhất thiết phải là chân lý?”
17
Đốì với những tín niệm u mê của nhà lô-gích học, tôi sẽ
không bao giờ mệt mỏi nhấn mạnh một thực tế vắn vùn mà
những đầu óc mê tín này không chịu thừa nhận - đó là, một
suy tư nào đó khởi lên là khi “nó” muốn chứ không phải khi
“tôi” muốn; và như vậy, sẽ là một sự sai lầm, là đảo điên sự
thực khi nói rằng: chủ thể “tôi” làm điều kiện cho vị ngữ
“suy tư”. Cái đó suy tư: nhưng “cái đó” này, dù chính là cái
“tói” lâu đời trứ danh, nhưng, nói một cách ôn hoàf chỉ là
một ước ỉệ, một nhận định, trước hết không phải là “xác
chứng trực tiếp”. Nói cho cùng, mệnh đề “cái đó suy tư” tự
nó đã ngụ ý quá nhiều: “cái đó” hàm nhiếp sự triển diễn một
tiến trình và không qui thuộc về bản thân tiến trình. Theo
thói quen vãn pháp, người ta thường diễn dịch như “suy tư là
một hoạt động, mà hoạt động đòi hỏi một cái gì năng động,
và kết quả là...” Đại khái theo lược đồ này, những nhà
nguyên tử luận cổ đại đã mày mò tìm kiếm nơi cái “nãng
lực” nàng động một mảy vật chất kia làm trú xứ cho nàng
lực đó và làm chỗ phát nguyên cho tác dụng của năng lực
đó, được mệnh danh là atom; những não bộ nghiêm mật hơn
cuối cùng đã học cách trút bỏ chút “tàn dư vật chất” này, và
33
có lẽ một ngày kia, người ta sẽ, kể cả những nhà lô-gí ch
học, quen với việc không cần dùng đến “cái đó” nhỏ bé kia
(là cái mà cái “tôi” lâu đời đáng kính ngưng đọng mà thành).
18
Khi một học thuyết bị phản bác thì chẳng phải nó chẳng
còn chút sức quyến rũ nào: chính khi ấy nó hấp dẫn nhừng
bộ óc tinh tế hơn. Dường như cái học thuyết “ý chí tự do” bị
phủ bác hàng tràm lần sở dĩ tồn tại lâu dài là nhờ sức hấp
dẫn ấy: bao giờ cũng có một kẻ nào đó xuất hiện và tự cảm
thấy hắn đủ sức mạnh để phản bác nó.
19
Các triết gia thường nói về ý chí như thể nó là điều
quen thuộc nhất trên côi đời này vậy. Quả thật,
Schopenhauer dã khiến chúng ta hiểu rằng riêng ý chí là
điều chúng ta quen thuộc thật sự, là điều chúng ta hiểu biết
thông suốt, không ti hào thêm bớt. Thế nhưng, trong trường
hợp này, dường như Schopenhauer đã phạm phải một điều
tương tự như mọi triết gia khác thường phạm phải: đó là,
ông mang một loại định kiến cộng đồng và đẩy nó đến giới
hạn cực đoan. Theo ý tôi, ý muôn có lẽ trước hết là một cái
gì đó phồn tạp đa đoan, một cái gì đó chỉ nhất trí về mặt từ
ngữ, - và ngay đến một từ, một chữ cũng chứa đựng trong
nó định kiến cộng đồng, cái dinh kiến đã thông trị, chi phối
thái độ thiêu thận trọng bao đời nay của các triết gia. Vậy,
chúng ta hãy thử một lần nhìn vân đề thận trọng hơn và ăn
nói “phi triết gia” một chút chúng ta sẽ nói như thế này: thứ
nhâ't, trong mọi ý muốn đa phần là cảm nhận, cụ thể là sự
34
cảm nhận về một tình trạng cần phải thoát ly, sự cảm nhận
một tình trạng đòi hỏi phải hướng đến, sự cảm nhận chính
sự “thoát ly” và “hướng đến" này, rồi thêm vào đó là cái
cảm nhận cơ bắp đồng hành, mà dẫu không cần chúng ta chủ
động cử động “tay chân”, nhưng do tập quán nào đó, nó lập
tức có tác dụng ngay lúc chúng ta “muốn”. Thứ hai, cũng
như các cảm nhận, đúng hơn là nhiều loại cảm nhận, mà
chúng ta nhận thấy như là thành phần của ý chí, sự suy nghĩ
cũng có ý nghĩa tương tự: có một ý nghĩ nào đó chi phối
trong mọi hành động ý chí - và chúng ta không nên cho rằng
có thể tách rời ý nghĩ ra khỏi “ý muôn” mà vẫn còn giữ lại
được một ý chí riêng biệt! Thứ ba, ý chí không phải chỉ là tổ
hợp các cảm nhận và suy nghĩ, mà trước hết nó là một loại
cảm xúc: và nói cho đúng là cảm xúc của một chiến binh.
