Sunday, May 26, 2013

Bên Kia Bờ Thiện Ác (Chương IX): Điều Chi Cao Quí

CHƯƠNG IX
ĐIỀU CHI CAO QUÝ?

257
Mọi nỗ lực nâng cao tầm vóc của loài “người” cho đến nay đều là sản phẩm của xã hội quý tộc - và muôn đời vẫn thế: một xã hội tin tưởng vào chiếc thang dài thứ bậc và giá trị sai thù giữa con người với con người và nó cần một tình 
trạng nồ lệ trong một ý nghĩa nào đó.
Nếu không tồn tại cái

cảm thức về khoảng cách mà ta nhận thấy khởi lên từ một sự

phân biệt giai cấp đã trở thành máu thịt, từ ánh mắt trông ra

và nhìn xuống thường trực của giai cấp thông trị đối với giai

cấp bị trị mà đồng thời cũng là công cụ, và khởi lên từ một

quá trình thực hành cũng kiên trì bền bỉ như vậy trong hành

vi phục tòng và sai khiên, trong sự đàn áp và xa lánh, nếu

không có cảm thức ấy thì những cảm thức kỳ bí hiểm khác

249

kia cũng không bao giờ có thể nảy nở được, chẳng hạn như

ước muốn nới rộng khoảng cách ngày càng lớn hơn trong

chính tâm hồn, hay tạo nên những trạng thái mỗi lúc một cao

hơn, hiếm hoi hơn, xa hơn, trải rộng hơn, bao quát hơn, tóm

lại là nâng “con người” lên cao hơn, chính là một quá trình

“con người siêu việt tự thân” diễn ra không ngừng; nói thế

để hiểu cái mô thức luân lý trong ý nghĩa siêu luân lý. Cô"

nhiên, ta không được để cho mình có cái ảo tưởng nhân bản

về lịch sử hình thành của xã hội quý tộc (vì như thế tức là

tiền giả định về cái chức năng nâng cao tầm vóc “con người”

của nó-): chân lý không bao giờ dễ dàng. Chúng ta hãy thẳng

thắn với nhau không cần khách khí về sự khởi đẩu của mọi

nền vãn minh cao viễn cho đến nay đã diễn ra như thế nào!

Con người vẫn còn mang bản tính thiên nhiên, con người

man di mọi rợ trong mọi ý nghĩa đáng sợ nhất, con người dã

thú, vẫn còn mang trong lòng sức mạnh ý chí cùng với lòng

thèm khát quyền lực không bao giờ cạn kiệt, nó vồ lấy

những chủng tộc yếu đuối, đường hoàng, hòa ái, và có lẽ

sống bằng thương nghiệp hoặc chăn nuôi, hoặc vồ chụp

những nền văn minh bệ rạc, già nua, chính vào cái lúc mà

chút sinh lực sau cùng của nó tóe lên những chùm pháo hoa

của tinh thần và đọa Lạc. Đẳng cấp tôn quý ban sơ bao giờ

cũng là giai cấp mọi rợ: tính cách ưu việt của nó không phải

trước hết nằm ở sức mạnh thể chất, mà ở trong sức mạnh

tâm hồn - họ là những con người trọn vẹn hơn (và trên mọi

bình diện, điều này đồng thời có nghĩa là những “con thú

trọn vẹn hơn”).

250

258

Khái niệm suy đồi muốn nói lên một điều rằng, khuynh

hướng vô chính phủ đang đe dọa bên trong lòng bản năng,

và cấu trúc nền tảng của tình cảm, còn được gọi là “đời

sống”, bị chấn động: tình trạng suy đồi, tùy vào mô hình đời

sông mà trong đó nó biểu hiện, là một diều gì đó có tính

cách sai biệt căn bản. Chẳng hạn, khi một xã hội quý tộc, xã

hội quý tộc Pháp giai đọ an đầu cuộc Cách mạng, vứt bỏ

những đặc quyền của nó với một thái độ khinh bỉ trác việt,

và hiến dáng tự thán tự thể cho ngập tràn những tình cảm

luân lý: thì đây là tình trạng suy đồi - nó thực ra chỉ là màn

sau cùng của một quá trình suy đồi kéo dài cả thế kỷ, mà

thông qua quá trình đó, nó từng bước từ bỏ uy quyền thống

trị của nó và tự giáng xuống làm cái chức năng của vương

quyền (và sau cùng thậm chí làm xiêm y, trang sức cho

vương quyền ấy). Song, bản chất của một xã hội quý tộc

khỏe khoắn, lành mạnh chẳng phải ở chỗ nó cảm thấy bản

thân đóng vai trò làm một chức năng nào dó (dẫu là chức

năng của vương quyền hay là chức năng của cộng đồng), mà

ở chỗ nó là ý nghĩa và là một sự biện minh hùng hồn nhất

cho sự tồn tại của vương quyền - và vì vậy, với lương tám

trong sáng, nó chấp nhận hy sinh vô số con người mà vì nó

phải chịu đè nén và hạ thấp xuống thành những còn người

thiếu hoàn thiện, thành nô lệ và công cụ. Niềm tin căn bản

của nó chính là, xã hội không thể tồn tại vì bản thân xã hội,

mà phải là một kết cấu làm nền tảng, nâng đỡ cho loại tinh

thể ưu tú vươn đến nhiệm vụ cao cả hơn, và nói chung là

vươn đến địa vị của một hoạt thể cao viễn hơn: có thể sánh

với một loại dây leo thèm khát nắng trời, được gọi là Sipo

251

Matador, trên đảo Java; cành nhánh của nó ôm riết lấy thân

sồi mãi miết trong một thời gian thật dài, để rồi cuối cùng,

vẫn nương trên thân cây ấy, nó có thể vươn cao lên, trải rộng

vương miện của nó ra dưới nắng trời tự do và mở phơi niềm

phúc lạc của nó trong cõi đời lồng lộng.

Kềm chế để không gây thương tổn nhau, không thô bạo

và lợi dụng nhau, đặt ý chí của mình ngang hàng với ý chí

của tha nhân: tất cả những điều này, trong một ý nghĩa thô

thiển nào đó, có thể trở thành một tập quán ứng xử tốt đẹp

giữa cá nhân với nhau, nếu như hoàn cảnh cho phép (tức là

có một sự tương đồng thực sự về sức mạnh, về thước đo giá

trị và sự tương thuộc giữa họ với nhau trong cùng một tổ

chức xã hội). Thế nhưng, ngay khi người ta muốn dẩy cái

chuẩn tắc này đi xa hơn và có lẽ thậm chí còn coi nó như

một nguyên lý trong xã hội, tức thì nó hiện ra trong diện mạo

chân thực của nó: như là ý chí phủ nhận đời sống, như là

nguyên ỉý của tán hoại và suy vong. Ở đây, ta cần phải suy

tư tìm tòi căn nguyên một cách triệt dể và ngăn mọi sự yếu

đuối của tình cảm: đời sống tự bản chất của nó là một

khuynh hướng chiếm hữu, gây tổn thương, uy hiếp những

đối tượng xa lạ và yếu đuôi hơn, ỉà bức bách, là thô bạo và

áp đặt quy củ của riêng nó, là chiếm đoạt, và ít lắm đi nữa

cũng ]à lợi dụng - thế nhưng tại sao ta cứ phải sử dụng mãi

những từ ngữ như thế này khi mà chúng xưa nay đã bị người

ta gắn vào đó một ý đồ vu khống? Ngay đến cái tổ chức xã

hội mà trong đó, như đã đề cập lúc nãy, các cá nhân đối đãi

nhau một cách bình đẳng — điều này xảy ra trong mọi xã

hội quý tộc lành mạnh chính nó phải, nếu như nó là một tổ

chức xã hội sinh động chứ khống phải đang chết đần mòn,

chính nó phải đối đãi với những tổ chức xã hội khác theo

cách mà những cá thể trong nó kềm chế không làm đối với

252

nhau: nó sẽ phải là cái ý chí khát vọng quyền lực đầy sức

sống, nó cần phải phát triển, cần phải thâu tóm quanh nó, lôi

kéo về phía nó và giành địa vị thống trị — không phải vì

một lý do luân lý hoặc phi luân lý - mà vì nó sống, và vì đời

sông chính là ý chí khát vọng quyền lực. Song, không có

vân đề nào mà cái ý thức chung của người Âu châu lại dị

ứng với sự giáo hóa hơn là trong vấn đề này; ngày nay đâu

đâu người ta cũng mơ mộng, thậm chí dưới lớp vỏ khoa học,

về những hoàn cảnh tương lai của xã hội, trong đó cái “nhân

tố lợi dụng” sẽ biến mất - điều đó vang trong lỗ tai tôi như

thể người ta đang hứa hẹn phát minh một đời sống mà tất cả

các chức năng hữu cơ của nó sẽ đình chỉ. Sự “lợi dụng”

không qui thuộc về một xã hội suy đồi hay thiếu hoàn thiện

và sơ khai: nó thuộc về tinh thể của một sinh thể sông động,

như là một chức năng cơ bản, nó là hệ quả của ý chí khát

vọng quyền lực đích thực, và cũng chính là ý chí khát vọng

sinh tồn: nếu như điều này có thể coi là một lý thuyết mới

mẻ - mà thực tế nó lại là một sự kiện uyên nguyên của toàn

bộ lịch sử: thì chúng ta cũng cần phải thành thực với chính

mình như thế!