Điều được gọi là “tự do ý chí” thực chất là một loại cảm xúc
của một kẻ uy quyền đứng trước kẻ phải chịu phục tòng: “ta
tự do, ‘hắn’ phải phục tòng” - ý thức này có mặt trong mọi ý
chí, tương tự như thế là sự chú tâm cao độ, cái nhìn trực
diện xoáy vào một điều nhất như, sự phán đoán giá trị tuyệt
đốì “bây giờ cần phải làm điều này và không phải điều gì
khác”, niềm tin tưởng rằng bản thân sẽ được phục tòng và
tất cả những gì khác qui thuộc về những đối tượng phải chịu
sự sai khiến. Kẻ kia muốn, tức là bắt sự gì đó trong bản thân
phải phục tòng hoặc tin rằng nó phục tòng. Thế nhưng, giờ
đây chúng ta hãy lưu ý một điều vô cùng kỳ dị xảy ra đôi
với ý chí - một hiện tượng hết sức đa dạng mà sô" đông chỉ
gọi bằng một từ duy nhất: khi mà chúng ta, trong những
trường hợp nào đó, với tư cách vừa là kẻ sai khiến, vừa là kẻ
phục tòng, và với tư cách là kẻ phục tòng, nhận thức được
những cảm giác cưỡng bách, áp chế, đè nén, chông đôi, xô
đẩy, những cảm giác thường xuất hiện tiếp ngay sau hành
động ý chí; mặt khác, khi mà chúng ta có thói quen thủ tiêu
35
tính cách nhị trùng này hoặc tự dối mị về nó, bằng vào khái
niệm tổng hợp “tôi”, bấy giờ ta nhận thấy nơi ý muốn là cả
một chuỗi những kết luận sai lầm gắn vào đó, và hệ quả của
nó là những phán đoán giá trị hư vọng về ý chí - và như vậy,
kẻ mang ý muôn ấy tin tưởng tuyệt đối rằng “muôn” đã đủ
dẫn khởi hành động. Vì trong hầu hết các trường hợpf chỉ
cần muốn thôi là ta cũng có thể mong đợi hiệu nàng của
mệnh lệnh, như vậy tức là hiệu năng của sự tuân phục, nói
cách khác là hành động, cho nên trong cảm giác ta hình
dung như thể có một sự tất yếu dẫn khởi tác dụng ở đó; tóm
lại, kẻ khởi lên ý muốn kia tin tưởng, với một mức độ khá
chắc chắn, rằng ý chí và hành động ỉà nhát trí hắn qui cái
thành quả đạt được, sự thực thi nội dung của ý muôn, về cho
chính ý chí, và qua đó hắn cảm nhận một sự gia tàng quyền
lực mà thành quả luôn mang đến. “Tự do ý chí” - đó là tên
gọi của một trạng thái khoái cảm đa dạng của kẻ nuôi dưỡng
ý dục, hắn sai khiến và đồng thời tự đồng hoá với kẻ thực thi
mệnh lệnh
- bấy giờ, hắn sung sướng với thắng lợi trước trở lực, thế
nhưng hắn cho rằng chính ý chí của hắn đã chinh phục trở
lực. Cũng theo cách ấy, bên cạnh khoái cảm của kẻ sai
khiến, kẻ mang ý dục còn cảm nhận thêm một niềm khoái
cảm của một loại công cụ thi hành hữu hiệu, của một loại
“hạ ý chí” hoặc “cận tâm hồn” - thân xác chúng ta quả thật
chỉ là một cấu trúc xã hội của nhiều tâm hồn. Ueffet, c’est
điều diễn ra ở đây cũng là điều diễn ra ở mọi cộng đồng xã
hội được xây dựng hoàn chỉnh và hạnh phúc, đó là giai cấp
thống trị đồng nhất nó với thành công của cộng đồng. Mọi ý
dục chỉ đơn giản là vấn đề sai khiến và chấp hành, trên cơ sở
một cấu trúc xã hội gồm nhiều “tâm hồn”, như đã nói: vì
vậy, triết gia có quyền hiểu khái niệm ý dục tự thân dưới góc
36
độ luân lý: luân lý cụ thể được hiểu là học thuyết về mốì
quan hệ quyền lực mà đồng thời cũng là nguồn gốc của hiện
tượng “đời sống”.