260

Sau khi du hành qua các miền luân lý khác nhau, tinh vi

có, thô thiển có, mà bấy lâu nay đã và đang ngự trị trên mặt

đất này, tôi nhận thấy có một sô" đặc điểm nào đó thường

xuyên qui hướng về nhau và kết hợp với nhau: cho đến khi

cuối cùng xuất hiện hai loại căn bản, và một sự phân biệt căn

bản khỏi lên. Đó là loại luân lý chả nhân ông và luân lý nô

lệ - tôi phải nói thêm ngay rằng trong tất câ các nền văn hóa

cao viễn và hỗn tạp, người ta cũng nhận thấy những cô"

253

gáng dung hòa hai loại luân lý ây, nhưng thường thì chúng

lẫn lộn vào nhau và ngộ nhận lẫn ĩihau, và có khi chúng

miễn cưỡng đứng kề nhau - thậm chí

ở cùng một con người, trong cùng một tâm hồn. Khuynh

hướng phàn biệt giá trị luân lý hoặc bắt nguồn từ tầng lớp

thông trị, những kẻ ý thức về sự khác biệt giữa mình vớí

tầng lớp bị trị trong một niềm khoái cảm — hoặc bắt nguồn

từ tầng lớp bị trị, những kẻ nô lệ, những kẻ lệ thuộc trong

mọi mức độ. Trong trường hợp trước, nếu tầng lớp cai trị là

chủ thể xác lập khái niệm “tốt”, thì chính những trạng thái

tâm hồn vừa cao quý vừa kiêu hănh được cảm nhận như là

những biểu hiện đặc biệt và có ý nghĩa xác định thứ bậc.

Con người cao quý xa lánh cái tinh thể mà ở đó tính cách đối

lập với những trạng thái tinh thần cao quý và kiêu hãnh bộc

]ộ ra: y khinh bỉ nó. Ta phải lưu ý ngay điều này: trong loại

luân lý đầu tiên, cặp đối lập “tốt” và “xấu” mang ý nghĩa

tương tự với “cao quý” và “đáng khinh bỉ” - cặp đối lập

“thiện” và “ác” có nguồn gốc khác. BỊ khinh bỉ là những kẻ

hèn yếu, sợ sệt, nhỏ nhen, những kẻ chỉ nghĩ đến những lợi

ích hẹp hòi; tương tự như thê là những kẻ đa nghi với cái

nhìn thiếu tự do, những kẻ cúi mình, những con chó trong

loài người chịu thân phận bị ngược đãi, những kẻ nịnh hót

van xin cầu cạnh, đặc biệt là những kẻ dôi trá - niềm tin căn

bản của xã hội tầng lớp quí tộc, ấy là quần chúng bình dân

có bản tính dối trá. “Chúng ta là những con người chân thật”

- những kẻ quí tộc trong xã hội Hy lạp cổ đại tự xứng như

thế. Rõ ràng, ồ đâu cũng vậy, sự khu biệt giá trị về phương

điện luân lý trước hết được đặt ra cho bản thân con người và

chỉ con người, nhiên hậu, nó được áp đặt lên hành vi: đó là

lý do tại sao những nhà nghiên cứu lịch sử luân lý đã phạm

một sai lầm nghiêm trọng khi họ khởi đì bằng một thắc mắc

254

đại loại như “tại sao một hành động nhân ái được biểu

dương?”. Loại người cao quý tự cảm thấy mình có đủ tư

cách xác lập giá trị, họ không cần sự chuẩn hứa của kẻ khác,

họ phán một lời “điều chi gây nguy hại đối với tôi thì tự nó

là điều nguy hiểm”, họ tự biết chính họ là những kẻ trao vinh

dự cho mọi sự, họ sáng tạo giá trị. Tất cả những gì họ nhận

thấy nơi bần thán, họ đều tôn vinh: luân lý như thế là khuynh

hướng tự vinh danh. Trên biểu diện, đó là cảm nhận về một

sự sung mãn, về một nguồn sinh lực sắp tuôn trào, đó là

niềm hoan lạc trong sự căng phồng cao độ, đó là ý thức về

sự phong nhiêu giàu có, muôn cho đi và dâng hiến. Con

người cao quý cũng giúp đỡ những kẻ bất hạnh, nhưng

không phải, hoặc gần như không phải, vì lòng trắc ẩn, mà

đúng hơn là vì một sự bức bách nào đó mà tinh lực sung

mãn tạo ra. Con người cao quý kính trọng kẻ mạnh mẽ trong

bản thân họ, cũng như kính trọng kẻ nào có sức mạnh thống

trị chính bản thân, kẻ biết nói và im lặng, kẻ thi hành sự

khắc nghiệt và cứng rắn đối với bản thân với một niềm khoái

lạc. “Wotan đặt vào lồng ngực ta một trái tim cứng rắn”, một

câu trong một truyền thuyết cổ đại vùng Scandinavia: nó

khỏi lên một cách thơ mộng và thích đáng từ tâm hồn của

một Viking kiêu hãnh. Loại người như thế thậm chí còn kiêu

hãnh vì đã không sinh ra trên cõi đời này để đón nhận lòng

xót thương lân mẫn: vì vậy vị anh hùng trong truyền thuyết

đã tiếp thêm một lời cảnh báo: “kẻ nào lúc trẻ mà còn chưa

có một trái tim mạnh mẽ, hắn sẽ chảng bao giờ có được một

trái tim mạnh mẽ”. Những con người cao quý và can đảm

nào nghĩ như vậy, sẽ cách biệt tuyệt mù với thứ luân lý kia,

thứ luân lý nhìn thấy dấu hiệu của đạo đức trong tấm lòng

trắc ẩn hoặc trong những nghĩa cử tốt đẹp đối với tha nhân

hoặc trong thái độ désintéressementa);

255

(1) Sđd (trang 191).

niềm tin vào bản thân, sự kiêu hãnh, bản tính thù địch và thái

độ mỉa mai đối với cái gọi là “vô kỉ” cũng quy thuộc về loại

luân lý cao quý một cách xác quyết như những thái độ khinh

bĩ và thận trọng trước sự dồng cảm và “trái tim ấm áp” vậy. -

Kẻ mạnh là kẻ biết kính trọng, đó là nghệ thuật của hắn,

vương quôc sáng tạo của hắn. Niềm kính trọng sâu xa đốì

với tuổi tác và nguồn gốc xuât thân - toàn bộ sự công chính

lập cước trên niềm kính trọng kép này niềm tin và niềm thiên

ái đôi với tiền nhân và những kẻ đi về trong tương lai, là

những gì tiêu biểu trong luân lý của những kẻ mạnh mẽ; trái

lại, khi mà những con người của “ý niệm hiện đại” đặt niềm

tin gần như một cách bản nàng vào sự “tiến bộ” và “tương

lai”, và lòng kính trọng của họ dối với tuổi tác mất dần đi, thì

đồng thời nguồn gốc bỉ lậu của “ý niệm” này dã bộc lộ ra

trọn vẹn. Song, luân lý của đảng cấp thống trị tỏ ra tuyệt đối

xa lạ và phản cảm đối với thị hiếu ngày nay trong tính cách

khắc nghiệt của thông tắc nền tảng của nóf ấy là người ta chỉ

có nghĩa vụ đối với những kẻ đồng đẳng; ấy là người ta có

thể tùy nghi hoặc “theo mệnh lệnh của con tim” trong môi

tương giao đối đãi với những tầng lớp thấp kém hơn hoặc

đối với mọi kẻ xa lạ, và trong mọi trường hợp bao giờ cũng

“bên kia thiện ác”: lòng trắc ẩn và những tình cảm tương tự

đều qui thuộc về đây. Khả năng và nghĩa vụ đối với món nợ

ân nghĩa lâu dài và môi thù truyền kiếp - cả hai điều này chỉ

diễn ra giữa những kẻ đồng đẳng - sự tinh vi trong hành

động báo thù, ý nghĩa tinh tế trong khái niệm bằng hữu, một

sự thiết yếu nào dó đòi hỏi phải có kẻ thù (như rãnh tháo

nước khai thông những trạng thái tình câm ganh tị, hiếu

chiến, hưng phấn — căn bản là để có thể trở thành bạn tốt):

tất cả những điều này là dấu hiệu của luân lý cao quý, và

256

luân lý cao quý này, như đã giải thích, không phải là luân lý

của “ý niệm hiện đại”, và vì thế mà ngày nay khó có thể cảm

nhận được, cũng như khó có thể khai quật nó lén và phơi bày

nó ra. Đối với trường hợp sau, luân lý nô lệ, sự vụ lại khác.

Nếu những kẻ bị bức hiếp, bị đàn áp, những kẻ chịu đau khổ,

những kẻ mất tự do hoặc chính trạng thái bất định và mỏi

mệt của những kẻ này đặt ra luân lý: thì đâu là điểm chung

trong phán đoán giá trị có tính cách luân lý của những kẻ đó?

Có thể sẽ xuất hiện một thái độ hoài nghi yếm thế đôi với

toàn bộ hiện trạng của con người, có thể là một thái độ kết án

con người cùng với hiện trạng của nó. Trong ánh mắt nhìn

của một kẻ nô ỉệ sẽ không có môi thiện cảm dành cho phẩm

hạnh của kẻ mạnh. Hắn mang lòng hoài nghi và ngờ vực,

hắn ngờ vực một cách tinh vi đối với tất cả những gì “tốt

đẹp” được tôn vinh nơi kẻ kia, hán muôn tin rằng hạnh phúc

của kẻ kia không phải là chân hạnh phúc. Trái lại, những

phẩm chất nào giúp làm vơi di cái gánh nặng nhân sinh cho

những kẻ đau khổ sẽ được lôi ra và gột rửa trong ánh sáng: ở

đây xuất hiện lòng trắc ẩn, những bàn tay tương trợ từ ái, con

tim nồng ấm, lòng nhẫn nại, sự cần mẫn, tính cách nhu hòa,

thân ái, tất cả những điều như thế được tôn vinh, bởi lẽ, ồ

đầy chúng là những phẩm chất có lợi nhất và gần như là

phương tiện duy nhất để nhẫn thọ áp lực của cuộc nhân sinh.

Luân lý nô lệ về bản chất là luân lý ích dụng. Đây là trung

tâm phát nguyên của cặp đối lập “thiện” và “ác” trứ danh kia

- nơi cái ác, người ta cảm nhận một thứ quyền ỉ ực nào đó và

môi nguy hiểm của nó, một sự khủng khiếp, tinh vi và cứng

rắn nào đó khiến cho lòng khinh bỉ không thể khởi lên. Dưđi

nhân quan của luân lý nô lệ, kẻ “ác” vì vậy gieo rắc niềm sợ

hãi; nhìn từ góc độ luân lý chủ nhân ông, chính kẻ “thiện”

257

gày ra và muốn gây ra sự sợ hãi, trong khi người “xấu” bị

xem là đáng khinh bỉ. Sự đối lập này đạt đến đĩnh điểm khi

mà bấy giờ, với hậu quả của luân lý nô lệ, sau cùng lòng

khinh thị vương lên tấm thân của kẻ “thiện” của luân lý này

như một màng lụa mỏng - nó có thể nhẹ nhàng và đầy thiện

ý vì trong đường lối suy tư nô lệ, kẻ thiện trong mọi trường

hợp phải là những con người không nguy hiểm: hắn tốt bụng,

dễ lừa dôi, có thể có chút gì đó trì độn, một bonhommea\ Bất

cứ ở đâu mà luân lý nô lệ chiếm ưu thế, thì ở đó ngôn ngữ có

khuynh hướng đẩy những ngôn từ như “tốt” và “trì độn”

xích lại gần nhau hơn. - Một sự phán biệt căn bản sau cùng:

sự đòi hỏi quyền tự do, bản năng mưu cầu hạnh phúc và sự

tinh vi trong cảm giác tự do, qui thuộc một cách tất yếu về

luân lý nô lệ và luân lý học nô lệ, cũng như nghệ thuật và

lòng nhiệt thành trong thái độ kính trọng, trong sự hiến dâng,

là một biểu hiện thường thấy của đường lối phán đoán giá trị

và tư duy quí tộc vậy. - Từ đó, không cần phải nói thêm cũng

có thể hiểu tại sao tình yêu, như là một cảm xúc đam mê -

đặc sản của người Âu châu chúng ta

- tuyệt đối phải có một nguồn gốc cao quí: như ta đă biết, sự

sáng tạo â'y qui thuộc về những thi nhân-hiệp sĩ xứ

Provence, những con người của ugai saber’'12' hùng tráng và

đầy sáng tạo mà Âu châu đã chịu ơn quá nhiều, gần như trọn

vẹn linh hồn và thể phách của nó.

261

Một trong những điều mà con người cao quý có lẽ khó

lĩnh hội nhất đó là sự phù phiếm: y bị cám dỗ phải chối bỏ

12 “Gai saber": “Khoa học hồn nhiên”

258

sự tồn tại của nó ở chính cái chỗ mà một loại người khác

nghĩ rằng đã bắt được nó trong hai tay. vấn đề đối với y, ấy

là phải biểu đạt những tinh thể đang tìm cách đánh thức một

dư luận tích cực về chúng, một điều mà bản thân những tinh

thể ấy không thể tự có được - và vì vậy không thể “tạo ra”

được - tuy nhiên, những tinh thể đó về sau lại tin vào chính

dư luận này. Đô'i với y, dường như có gì đó vừa quá thiếu cá

tính và thiếu tôn trọng đối với bản thân, vừa phi lý trí một

cách quái dị khi mà y muôn nắm bắt sự phù phiếm như một

điều lệ ngoại hơn và hoài nghi về nó trong hầu hết những

trường hợp mà người ta nói về nó. Chẳng hạn, y sẽ nói: “tôi

có thể sai lầm về giá trị của tôi, tuy nhiên, tôi vẫn muốn cái

giá trị mà tôi đã xác lập ấy phải được kẻ khác thừa nhận -

thế nhưng đó không phải là sự phù phiếm (mà là một sự kiêu

căng hoặc thường được gọi là sự “khiêm tốn” hay “thật

thà”). Hoặc cũng có thể nói như thê này: “vì nhiều lý do, tôi

có thể hài lòng với ý kiến tích cực của tha nhân, có lẽ bởi vì

tôi tôn trọng và yêu quý họ và chia sẻ mọi niềm vui của họ,

cũng có lẽ vì ý kiến tích cực của họ có ý nghĩa tán thành và

tăng thêm lòng tin của tôi đôi với dư luận tích cực về cá

nhân tôi, có lẽ vì dư luận được đưa ra, dẫu tôi không đồng

tình, nhưng có ỉợi cho tôi hoặc hứa hẹn một ích lợi nào đó -

thế nhưng, tất cả những điều ấy chẳng phải là sự phù

phiếm.” Thông qua một sự cưỡng bách, tức là nhờ sự trợ

giúp của lịch sử, con người cao quý phải hiểu ra một điều

rằng, tự thuở xa xăm tuyệt mù, trong mọi tầng lớp chịu lệ

thuộc về mặt nào đó, quần chúng bình dân chỉ là những gì

được cho là xứng đáng với họ - hoàn toàn không quen thuộc

với việc xác lập giá trị, họ không được đánh giá theo một

thang giá trị nào khác hơn là cái thang giá trị mà chủ nhân

259

của họ chọn cho {quyền năng đích thực của chủ nhản là

sáng tạo giá trị). Ta có thể hiểu sự kiện những con người

bình thường ngày nay thậm chí bao giờ cũng chỉ chờ đợi dư

luận về mình và rồi theo bản năng mà phục tòng dư luận ấy,

như là một hiện tượng trùng phục khổng lồ của bản tính

nguyên thủy: thế nhưng tuyệt đôi chẳng phải chỉ có những

dư luận “tích cực”, mà còn có những dư luận tiêu cực và

thiếu thỏa đáng nữa (chẳng hạn, ta thử nghĩ đến phần lớn

những lời tự kiểm và tự hạ thấp bản thân mà những người

đàn bà mộ dạo học được từ vị thần phụ chứng giám những

lời xưng tội của họ, và nói chung những gì mà những tín đồ

Cơ đốc mộ đạo học được từ Giáo hội của họ). Thực tế gìờ

đây, khi trật tự dân chủ trong mọi sự (và nguyên nhân của

nó, đó là sự pha trộn, giữa dòng máu chủ nhân ông và và

dòng máu nô lệ) dần dần xuất hiện, cái xung lực hiếm hoi và

cao nhã uyên nguyên thôi thúc người ta tự cung cấp cho bản

thân một giá trị nào đó và “nghĩ tốt” về bản thân, ngày càng

được khuyên khích và mở rộng: thế nhưng bao giờ cũng

vậy, nó đi theo một khuynh hướng đã thâm nhập lâu dài

hơn, phổ biến hơn, căn bản hơn, chông lại bản thân nó - và

trong hiện tượng “phù phiếm”, khuynh hướng lâu đời hơn

này lấn át khuynh hướng mới. Kẻ phù phiếm hài lòng đón

nhận mọi dư luận tích cực mà hắn được nghe (ở đây ta hoàn

toàn không đặt vấn đề lợi ích của dư luận, và cũng không

nói đến chuyện đúng sai), cũng vậy, hắn đau khổ trước

những dư luận tiêu cực: vì hắn chịu khuất phục trước cả hai

khuynh hướng ấy, cho nên hắn cảm thấy hắn bị khuất phục

trước chứng, sự vụ ấy là do cái bản năng chinh phục lâu đời

nhất kia đã khởi lên trong nó. - Đó là tên “nô lệ” trong huyết

quản của con người phù phiếm, là chút ranh mãnh của nô lệ

260

còn sót lại - và chẳng hạn như ngày nay, ta hãy nhìn xem, có

biết bao “nô lệ” còn sót lại trong con người đàn bà! nó tìm

cách lôi kéo dụ dẫn dư luận tích cực về phía nó, để rồi sau

đó, chính kẻ nô lệ khuất thân phủ phục trước dư luận này,

như thể nó đã không từng trước đó mời gọi dư luận đó đến

vậy. - Và tôi lập lại một bận nữa: tính cách phù phiếm chính

là hiện tượng cách đại di truyền.

262

Một giống loài nào đó xuất hiện, một loại nào đó trở nên

cứng cáp, mạnh mẽf thông qua cuộc đấu tranh lâu dài với

những điều kiện sống về cơ bản luôn luôn bất lợi. Mặt khác,

ta có thể biết được từ kinh nghiệm của những người chăn

nuôi rằng, những giống loài nào được nuôi dưỡng sung túc

và nói chung được quan tâm chãm sóc tót thì nhanh chóng

có khuynh hướng, trong một cách thái mạnh mẽ nhất, đa

dạng hóa về loại và sản sinh ra biết bao điều kỳ diệu và lạ

lùng (đồng thời cả những khuyết tật kỳ quái nữa). Bây giờ ta

hây thử xét một bận cái xã hội quí tộc, ví dụ như polis13 của

Hy lạp cổ đại hay thành Venice, một mô hình xã hội, dù vô

ý hay hữu ý, phục vụ cho mục đích nuôi dưỡng đào luyện:

trong môi trường này, con người tồn tại bên nhau và chỉ biết

cậy vào chính bản thân, họ muốn đưa nòi giống của mình

vượt lên, chủ yếu là vì họ buộc phải như thế, nếu không

muôn đi đến cái tai họa khủng khiếp là bị diệt vong. Môi

trường này thiếu những điều kiện tốt và sự sung túc, thiếu sự

bảo vệ, nói chung, thiếu những điều kiện thuận lợi cho sự

phát triển đa dạng. Giông loài cần phải tồn hoạt với tư cách

13 Polis: Thành phố {ở Hy lạp thời cổ đại).

261

là một giông loài, như một cái gì đó mà chính nhờ có sự

cứng rắn, sự đồng nhất, sự đơn giản trong hình thái của nó

mà nói chung nó có thể vượt lên và kéo dài sự tồn tại trong

cuộc đấu tranh trường kỳ chống lại những kẻ xung quanh

nó, hoặc với những kẻ bị áp bức nổi loạn hoặc đe dọa nổi

loạn. Vein kinh nghiệm phong phú nhất dạy cho nó biết

nhận ra những phẩm chất nào mà chính nhờ đó, mặc cho sự

quấy nhiễu của chư thần và con người, nó vẫn cứ tồn tại và

bao giờ cũng chiến thắng: những phẩm chất này nó gọi là

đức hạnh, và nó chỉ nuôi dưỡng những đức hạnh này. Nó

thực hiện điều này bằng sự cứng rắn, thật vậy, nó muốn sự

cứng rắn; mọi luân lý quí tộc không chấp nhận sự dung thứ

trong sự giáo dục trẻ con, trong sự dạy dỗ đàn bàf trong lễ

nghi cưới hỏi, trong môi quan hệ già trẻ, trong việc áp dụng

luật hình (chỉ áp dụng cho những kẻ hư hỏng) - chính thái độ

bất dung thứ này được họ kể như một trong những đức hạnh

và được bao hàm trong ý nghĩa “công chính”. Một loại

người có ít đặc điểm nhưng rặt những đặc điểm mạnh mẽ,

một loại người mạnh hơn, ngoan cường hơn, biết im lặng

một cách thông minh hơn, kín đáo và khép kín hơn (và vì

thế nó có những cảm xúc tinh tế nhất trước vẻ quyến rũ và

sắc thải của nhân quần xã hội) được xác lập bằng cách này

thông qua quá trình đổi thay tiếp nôi giữa các thế hệ; cuộc

tranh đấu trường kỳ với các điều kiện bao giờ cũng bất lợi,

như đã nói, là nguyên nhân khiến cho một chủng loại trở nên

bền vững và cứng rắn. Thế nhưng, sau cùng vào lúc nào đó,

một dịp may xuất hiện, tình trạng căng thẳng khổng lồ kia

dịu đi; có thể không còn kẻ thù trong số những kẻ láng giềng

quanh nó nữa, và phương tiện để sinh tồn, thậm chí để

hưởng những lạc thú của đời sông, xuất hiện muôn vẻ. Sợi

262

dây trói buộc và cưỡng bách của phép tắc cũ đứt tung: nó

không còn cảm thấy chính nó như là một cái gì tất yếu qui

định cuộc nhân sinh nữa. Nêu nó muôn tiếp tục tồn tại, thì

nó chỉ có thể tồn tại như một kiểu xa xỉ, một loại thị hiếu cổ

hóa. Một sự đa dạng hóa, dù là một sự dị hóa (thành chủng

loại cao viễn hơn, tinh tế hơn, hiếm hoi hơn) hay là một sự

thoái hóa, quái thai, đột nhiên xuất hiện trên vũ đài với tinh

lực sung bố và vẻ huy hoàng của nó. Cá tính mạo hiểm làm

cá nhân và xuất ly. Tại khúc quanh lịch sử này, ta chứng

kiến một sự khởi sinh và tăng trưởng nùng mật như cây cỏ

nguyên sơ, phong phú một cách diệu kỳ, kề cạnh nhau, và

thường đan kết rô'i rắm với nhau, một loại tiết nhịp nhiệt đới

địa khu trong cuộc cạnh tranh phát triển và một sự tiêu trầm

và tự diệt vong khổng lồ, do những khuynh hướng tư kỷ

chông đôi nhau tàn khốc, như muốn bùng nổ, chúng vật lộn

nhau giành chút “nắng trời”, không biết đến chừng hạn và sự

tiết chế, không biết tìm ra kế hòa giải nào từ thứ luân lý tồn

tại bấy nay. Luân lý này chính là tác nhân dồn nén sức mạnh

thành một khôi khổng lồ và đã kéo căng chiếc cung đến mức

khủng khiếp - và giờ đây, giờ đây nó đã “bị siêu quá”. Cuộc

diễn hóa đã đạt đến đỉnh điểm của hiểm tượng và sự kỳ dị,

khi mà một đời sống đồ sộ hơn, đa điện hơn, bao trùm hơn

đã siêu quá luân lý cũ. “Cá nhân” đứng đó trong một tư thế

đòi hỏi nó phải chế định luật tác riêng, phải thực hiện những

kỹ nàng cũng như phương kê riêng giúp nó tự bảo tồn, tự

nâng mình lên và tự giải phóng. Toàn nhiên là những lời

chất vấn để-làm-gì, bằng-cách-nào trong cách thái mới mẻ,

không còn công thức chung nữa, sự ngộ nhận và lòng khinh

bĩ hòa quyện gắn kết với nhau, sự đọa lạc, băng hoại và

những khát vọng cao nhất xoắn lấy nhau thật khủng khiếp,

263

thiên tài của chủng tộc ứa tràn từ mọi chiếc sừng căng

phồng những điều tốt đẹp và xấu xa, sự xuất hiện đồng thời

đầy thảm họa của mùa xuân và mùa thu, cả một suôi nguồn

thanh tân tẽ mê quyến rũ và nhiều mộng ảo, đặc thù của trận

trầm vong non trẻ còn chưa kiệt tận, còn chưa mỏi mệt rã

rời. Môi hiểm họa một lần nữa hiện diện, mẫu thân của cô

nàng luân lý, một mối hiểm họa khổng lồ, lần này chuyển

dịch sang cá nhân, sang những kẻ thân cận và bạn hữu, nó

chạy vào ngõ hẹp, nhập vào con cái, vào con tim, vào những

chốn riêng tư kỳ bí nhất của ước vọng và ý chí: bấy giờ các

ông triết gia luân lý, những kẻ xuất hiện vào thời điểm này,

sẽ rao giảng điều chi? Bọn họ, những kẻ có con mắt quan sát

sắc sảo và chọn cho mình những chỗ đứng riêng biệt này,

bọn họ phát hiện rằng, sự vụ rồi ra sẽ sớm đi đến kết cục,

rằng mọi thứ quanh họ đang tiêu vong và gây ra sự diệt

vong, rằng mọi thứ sẽ không thể đứng vững được cho đến

ngày kia, trừ một loại người, đó là những kẻ bình phàm vô

phương cứu chữa. Duy chỉ những kẻ bình phàm có cái viễn

tượng sinh sôi, nhân rộng - bọn họ ỉà con người của tương

lai, những kẻ sống sót duy nhất; “Hãy hành xử như họ! Hãy

sông tầm thường!”, đó là tiếng nói của thứ luân lý duy nhất

còn có ý nghĩa, còn tìm thây lỗ tai lắng nghe - thế nhưng

thật khó khăn biết bao khi phải rao giảng loại luân lý của

những kẻ phàm phu! - nó không khi nào chịu thừa nhận nó

là gì và nó mong mỏi điều chi! Nó phải nói đến phép tắc, tư

cách, nghĩa vụ và tình yêu dành cho kẻ thân cận — Nó sẽ

cảm thấy hết sức khổ sd khi phải che giấu sự mỉa mail.

Có một loại bản năng hướng đến đẳng cấp, và tự nó,

hơn tất cả, là dấu hiệu của một đẳng cấp cao viễn; có niềm

khát khao những sắc thái sai biệt của lòng tôn kính, nó bộc

lộ nguồn gốc xuất thân và tập quán cao quý. Sự tinh tế, đẹp

264

đẽ và cao quý của một tâm hồn bị đặt trước một cuộc thử

thách trong một tình thế hiểm nguy khi xuất hiện một điều gì

đó qui thuộc về tầng lớp thượng đẳng đi ngang qua trước nó,

nhưng vẫn còn chưa được cơn khiếp đảm của uy quyền bảo

hộ trước bàn tay vồ chụp và vụng về quấy rốì: một điều gì

đó bước đi theo một đường lối không có gì đặc biệt, hành

tung bí mật, dường như thăm dò, có lẽ cố tình che đậy, cải

trang, như một viên đá thử sông vậy. Kẻ nào làm nhiệm vụ

và công việc khảo sát một tâm hồn nào đó, sẽ vận dụng nghệ

thuật này trong nhiều hình thức để xác định giá trị tối hậu

của tâm hồn ấy cũng như cái đẳng cấp bẩm sinh bất di bất

dịch mà nó qui thuộc về: hắn sẽ thực hiện cuộc thử nghiệm

đối với tâm hồn ấy khởi đi từ cái bản năng hướng đến sự tôn

kính của nó. Difference engendre hainea>: sự đung thường

có trong một vài tính cách, bất ngờ trào vọt lên như nước

bẩn, khi một chiếc thánh bôi nào đó, một món đồ trân quý

nào đó, được mang ra trước mặt từ trong một chiếc hòm

khoá kín, hoặc một quyển sách nào đó mang dấu hiệu của

một sô' phận vĩ đại được bày ra; và mặt khác, có khi là một

vẻ mặt ngây dại, một sự ngập ngừng trong ánh mắt, hay một

sự bất động trong cử chĩ, nói lên rằng, tâm hồn kia đang cảm

nhận sự kề cận của một điều gì dó tối

(1) Différence engendre haine: Sự khác biệt làm nảy sinh

lòng ganh ghét.

khả kính. Lòng tôn kính mà người ta nói chung vẫn dành

cho Thánh Kinh cho đến tận ngày nay ở Âu châu có lẽ là

phần giáo dục và tinh hoa tuyệt vời nhất của phong tục tập

quán mà người Âu châu mác nợ Cơ đốc giáo: những cuốn




sách mang ý nghĩa thâm áo và tối hậu như vậy cần sự

chuyên chế của một uy quyền bảo hộ đến từ bên ngoài mới

có thể tồn tại suốt một quá trình hàng nghìn năm cần thiết

để người ta có thể tìm hiểu rốt ráo và giải mã được chúng.

Kết quả đạt được thật lớn lao khi sô' đông to lớn (gồm

những kẻ nông cạn và bụng yếu, đủ mọi thành phần) cuôi

cùng đã được giáo dục để cảm nhận một điều rằng, bọn họ

không được phép sờ chạm vào mọi thứ, và rằng có những

kinh nghiệm thiêng liêng mà khi đối diện trước chúng, bọn

họ phải tháo giầy và rụt bàn tay lấm lem lại - nó gần như là

nấc thang cao nhất hướng đến nhân tính. Trái lại, nơi những

kẻ được gọi là học thức, những kẻ tôn sùng “ý niệm hiện

dại”, có lẽ không điều gì khiến cho ta kinh tởm hơn là, họ

không biết đến sự xấu hổ, ấy là vẻ lơ láo trơ trẽn trong ánh

mắt và bàn tay khi họ sờ mó, liếm láp mọi thứ; và có thể nói

rằng, ngày nay ta nhận thấy tính cách cao quý trong thị hiếu

và sự tinh tế trong tình cảm kính trọng, trong ý nghĩa tương

đổi, hiện diện ngày càng nhiều hơn ở những dân tộc thấp

kém, nói cách khác, ở những tầng lớp nông dân, so với một

nữa thế giới tinh thần có thói quên đọc báo được gọi là học

thức kia.