20
Sự vụ rằng những khái niệm triết học riêng lẻ không
xuất hiện một cách tùy tiện, không khởi lên cho riêng nó, mà
chúng phát sinh trong môi tương quan lệ thuộc với nhau, và
rằng dẫu cho chúng xuất hiện trong lịch sử tư tưởng quá đột
ngột và võ đoán, chúng vẫn qui thuộc về một hệ thống nào
đó, cũng như mỗi cá thể trong quần thể động vật của một lục
địa vậy: sự vụ ấy sau cùng còn bộc lộ cho chúng ta thấy một
sự kiện chắc chắn như thế nào khi những triết gia khác biệt
nhất không ngừng tiếp nối lấp đầy cái đồ hình triết gia khả
dĩ nào đó. Bị hấp dẫn bởi một sức hút vố hình nào đó, bọn
họ trùng điệp chạy quanh trên cùng quỹ đạo. Họ có thể có
cảm tưởng rằng họ hoàn toàn độc lập với nhau trong khuynh
hướng phê bình hay ý chí hệ thống: thế nhưng một điều gì
đó đang dẫn dắt họ, một điều gì đó thúc đẩy họ trước sau
theo một trật tự nhất định, đó chính là cái hệ thống và tương
quan quyến thuộc thiên sinh giữa các khái niệm. Sự suy tư
của họ, kỳ thực, ít có tính cách khám phá, mà đúng hơn là sự
qui tư, hồi niệm, một sự trở lại sum vầy nơi chôn gia hương
xa xăm tít mù trong cõi ban sơ hồng hoang nguyên thủy của
tâm hồn, chốn mà những khái niệm ấy đã một lần nảy nở
phát sinh - suy tư triết học, trong trình hạn đó, là một hiện
tượng phản tổ phục tông ở mức độ cao nhát. Những tương
đồng huyết thống kỳ dị trong tất cả các dường lối triết lý của
Ân độ, Hy lạp, Đức dễ dàng lý giải điều này. Chính ở nơi
37
nào có sự tương quan quyến thuộc giữa các ngôn ngữ, ta
nhận thấy một sự kiện hầu như không thể tránh khỏi, đó là,
nhờ có một triết lý văn pháp chung - tôi muốn nói nhờ có
một sự thống trị và hướng đạo vô thức thông qua các chức
năng ngữ pháp chung - mà đương sơ đã an bài tất cả những
điều kiện cho sự phát sinh và nảy nở tương đồng của các
triết thuyết, đến độ dường như đạo lộ dẫn đến những khả
năng diễn giải thế giới theo một chiều hướng khác đã bị bít
lôi. Các triết gia thuộc khu vực ngôn ngữ Ural-Altaic (trong
khu vực này, khái niệm chủ thể ít phát triển nhất) rất có thể
sẽ nhìn “vào thế giới” bằng con mắt khác hơn và bước đi
trên một đạo lộ khác so vdi những người thuộc khu vực
ngôn ngữ Ân-Âu hoặc ngaíời Hồi: ma lực của chức năng
ngữ pháp nào đó nói cho cùng chính là ma lực của những
phán đoán giá trị mang ý nghĩa sinh lý học cũng như những
điều kiện qui định chủng tộc. -
Như thế là quá đủ để nhìn lại những nhận định thiển cận của
Locke về cội nguồn của ý niệm.