264

Ta không thể xóa đi khỏi tâm hồn của một con người những

điều mà cha ông họ đã gây dựng với tấm lòng yêu

thương thiết tha nhất và bền bĩ nhất: cho dẫu cha ông họ là

những con người cần mẫn dè xẻn và chẳng rời được cái bàn

viết và chiếc hòm tiền, mộc mạc và dung thường trong ước

vọng, và môc mạc cả trong đức hạnh; hoặc dẫu cho họ là

266

những con người quen với cuộc sống sớm hôm chỉ biết sai

khiến kẻ khác, đắm chìm trong những thú vui, và bên cạnh

đó thậm chí còn đắm chìm hơn nữa với nghĩa vụ và trách

nhiệm; hoặc dẫu cho cuối cùng một ngày nào đó họ hy sinh

những đặc quyền cũ về dòng dõi và tài sản để mà sông trọn

vẹn cho... niềm tin, cho... “Thượng đế” của họ, như những

con người khắc khe và nhạy cảm vẫn thường đỏ mặt trước

mọi sự trung gian. Không thể nào trong thân xác của một

con người nào đó không có những phẩm chất và những niềm

thiên ái được truyền thừa từ cha mẹ, tổ tiên, dẫu bề ngoài có

nói điều ngược lại. Đây là vấn đề chủng tộc. Nếu như chúng

ta biết chút gì đó về cha mẹ, thì chúng ta được phép kết luận

một điều gì đó về đứa con: một khuynh hướng thiếu tiết chế

đáng ghét nào đó, một sự ngấm ngầm đố kỵ nào đó, một sự

tự thị vụng về - bao giờ cũng vậy, ba điều vừa kể tạo nên

hạng quần chúng bình dân đích thực, ba dặc điểm đó phải di

truyền sang đứa con cũng chắc chắn như dòng máu đọa lạc

vậy; và với sự giúp đỡ của giáo dục, người ta cũng chỉ đạt

được đến cái chỗ dôi gạt kẻ khác về những đặc điểm di

truyền đó mà thôi. - Và sự nghiệp giáo dục ngày nay còn

muốn gì hơn thế! Trong thời đại có tính quần chúng cao của

chúng ta, tôi muôn nói có tính phàm phuf “giáo dục” và “đào

tạo” về bản chất phải là một loại nghệ thuật lừa dôi - lừa dối

để sao cho không còn nhận ra trong nguồn gôc cái dấu vết

tiện dân được thừa tự trong tâm hồn và thể xác. Nhà giáo

dục, kẻ mà ngày nay, trên tất cả, thuyết giảng về chân thực

tính và luôn miệng kêu gào bọn học trò của hắn: “Hãy chân

thật! Hãy tự nhiên! Hãy là chính mình!” — thậm chí một

con lừa đức hạnh và thành thực như thếT sau một thời gian,

có lẽ cũng học được cách chụp lấy cái furcam kia của

267

Horace, để mà naturam expelỉerem: và kết quả như thế nào?

“phàm phu” usque recurret(3K

265

Để không gây bất mãn cho những lỗ tai vô tội, tôi xin

nói như thế này: khuynh hướng vị k! quì thuộc về tinh thể

của tâm hồn cao quý, tôi muôn nói đến cái niềm tin không hề

lay chuyển rằng, cái tinh thể như trong thể thái “chúng ta

đang tồn hoạt”, là đối tượng mà mọi tinh thể tự nhiên khác

phải qui phục và hy sinh cho nó. Tâm hồn cao quý đón nhận

sự việc này không một chút thắc mắc, và nó cũng không cảm

thấy một sự khó khăn, miễn cưỡng hay một sự võ đoán nào

trong đó, đúng hơn, nó xem như là điều gì đó lập tồn trên

một luật tắc uyên nguyên chi phối mọi sự: nếu như nó muốn

tìm một cái tên cho điều đó, nó sẽ nói rằng: “dó chính là sự

công chính”. Trong những tình huống mà ban đầu khiến nó

dè dặt, nó thừa nhận rằng có những tâm hồn khác mang đặc

quyền như nó; ngay khi nó đã giải quyết vấn đề đẳng cấp, nó

di chuyển giữa những đối tượng đồng đẳng và có cùng đặc

quyền này trong niềm ngượng ngùng và kính trọng dịu đàng

với cùng một cảm giác an

(1) Furca: Cây nạng gảy rơm

(2) Naturam expellere: Xua đuổi, tống khứ thiên nhiên đi

(3) Usque recurret: Hồi qui vĩnh cữu toàn mà nó có được

trong mốì tương giao với chính nó — thuận theo một cơ chê

vốn có của trời cao mà mọi tinh tú đều hiểu. Tinh tế và biết

cách tự chế ước trong giao thiệp với những đối tượng đồng

đẳng, đây là một khía cạnh nữa trong tính cách vị kỉ của nó -

268

mọi vì tinh tú là một cá thể vị kỉ như vậy: nó kính trọng

chính nó trong những đôi tượng kia và trong những quyền

hạn mà nó trao cho chúng. Nó không hồ nghi về sự vụ rằng,

sự trao đổi danh dự và quyền hạn như là tinh thể của mọi

giao thiệp, cũng qui thuộc về một trạng thái thuận lẽ tự nhiên

của vạn vật. Khi cho cũng như khi nhận, tâm hồn cao quý

làm điều này xuất phát từ bản năng báo thù đầy đam mê và

nhạy cảm nằm nơi căn để của nó. Khái niệm “lòng từ” chẳng

có hương vị và ý nghĩa gì trong những trường hợp inter

paresaì; có thể có một cách thái trác việt nào đó trong việc

đón nhận tăng vật từ trời cao hạ tứ và uống cạn chúng như

những giọt cam ]ộ: thế nhưng, tâm hồn cao quý không khéo

léo lắm trong nghệ thuật và cử chỉ này. Ớ đây, lòng vị kỉ đã

ngăn trở nó: nói chung, nó không thích “ngước lên” - mà

hoặc là nhìn về phía trước, ngang với nó và thật chậm rãi,

hoặc nhìn xuống

- nó biết nó đang ở đỉnh cao.

266

“Ta chỉ có thể thực sự đánh giá cao kẻ nào không tìm

kiếm chính bản thân hắn”. Goethe viết cho Rat Schlosser

như vậy.

(1) Inter pares: Giữa những kẻ dồng đẳng

Người Trung hoa có một câu mà các bà mẹ vẫn thường

dạy con: siao-sin “Hãy khiến trái tim của con nhỏ bél”. Đây

đích thực là khuynh hướng căn bản của các nền văn minh

muộn mằn: tôi sẽ không ngạc nhiên nếu người Hy lạp cổ đại

cũng sẽ nhận ra ngay cái khuynh hướng tự làm nhỏ bé bản

thân của người Âu châu chúng ta ngày nay - chỉ thê thôi,

269

chúng ta cũng đã “trái ngược với thị hiếu” của họ rồi.

268

Nói cho cùng, như thế nào là bình phàm? Lời nói là biểu

hiện âm thanh của khái niệm; thế nhưng khái niệm lại ít

nhiều là biểu hiện hình ảnh xác định của những cảm giác

thường xuyên tái hiện và xuất hiện cùng lúc, của những

nhóm cảm giác. Để hiểu nhau, dùng cùng một lời nói thôi

vẫn chưa đủ; người ta phải sử dụng cùng một lời nói để biểu

đạt cùng một loại kinh nghiệm nội mật, cuối cùng người ta

cần phải có những trải nghiệm cộng thông. Bởi vậy, những

người của cùng một dân tộc dễ dàng hiểu nhau hơn so với

những con người thuộc các dân tộc khác nhau, thậm chí khi

họ sử dụng cùng một ngôn ngữ; hoặc nói đúng hơn là như

thế này: khi người ta chung sông với nhau lâu dài trong

những điều kiện giống nhau (khí hậu, thổ nhưỡng, hiểm họa,

nhu cầu, công việc), thì từ đó sẽ xuất hiện một cái gì đó

“hiểu được chính nó”, gọi là dân tộc vậy. Trong mọi tâm

hồn, một sô" kinh nghiệm thường xuyên tái hiện chiếm ưu

thê so với những kinh nghiệm ít xuất hiện hơn: người ta hiểu

nhau dựa trên những kinh nghiệm thường xuyên đó, và càng

lúc càng hiểu nhau nhanh hơn - lịch sử ngữ ngôn là lịch sử

của tiến trình qui giản; hiểu nhau nhanh chóng hơn khiến

người ta ràng buộc với nhau và gắn bó với nhau hơn. Tính

cách hiểm họa càng lớn thì nhu cầu có những tiếng nói

chung thật nhanh chóng và dễ dàng về những gì quan yếu

càng trở nên cấp thiết hơn; không ngộ nhận nhau trong hoàn

cảnh nguy hiểm, ấy là điều tuyệt đối cần thiết trong sự giao

thiệp giữa con người với nhau. Người ta vẫn thực hiện

270

những thử nghiệm như thế trong các mổì quan hệ tình cảm,

bạn bè: những mối quan hệ thuộc loại này sẽ không thể kéo

dài khi người ta phát hiện ra rằng, với cùng một lời nói,

người này cảm nhận, suy nghĩ, hiểu, ước muốn, sợ hãi khác

với người kia (nỗi sợ hãi ám ảnh trước sự “ngộ nhận vĩnh

cửu”: đó chính là cái thiên tài từ bi thường xuyên kềm giữ

những kẻ khác giới không cho vồ vập vội vàng lao vào cái

quan hệ gần gũi mà tai mắt và con tim thôi thúc - và nó

chẳng phải là cái “thiên tài của giống loài” nào đó của

Schopenhauer!). Những nhóm cảm giác nào bên trong tâm

hồn thức tĩnh, lên tiếng, ra mệnh lệnh nhanh nhất, đó là điều

quyết định toàn bộ hệ thống trật tự giá trị của chúng, và sau

cùng cũng qui định luôn những gì gọi là tốt đẹp trên bảng

giá trị của chúng. Quan điểm giá trị của một người hé lộ cho

chúng ta thấy một điều gì đó về kiến trúc của tâm hồn hắn,

và tâm hồn ấy tìm thấy những điều kiện qui định đời sống

cũng như nhu cầu thiết yếu của nó ở đâu. Nếu như nhu cầu

bao giờ cũng mang lại gần nhau những con người có thể cho

thấy những đấu hiệu giống nhau, những nhu cầu giông nhau,

những kinh nghiệm giông nhau, thi khả năng thông tin dễ

dàng về những nhu cầu cấp thiết, nói một cách rốt ráo tức là

kinh nghiệm về những sự kiện bình thường và cộng thông,

phải có thế lực mạnh mẽ nhất trong tất cả các thế lực uy bức

con người cho đến nay. Những con người giống nhau hom,

quen thuộc hơn, đã, đang và bao gid cũng sẽ chiếm ưu thế,

những kẻ ưu tú hơn, tinh tế hơn, hiếm hoi hơn, khó hiểu hơn,

đom giản phải chịu sự cô độc, và trong sự cô lập đó, số phận

của họ gắn liền với may rủi và ít khi có cơ hội phát triển. Ta

cần phải hiệu triệu một sức mạnh đối kháng khổng lồ mới có

thể vượt bàng qua cái progressus in similea) có tính chất tự

271

nhiên, hết sức tự nhiên này, cái tiến trình biên con người

thành tương tự, quen thuộc, dung thường, có tính cách bầy

dàn - thành những kẻ bình phàmĩ

269

Chừng nào mà một tâm lý gia - một tâm lý gia, một kẻ giải

minh tâm hồn bẩm sinh và không có chọn lựa nào khác

- càng quay trõ lại với những trường hợp lệ ngoại và những

con người ]ệ ngoại, thì nguy cơ y bị ngạt thở trong nỗi niềm

trắc ẩn càng lớn bấy nhiêu: y cần phải rắn rỏi và lạc quan

hơn bất cứ ai. Sự băng hoại và đọa lạc của con người cao

quý, của những tâm hồn mang thể thái lạ lùng, là vấn đề có

tính cách qui luật: thật khủng khiếp khi chứng kiến qui luật

ấy bao giờ cũng hiển hiện trước mắt ta. Nỗi khổ muôn chiều

mà kẻ tâm lý gia phải gánh chịu, kẻ đã phát hiện ra cuộc

trầm vong này, kẻ đã một lần phát hiện ra và rồi hầu như mãi

mãi sẽ phát hiện trở lại trong suốt lịch sử toàn thể “tính cách

vô vọng” này bên trong con người cao viễn, toàn thể cái đĩều

vĩnh viễn “quá muộn mằn!” này trong mọi ý nghĩa - nỗi

thống khổ ấy có thể một ngày nào đó sẽ trở

(1) Progressus in simile: Tiến trình đi đến sự đồng nhất

thành nguyên nhân khiến y quay nhìn trở lại sô' phận mình

cùng với niềm cay đắng và toan tự hủy hoại bản thân - khiến

y đi về với cuộc “trầm vong”. Ta có thể nhận ra hầu như nơi

mọi tâm lý gia một thiên hướng và khát vọng mang nhiều

ngụ ý, đó là thiên hướng và ước muôn giao thiệp với những

con người an ổn bình nhật: điều này ngụ ý rằng, y luôn luôn

cần một phương cách chữa trị, y cần một sự trốn chạy và

272

lãng quên, thoát khỏi những gì mà nhãn quan tinh tường và

sự sắc bén của y, những gì mà “nghề nghiệp” của y, đã đặt

vào tâm thức. Nỗi sợ hãi khi đôi diện trước ký ức là điều

riêng biệt đặc thù ở y. Trước nhận xét của người khác, y dễ

dàng thu rút lại trong sự lặng thinh: y lắng nghe với vẻ mặt

bất động về những gì được kính trọng, được ngưỡng mộ,

được yêu thươngf được thánh hóa, và cũng là những gì mà y

đã nhìn thấy — hoặc y chôn giấu cõi câm lặng của y khi bày

tỏ sự tán thành trước những nhận xét hời hợt nào đó. Có lẽ

tình cảnh phi lý của y đã đạt đến mức độ kinh hoàng khi mà

đôi với những điều mà ở đó y đã học được một niềm trắc ẩn

vĩ đại bên cạnh một thái độ khinh bỉ ngất trời, thì đám đông,

những kẻ học thức, những kẻ ảo vọng nhiệt thành, lại học

được một niềm kính trọng khổng lồ - sự kính trọng đôi với

những “con người vĩ đại”, những con thú thần kỳ, vì những

kẻ này mà người ta chúc phúc, kính trọng quê hương, mặt

đất, những giá trị tốt đẹp của nhân loại và chính bản thân,

những kẻ ấy là thần tượng mà người ta hướng bọn thiếu niên

đến và dạy dỗ chúng noi theo... Và ai biết được cho đến nay

trong tất cả các trường hợp quan trọng, phải chăng một điều

tương tự đã không xảy ra: đó là đám đông thờ phượng một

vị Thượng đế - và “Thượng đế” chỉ là một con vật hiến tế tội

nghiệp! Thành quả bao giờ cũng là một kẻ nói dôi vĩ đại - và

chính “công trình sáng tạo” là thành quả; một chính khách

lớn, một kẻ chinh phục, kẻ khám phá, được ngụy trang dưới

lớp vỏ sáng tạo của hắn đến mức ta không còn nhận ra diện

mạo của hắn được nữa; “công trình sáng tạo” của nghệ sĩ,

của triết gia, chỉ phát lộ kẻ nào đã sáng tạo và phải sáng tạo

ra nó; những “con người vĩ đại”, như vẫn được người ta kính

trọng, là những vần thơ tồi thấp thoáng phía sau; trong thế

giới của những giá trị lịch sử, sự hư ngụy làm chúa tể.

273

Những thi sĩ lớn chẳng hạn, những người như Byron,

Musset, Poe, Leopardi, Kleist, Gogol (tôi không dám nêu

những tên tuổi lớn hơn, mặc dù có nghĩ đến), - như họ giờ

đây rồi ra một lần như thế, mà có lẽ phải thế: những con

người của sát na mộng tưởng, nhiệt tình và nhiều dục vọng,

tâm hồn như trẻ thơ, nhẹ dạ và bất ngờ trong thất vọng lẫn

tin yêu; với một tâm hồn òm giữ vết rạn nứt nào đó thường

phải được giấu kín; thường báo thù cho vết nhơ lòng bằng

phát minh sáng tạo; thường vỗ cánh bay tìm quên lãng trước

mọi ký ức quá ư mật thiết; thường lạc lôi trong bùn nhơ và

toan đem lòng yêu thương nước đọng, cho đến khi biến

thành một thứ ma trơi lắt lay nơi đầm trạch mà vờ vĩnh tự

cho mình tựa ánh tinh quang - thế là quần chúng gọi họ bằng

danh xưng duy tâm luận giả thường đấu tranh với kinh tdm

lâu dài, với nỗi ám ảnh của bóng ma vô tín, cái bóng ma

khiến lạnh toát và cưỡng bức bọn họ khát vọng Gloriaa) và

nuốt trọn cái “đức tin tự đủ đầy” chìa ra từ đôi tay của

những kẻ say sưa xu nịnh - những kẻ nghệ sĩ vĩ đại này và

nói chung những con người cao viễn quả thật là một môi

khổ tâm cho những ai từng một lần nhìn ra con người họ! Rõ

ràng, bọn

(1) Gloria-. Sự vinh quang họ đã cảm nhận được chính từ

những người đàn bà - vốn là những kẻ thông linh trong cõi

khổ đau và tiếc thay luôn thèm khát làm chuyện vượt xa sức

lực của chính họ là dang tay tiếp trợ và cứu vớt - những đợt

phún xuất của một niềm trắc ẩn mênh mông và tuyệt đối

thiết tha phụng hiến mà đám đông, nhất là đám đông đang

bày tỏ lòng kính trọng, không hiểu nổi và vun đắp vào đó

bao nhiêu ý nghĩa ly kỳ tự mãn. Lòng trắc ẩn này thường

xuyên tự lừa dối bản thân về sức mạnh của nó; đàn bà muôn

tin rằng tình yêu có thể làm được tất cả - đó là đức tin đích

thực của họ. Thế nhưng, kẻ thấu hiểu được con tim sẽ nhìn

274

thấy ngay cả tình yêu cao cả và thâm sâu nhất cũng tỏ ra

nghèo nàn, ngu ngôc, vô vọng, tự phụ, nhầm lẫn, thường phá

hoại hơn là cứu giúp! - có thể đằng sau những gia thoại và

những điều thêu dệt về cuộc đời của Giê-su ẩn giấu một

trong những trường hợp tuẫn đạo đau đớn nhất của ý thức về

tỉnh yêu: sự tuẫn đạo của một trái tim trong sáng nhất và

nhiều khát vọng nhất, một trái tim không hề cảm thấy đủ đầy

thỏa mãn với tình yêu của con người, đòi hỏi tình yêu, đòi

hỏi được yêu và không gì khác hơn, bằng sự cứng rắn, bằng

nô nức cuồng dại, băng những bùng nổ khủng khiếp trước

những kẻ từ chối một tình yêu đối với ngài; lịch sử về một

con người không được được thỏa mãn và không bao giờ cảm

thấy thỏa mãn trong tình yêu, và con người ấy đã sáng tạo ra

địa ngục để ném vào đó những kẻ nào không chịu yêu ngài -

và sau cùng, khi ý thức được tình yêu của con người, ngài

phải sáng tạo ra một vị Thượng đế, một tình yêu trọn vẹn,

biết yêu thương trọn vẹn - vị Thượng đế ấy thương xót trước

tình yêu của con người, bởi lẽ họ quá khổ sở, quá ngây thơ!