21
Causa suiw là một khái niệm tự mâu thuẫn vĩ đại nhất
mà người ta nghĩ ra cho đến nay, một kiểu cưỡng dâm và
quái thai lý tính: thế nhưng lòng kiêu hãnh ngất trời của con
người đã nhấn nó chìm sâu vào chính sự phi lý khủng khiếp
này. Sự đòi hỏi “tự do ý chí”, trong ý nghĩa tuyệt đôi siêu
hình kia, như cách mà nó, tiếc thay, vẫn còn đang thống trị
trong đầu óc của những kẻ nữa học giả nữa học thật, sự đòi
hỏi được nhận lãnh trọn vẹn cái trách nhiệm tối hậu đối với
hành vi của bản thân và giải phóng Thượng đế, doanh hoàn,
38
tổ tiên, mệnh vận, cộng đồng, khỏi gánh nặng đó, thực ra
không gì khác hơn là causa sui, và tự nắm tóc lôi mình từ
vũng lầy hư vô vào trong cõi tồn sinh hiện hoạt, với một sự
liều lĩnh còn hơn cả bá tước Munchhausen<2). Ví như có kẻ
nào đó bằng cách này có thể tiếp cận đằng sau sự ngu ngơ
thô lậu của khái niệm trứ danh “ý chí tự do” và xóa bỏ nó ra
khỏi đầu óc hắn, thì bấy giờ tôi mạo muội đề nghị hắn thúc
đẩy sự nghiệp “khai sáng” đó thêm một bước và xóa bỏ luôn
khỏi đầu hắn cái khái niệm đốì lập của cái ngụy khối niệm
“y chí tự do” kia: tôi muốn nói đến khái
(1) Sdđ (trang 30)
(2) Karl Friedrich Hieronymus Miinchhausen (1720-97), bá
tước người Đức. Ông có thời gian phục vụ trong quân đội
Nga. Khi giải ngũ trở về nhà, ông thuật lại những câu
chuyện phiêu lưu cường điệu khó tin của mình nhu c3i
đạn dại bác, lên mặt trăng...
niệm “ý chí phi tự do”, một khái niệm phát sinh từ sự lạm
dụng các khái niệm nguyên nhân và tác dụng. Ta không nên
thô thiển hóa một cách sai lầm “nguyên nhân” và “tác dụng”
như cách những nhà tự nhiên học đã làm (và những ai như
họ ngày nay cũng tự nhiên hoá luôn trong tư tưởng-) tư
tưởng cơ giới ngu xuẩn thống trị, tức là cưỡng bách, dồn ép
cái nguyên nhân cho đến khi nó bật ra “tác dụng”. Người ta
chỉ nên vận dụng những tên gọi “nguyên nhân”, “tác dụng”
như những khái niệm, có nghĩa ]à như những hư cẩu truyền
thống vì mục đích định danh, truyền đạt, chứ không phải để
giải minh. Trong ý niệm “tự thân” không có gì là “ràng buộc
nhân quả”, là “tất yếu”, “phi tự do về phương diện tâm lý”,
ở đó “tác dụng” không tiếp nôi “nguyên nhân”, ở đó không
có cái gọi là “luật tắc” chi phối. Chính chứng ta là những kẻ
39
duy nhất đã bày vẽ ra những khái niệm như nguyên nhàn,
tương sinh tương dẫn, tương hỗ, tương đối, ước thúc, số
mục, qui luật, tự do, lý do, mục đích; và khi chúng ta vẽ vời,
hoà trộn cái thế giới biểu tượng này như một cái gì “tự thể tự
thân” vào trong mọi sự, thì một lần nữa chúng ta đã làm cái
điều mà chúng ta vẫn làm xưa nay, đó là huyền bí hóa mọi
chuyện. “Ý chí phi tự do” là một huyền thoại: trong đời sông
hiện thực chỉ có vấn đề ý chí mạnh mẽ hay yếu đuổi. - Hầu
như bao giờ chúng ta cũng nhận thấy dấu hiệu của một sự
khuyết phạp nào đó ở kẻ tư tưởng khi y cảm nhận trong mọi
“mắt xích nhân quả” và “tất yếu về phương diện tâm lý” một
sự ước thúc, bức thiết, sự tiếp nôi tất yếu, sự áp chế, sự phi
tự do: một cảm nhận như thế tô' cáo nhiều điều - cá nhân tự
tô' cáo mình. Và nói chung, nếu tôi quan sát đúng sự việc thì
sự “phi tự do của ý chí” được xem là vấn đề từ hai quan
điểm hoàn toàn đối lập, nhưng bao giờ cũng mang sắc thái
cá nhân sâu sắc. Một bên là những kẻ không bao giờ chịu
buông bỏ “trách nhiệm”, niềm tin vào chính mình, quyền có
được những công lao, thành tích của riêng mình (những
chủng tộc phù phiếm thuộc về nhóm người này); nhóm kia
thì hoàn toàn ngược lại, không muốn chịu trách nhiệm điều
gì, không muốn nợ nần chuyện gì và, xuất phát từ tâm lý tự
khinh, muôn làm sao có thể đổ trách nhiệm của mình lên
đâu đó. Những kẻ thuộc nhóm sau, nếu viết lách, thường có
khuynh hướng đứng về phía những kẻ phạm pháp; tấm lòng
bác ái theo kiểu xã hội chu nghĩa là lớp vỏ ngụy trang mà họ
yêu chuộng nhất. Và trong thực tế, vận mệnh của kẻ mang ý
chí nhu nhược trở nên rạng rỡ kỳ lạ khi hắn biết tự xưng là
“la religion de la souffrance humainem): đó là “thị hiếu tốt
đẹp” của hắn.
40
22
Hãy tha thứ cho tôi như một tay ngữ học già nua không
từ bỏ được thói xấu cứ thò tay sờ mó lên những thứ nghệ
thuật diễn giỗi tầm thường: thế nhưng cái khái niệm “tính
qui luật của tự nhiên” mà những vật lý gia các người nói đến
với thái độ quá sức tự hào, như thể - tồn tại được chỉ nhờ vào
lối thuyết minh diễn dịch cùng với thứ “ngữ học” tầm
thường của các người - nó chẳng phải là một sự kiện, chẳng
phải “vãn bản”, đúng hơn chỉ là một sự điều chỉnh và bóp
méo ý nghĩa theo tinh thần nhân bản ấu trĩ, bằng cách này
các người đáp ứng mỹ mãn cái bản năng dân chủ của tâm
hồn hiện đại! “Tất cả đều bình đẳng trước qui luật - tự nhiên
cũng không khác hoặc hoàn thiện hơn chúng ta về phương
diện này”: một ẩn ý tinh vi lại một lần nữa che đậy thái đô
thù địch của hạng phàm phu đôi với mọi kẻ hưởng đặc quyền
và tự chủ, đồng thời cũng là thái độ vô thần thứ hai và tinh vi
hơn. “Nỉ dieu, ni maítre”a) - các người cũng mong muốn như
vậy: và thế cho nên “luật tắc thiên nhiên vạn tuế vạn vạn
tuế!” - chẳng phải vậy sao? Thế nhưng, như đã nói, đó là lời
diễn dịch, không phái “văn bản”; và có thể sẽ xuất hiện một
kẻ nào đó, với chủ đích và cách thức diễn giải trái ngược,
biết đọc từ cùng một thế giới tự nhiên kia và trong cái nhìn
về cùng những hiện tượng như thế chính một sự thực thi yêu
sách quyền lực khắc nghiệt và vô tình đến mức chuyên chế -
một kẻ diễn dịch, kẻ sẽ bày ra trước mắt các người cái điều
phí lệ ngoại và tuyệt đói nơi mọi “ý chí khát vọng quyền
lực”, theo cách mà hầu như mọi chữ nghĩa và ngay đến tiếng
“chuyên chế’’ cuõì cùng cũng tỏ ra vô dụng hoặc hãy còn là
những ẩn dụ khiêm tốn ôn nhu
- còn quá đỗi con người; và tuy thế, kẻ ấy kết cục cũng đi
41
đến một sự khái quát về thế giới này tương tự như các
người, tức là cuộc diễn hóa của nó mang tính “tất yếu” và
“khả kế toán”, thế nhưng không phải vì có những luật tắc
nào đó thông trị nó, mà vì tuyệt đối không tồn tại một luật
tắc nào hết, và mọi quyền lực đã tự thành tựu trong mỗi mỗi
sát na. Nếu như đây cũng chỉ là một lề lối diễn dịch - và các
người sẽ có đủ nhiệt tình mà phản bác chăng? - được thế lại
càng tốt.