Kẻ nào cảm nhận như thế, ý thức như thế về tình yêu, kẻ

ấy... tìm đến cái chết. - Thế nhưng, cớ sao cứ mãi bận tâm về

những sự vụ đau lòng như vậy? Nếu như ta không nhất thiết

phải thế?

270

Niềm kiêu hãnh và khinh bĩ của tinh thần nơi mọi kẻ đã

trải nghiệm tận cùng khổ đau - mức độ khổ đau có thể chịu

đựng được hầu như qui định đẳng cấp của con người niềm

xác tín lạnh lùng ngập tràn và thắm đẫm thể phách hắn, tin

rằng thông qua khổ đau của bản thân, hắn có thể hiểu nhiều

điều hơn mọi kẻ sáng suốt và thông thái nhất, rằng hắn quen

thuộc với nhiều thế giới khủng khiếp xa xăm và một lần nữa

bắt gặp trở lại “quê nhà”, những kinh nghiệm mà “các người

không hề bỉếtỉ”... Niềm kiêu hănh câm lặng của tinh thần nơi

kẻ trải nghiệm khổ đau, niềm tự hào của một kẻ được lựa

chọn của tri thức, niềm tự hào của một “truyền nhân”, của

275

một kẻ phải chịu hy sinh gần như trọn vẹn, niềm kiêu hãnh

ấy cảm nhận sự cần thiết phải sử dụng mọi hình thức ngụy

trang để bảo vệ nó trước sự sờ mó đụng chạm của những bàn

tay chia sẻ sỗ sàng và nói chung trước tất cả những gì không

sánh được với hắn trong những trải nghiệm đớn đau. Sự đau

khổ tận cùng khiên con người cao quý; nó là dấu hiệu khu

biệt; một trong những hình thức ngụy trang tinh vi nhất là

chủ nghĩa khoái lạc và một tính cách can đảm nào đó xuất

hiện về sau xem nhẹ khổ đau và chống lại những gì là u sầu,

trầm trọng. Có “những con người vui vẻ lạc quan” sông theo

tinh thần lạc quan, bởi lẽ nhờ đó mà họ bị ngộ nhận - họ

muốn mọi người ngộ nhận về họ. Có “những con người khoa

học” sông theo tinh thần khoa học, bởi chính điều này tạo

cho họ cái vẻ lạc quan hơn, và bởi vì tinh thần khoa học cho

phép kết

276

luận rằng con người nông cạn - họ muốn dẫn dắt đến

một kết luận giả dối. Có những tinh thần tự do trơ trẽn muốn

che giấu và phủ nhận một sự thật rằng họ là những trái tim

đổ vỡ, vô vọng và kiêu căng (thái độ hoài nghi của Hamlet -

trường hợp Galiani); và đôi khi, chính sự cuồng si ngu dại là

chiếc mặt nạ che đậy cái trí tuệ xác quyết lạc loài. - Từ đó

thấy rằng, biết bày tỏ lòng kính trọng “trước chiếc mặt nạ”

và không áp dụng tâm lý học cũng như sự hiếu kỳ vào những

chỗ sai lầm hời hợt, là biểu hiện của một nhân tính già dặn

tinh vi.

271

Điểm khu biệt sâu sắc nhất giữa hai con người với nhau

chính là sự khác biệt trong cảm nhận về sự thuần khiết cũng

như mức độ thuần khiết. Lòng chân thành dành cho nhau và

những lợi ích mang lại cho đôi bên, những thiện chí dành

cho nhau, tất cả những điều này chẳng có ý nghĩa gì: cuôì

cùng, tình hình vẫn thế - bọn họ “không ngửi nhau nổi!” Cái

bản năng hùng vĩ nhất hướng đến sự thuần khiết đặt kẻ gắn

liền với nó trong một tình thế cô độc kỳ dị nhất và nhiều

hiểm tượng nhất, tình thế của một thánh nhân: vì đó là thánh

nhân tinh thể vậy - đó là tinh thần hóa cái bản năng được nói

đến ở mức độ cao nhất. Một cảm thức song hành nào đó về

một niềm phúc lạc mộc dục dâng trào bất khả ngữ ngôn, một

sự tinh tấn và khát khao thường trực xô đẩy tâm hồn từ bóng

đêm ra bình minh và từ một vùng u ám, “ủ rũ” vào một vùng

sáng lấp lánh, thâm hậu, tinh thuần: khuynh hướng ấy - một

khuynh hướng cao quý, xuất hiện trong cách thái riêng biệt

như thế nào, thì đồng thời nó cũng khu biệt mọi sự như vậy.

274

277

Lòng trắc ẩn của hiền nhân thánh triết là lòng trắc ẩn đối với

sự nhơ nhớp bẩn thỉu của nhân tính, của một nhân tính quá

đỗi nhân tính. Và cũng có những tầng bậc, độ cao mà ở đó

kẻ thánh nhân cũng cảm nhận lòng trắc ẩn ấy không gì hơn

là một sự ô uế, một sự nhơ bẩn...

272

Dấu hiệu của sự cao quý: không bao giờ hạ thấp nghĩa

vụ của ta ngang bằng với nghĩa vụ của mọi người; không

muốn từ bỏ trách nhiệm, không muốn chia sẻ; coi đặc quyền

của ta và việc thi hành nó là một trong những nghĩa vụ của

ta.

273

Kẻ hướng đến cõi hoằng đại xem tất cả những người mà

hắn bắt gặp trên lối đi của hắn như một phương tiện hoặc

như một sự trở ngại làm chậm bước chân - hoặc như một

chỗ ngả lưng tạm thời. Cái thiện tính trong thể thái cao dại

đặc thù của hắn đối với những con người cùng hắn giao

thiệp, chỉ khả dĩ khi hắn đứng ở tầm cao và thống trị. Sự

thiếu nhẫn nại cùng với ý thức rằng hắn sẽ tiếp tục phải chịu

sô" phận tham gia vào một tấn tuồng hài kịch cho đến lúc ấy

- vi chiến tranh tự nó là một tấn hài kịch, và đồng thời nó

che giấu, như mọi phương tiện đều che giấu mục đích, sự vụ

ấy làm hỏng các mối giao thiệp của hắn: loại người này hiểu

được sự cô độc cũng như điều gì có thể coi là lưu độc khủng

khiếp nhất của nó.

278

Vấn đề đối với kẻ chờ đợi. - Phải cần đến hạnh vận và

biết bao yếu tô' không thể kể xiết nữa để con người cao viễn,

kẻ trì giữ trong lòng một đáp án đương ngủ yên, còn có thể

hành động kịp lúc - “dể đột phá”, có thể nói như vậy. Điều

đó nói chung sẽ không xảy ra, và ở mọi ngóc ngách trên mặt

địa cầu này, những kẻ chờ đợi vẫn đang ngồi đó, không hề

biết phải chờ đến bao lâu, và càng không biết rằng sự chờ

đợi ấy chẳng đem lại kết quả gì. Có khi ta nghe một tiếng

gọi trễ tràng đánh thức, cơ may “cho phép” ta hành động -

thì lúc bây giờ, tuổi trẻ và tinh lực dồi dào nhât đã bị tiêu phí

cho cuộc ngồi yên; và nhiều kẻ chính khi “bật dậy" đã khiếp

đảm biết bao khi nhận ra tứ chi tê dại và tinh thần đã quá

nặng nề! “đã quá muộn” - hắn tự nhủ, không còn tin tưởng

vào bản thân, và bấy giờ thiên thu vô dụng. - Phải chăng

trong vương quốc của thiên tài, lời rằng “Rafael không tay”,

trong ý nghĩa rộng rãi nhất, khống là lệ ngoại, mà là thông

tắc điều qui? - có lẽ, thiên tài chẳng phải ỉà hiếm hoi cho

lắm: thế nhưng đòi hỏi phải có năm trăm bàn tay mới có thể

áp chế cái “thời điểm thích hợp”, kairos, mới có thể túm

được cái búi tóc của cơ may!

275

Kẻ nào không chịu nhìn đỉnh cao của con người, sẽ nhìn

chăm chú hơn những gì ti tiện và hời hợt ở con người — và

thế là, hắn phơi bày luôn hình dung diện mạo của hắn.

276

279

Trong mọi trường hợp thương vong và thiệt hại, những

tâm hồn tầm thường và bỉ lậu may mắn hơn những tâm hồn

cao quý: mối hiểm họa đối với loại người sau át phải lớn

hơn, khả năng hắn gặp tai họa và đi đến chỗ diệt vong, trong

một hoàn cảnh sống chịu sự qui định của vô vàn nhân tố,

thậm chí to lớn vô cùng. - Con thạch sùng mất đi một ngón

chân còn mọc lại một ngón khác: người ta đâu thể.

277

Thật tồi tệ! Lại một câu chuyện lịch sử cũ kỹ! Khi người

ta đã hoàn thành xong căn nhà thì hốt nhiên nhận ra mình đã

học được một điều mà lẽ ra phải biết trước khi ...khởi sự.

Một tình thế “quá muộn mằn!” đau lòng muôn thuở - niềm u

hoài của mọi sự gì thành tựu!