Toàn bộ tâm lý học cho đến ngày nay chỉ nương vào
những thành kiến luân lý và sợ hãi mà tồn tại: nó không dám
liều lĩnh thâm nhập vào chiều sâu, để nắm bắt nó như một
loại hình thái học và học thuyết về sự phát triển của ý chí
khát vọng quyền lực như tôi hiểu - một điều mà cho đến nay
vẫn chưa ai thoáng nghĩ đến: chúng ta có thể nhận ra từ
những gì xưa nay được viết ra cái đấu hiệu của những gì bây
lâu vẫn câm nín. Sự thô bạo của thành kiến luân lý lấn sâu
vào cái thế giới tinh thần nhất, cái thế giới có vẻ lãnh đạm và
phi giả định nhất - và, như chúng ta thấy rõ, nó hủy hoại,
ngăn trở, làm mù ỉoà, bóp méo. Tâm sinh lý học đích thực
phải đấu tranh với sự chông đôi vô thức trong trái tim của kẻ
tìm tòi, nó đem “lòng” chống lại chính nó: học thuyết về
điều kiện tính hỗ tương của hai xung lực bản năng “tốt” và
“xấu” vốn đã gây bực bội, khó chịu đôi với những tâm hồn
còn tráng kiện và nhiệt thành, như một kiểu vô luân tinh vi
nào đó nói chi đến cái học thuyết cho rằng mọi bản nàng
“thiện” đều khởi nguồn từ bản năng “ác”. Thế nhưng, nếu
như có kẻ nào đó nhận thấy những tình cảm như ganh
ghét,'đố kỵ, tham lam, kiêu mạn như là những tình cảm qui
định dời sông, như là một điều gì đó phải tồn tại một cách
căn bản, một cách yếu tính trong toàn bộ sinh hoạt của đời
42
sống, hệ quả là còn phải được phát huy hơn nữa nếu như đời
sông cần phải phát đạt thì kẻ ấy sẽ chịu đựng một chiều
hướng phán đoán như thế của hắn như chịu đựng một trận
sóng nhồi. Và tuy thế, giả thuyết này tuyệt nhiên chẳng phải
là điều kỳ quặc nhất và lạ lùng nhất trong vương quốc mênh
mông và hầu như vẫn
còn tinh khôi của những hiểu biết nguy hiểm này và trong
thực tế, có hàng trăm lý do để mọi kẻ phải lánh xa nó, mọi kẻ
nào có thể... Iàm được như vậy. Mặt khác: nếu người ta đã
một lần bị đánh giạt cùng với con tàu của mình đến chốn
này, vậy thì! Hãy tiến lên! Giờ đây hãy cắn răng thật chặt!
Mở to mắt mà nhìn, giữ chặt tay lái! - chúng ta cùng thẳng
tiến vượt băng qua luân lý, chúng ta đè bẹp và có lẽ nghiền
nát cái luân lý tàn dư riêng biệt của chúng ta khi chúng ta
liều lĩnh thực hiện chuyến hải hành đến chốn ấy - thế nhưng,
chúng ta chẳng là gì cả! Một thế giới thâm viễn hơn chưa hề
hé lộ ra với người lữ khách kẻ phiêu linh: và kẻ tâm lý gia
nào đã “hy sinh” theo cách đó - không phải theo kiểu
sacrifizio delỉ’ inteỉỉetton\ mà ngược lại - thì tôi thiểu cũng
được quyền đòi hỏi răng tâm lý học một lần nữa phải được
nhìn nhận như là nữ hoàng của mọi khoa học, và những khoa
học kia đang tề tựu chỗ nọ là để hầu hạ và soạn sửa cho
nàng. Vì giờ đây một lần nữa, tâm lý học trở thành đạo lộ
dẫn đến những vấn đề uyên nguyên.

No comments:

Post a Comment