278

Mi là ai, hỡi người lữ thứ? Ta nhìn thấy mi bước đi trên

lối đi của riêng mi, không mỉa mai cay độc, không yêu

thương, với đôi mắt không thể nào thấu hiểu; ướt át, buồn

rầu như hòn dọi không thỏa mãn với mọi độ sâu, một lần

nữa trồi lên ra ánh sáng - nó tìm kiếm điều chi dưới đó? - với

lồng ngực không biết thở dài, đôi môi che giấu niềm kinh

tởm, và bàn tay chỉ còn mày mò chậm rãi: mi là ai? Mi bận

bịu điều gì? Hãy nghỉ ngơi thư thả chôn này: lòng hiếu

khách ở đây ban cho mọi kẻ - hãy nghỉ ngơi đi! Và dẫu mi

280

là ai đi nữa: thì điều chi bấy giờ có thể khiến mi lạc ý? Điều

gì có thể giúp mi thư thái? Hãy gọi tên nó ra: ta sẽ dâng hiến

cho mi những gì ta có! - “để ta có thể thư thái? Để ta có thể

thư thái ư? 0, mi kẻ tọc mạch hiếu kỳ, những lời mi nói nghe

hay lắm! hãy cho ta, ta xin mi —” Điều gì? Điều gì? Hãy nói

đi! - “một chiếc mặt nạ nữa! thêm một chiếc mặt nạ nữa!”...

279

Những con người mang mối sầu vô tận sẽ phô bày tất cả

khi họ bắt gặp hạnh phúc: họ có cách bắt lấy hạnh phúc như

thể muốn bóp nó nghẹt thỡ vì lòng ghen tuông - ôi, họ biết

quá rõ nó sẽ ròi bỏ bọn họ mà xa chạy cao bay!

280

“Tệ quá! Thật tệ quá! Sao thế? Hắn không...trở lại

chăng?” - Có chứ! Thế nhưng các người đã không hiểu hắn

khi mở lời oán trách. Hắn sẽ trở lại, như mọi kẻ muôn thực

hiện một bước nhảy vĩ đại.

281

“Thiên hạ sẽ tin những lời tôi nói chăng? Nhưng tôi

muốn thiên hạ phải tin những lời tôi nói: bao giờ cũng vậy,

tôi có những suy nghĩ không hay về bản thân cũng như

những điều liên quan đến bản thân, chĩ trong những trường

hợp hết sức hiếm hoi, chỉ khi bị bức bách, chẳng bao giờ có

281

ý muôn “đi vào bản chất vấn đề”, sán sàng đi chệch khỏi

“tôi”, chẳng bao giờ tin tưởng vào kết quả, nhờ cái nghi tâm

quyết liệt đôi với khả tính của sự tự tri, một điều đã dẫn dắt

tôi đi xa đến mức nhận thấy ngay trong khái niệm “nhận

thức trực tiếp” mà các lý thuyết gia tán thành, một

contradictio in adjecto — toàn bộ sự vạ này hầu như là điều

chắc chắn nhất mà tôi biết về bản thân mình. Trong tôi phải

có một sự chông đối nào đó đôi với niềm tin rằng có một

điều gì đó xác định ở bản thân. - Có thể tồn tại một mé ngữ

nào trong đó chăng? Có thể lắm chứ; thế nhưng may thay,

không có thứ gì dành cho hai hàm răng của tói cả. - Có lẽ

điều đó bộc lộ cho thấy cái chủng loài mà tôi qui thuộc về

chăng? - Song, chẳng phải cho tôi thấy: như thế đôi với tôi

cũng là điều đáng mơ ước lắm”.

282

“Nhưng chuyện gì xảy đến với mi?” - “Tôi không rõ”,

hắn ngập ngừng đáp; “có lẽ những con Harpy đã bay lướt

qua chỗ bàn ăn tôi ngồi.” - Ngày nay, thỉnh thoảng sự việc

xảy ra như thế này: một con người dịu dàng, chừng mực, kín

đáo đột nhiên phẫn nộ, đập vỡ bát đĩa, xô nhào bàn ăn, hét,

quát tháo, mắng nhiếc nguyền rủa cõi đời - rồi sau cùng lánh

đi, xấu hổ, giận dữ với chính mình - về đâu? để làm gì? để

chết đói ở một nơi riêng biệt? Để nghẹt thở vì những hoài

niệm riêng tây? Kẻ nào mang sự thèm khát của một tâm hồn

cao viễn và khó tính, và hiếm khi nhận thấy bàn ăn được

dọn ra với thức ăn được bày biện sẵn, kẻ đó bao giờ cũng

đối đầu với những hiểm họa khủng khiếp: thế nhưng ngày

nay mối hiểm họa ấy thật phi thường. BỊ ném vào một thời

282

đại huyên náo và xô bồ quần chúng mà hắn không muôn ăn

chung một chiếc đĩa, hắn dễ dàng gục ngă vì đói, vì khát,

hoặc, nếu cuối cùng mà hắn có “chạm tay vào” thì cũng gục

ngã trước sự tởm lợm xâm chiếm. - Có thể tất cả chúng ta

đều đả ngồi vào cái bàn ăn không phải dành cho chúng ta;

và chính những kẻ trí tuệ nhất trong chúng ta, những kẻ khó

khăn trong chuyện ăn uống nhất, biết đến cái chứng khó tiêu

bắt nguồn từ một sự nhận thức và thất vọng bất ngờ về

những thức àn được dọn ra cùng với những con người ngồi

chung bàn với họ - ấy là cảm giác tởm lợm sau bữa ăn.

283

Nếu muốn ca ngợi, hãy ca ngợi về những điều mà

những kẻ khác chẳng tán thành, như thế mới là biểu hiện của

một khả năng tự chủ tinh tế và cao quý - trong những trường

hợp khác, có lẽ người ta ca ngợi chính bản thân, một điều

trái ngược với thị hiếu tốt đẹp - cố nhiên, ấy là một sự tự chủ

dẫn đến những tình huống khiến cho ta bị ngộ nhận triền

miên. Để có thể có được phong thái sang trọng trong thị hiếu

và luân lý này, ta không nên sông giữa những đầu óc ngu

muội, đúng hơn nên sông giữa những con người mà những

ngộ nhân và nhầm lẫn của họ khiến ta thú vị vì sự tinh tế của

chúr_g - bằng không ta phải trả giá đẩt! - “Hắn ca ngợi tôi:

nghĩa là hắn cho tôi có lý” - lối suy diễn ngu xuẩn này hủy

hoại nữa đời ẩn sĩ chúng ta, bởi lẽ nó mang đến những con

lừa đến bầu bạn và làm láng giềng vứi ta.

Sông trong một niềm tịch nhiên kiêu hãnh mênh mông;

luôn siêu việt Tùy nghi thể hiện hoặc không thể hiện cảm

xúc, tự tại trong sự chõng đối và thuận tòng, chiếu cô" đến

283

những điều như vậy trong nhiều giờ; cưỡi trên lưng chúng

như cưỡi trên lưng ngựa, mà đa sô' trường hợp như ngồi trên

lưng lừa - nghĩa là con người phải biết sử dụng sự ngu xuẩn

của nó như sử dụng lửa vậy. Dự phòng ba trăm cái biểu

điện; và cặp kính đen: vì có những trường hợp thiên hạ

không ai được nhìn vào mắt ta, đừng nói chi đến nhìn vào

“căn để”. Và đánh bạn với thói xấu trò vui bịp bợm mà

người ta gọi là sự nhã nhặn. Cai trị bôn đức hạnh của nó, ấy

là lòng can đảm, trực giác, sự cảm thông, sự cô độc. Vì sự

cô độc trong chúng ta là một đức hạnh, như một khuynh

hướng và bản năng trác việt hướng đến sự thuần khiết; Ĩ1Ó

linh cảm thấy sự tương giao tiếp xúc giữa con người với con

người “trong xã hội” phải đi đến chỗ nhiễm ô không thể

tránh khỏi. Mọi điều gì có tính chất cộng đồng, bằng cách

nào đó, ở chốn nào đó và vào một lúc nào đó, sẽ kết tinh

trong sự “bình phàm”.

285

Những biến cô" và tư tưởng vĩ đại nhất - mà những tư

tưởng vĩ đại nhất lại chính là những biến cô' vĩ dại nhất -

được lĩnh hội muộn màn nhất: những thê hệ nào sống dồng

thời với những biến cô" ấy sẽ không có được những trải

nghiệm về chúng - họ chỉ sông ngang qua những sự kiện ấy.

Tương tự như những diễn biến trong thế giới của những vì

tinh tú. Ánh sáng của những vì sao ở xa nhất đến với con

người chậm nhất; và trước khi nó đến, con người không chịu

nhận rằng có một ...vì sao ở chỗ nọ. “Cần bao nhiêu thế kỷ

284

để một tinh thần có thể được lĩnh hội?” - đó cũng là thước

đo mà người ta sử dụng để xác lập địa vị cũng như qui phạm

cần thiết: cho tinh thần và những vì tinh tú.

286

“Nơi đây tầm nhìn được tự do, tinh thần được chắp

cánh”

- Thế nhưng, có một loại người ngược lại, cũng đứng nơi

đỉnh cao và cũng có tầm nhìn tự dof thế nhưng... họ nhìn

xuống.

287

Cao quý nghĩa là sao? Khái niệm “cao quý” ngày nay

còn có ý nghĩa gì đối với chúng ta? Những con người cao

quý bộc lộ ra ở đâu, và người ta nhận ra họ ở chôn nào dưới

vòm trời vần vũ u ám của thế lực phàm phu đang khởi sự

chuyển mình khiến cho mọi sự trở nên mờ mịt và nặng trĩu

một màu chì? - hành vi không phơi bày con người - hành vi

luôn hàm hồ đa nghĩa, mãi mãi chẳng nhìn thấy ngọn nguồn;

“tác phẩm” cũng thế. Ngày nay, ta nhận ra trong giới nghệ sĩ

và học giả, biết bao kẻ thông qua tác phẩm của mình đã bộc

lộ cho thấy niềm khát vọng sâu thẳm hướng đến sự cao quý

tác động lên họ như thế nào: thế nhưng, chính nhu cầu đối

với sự cao quý này lại khác biệt một cách căn bản so với nhu

cầu của tâm hồn cao quý, và chính điều này là một bàng

chứng hùng hồn và đầy hiểm tượng cho thấy rằng nó không

có một tâm hồn cao quý như thế. Không phải tác phẩm, mà

là niềm tin đóng vai trò quyết định và xác lập địa vị ả đây,

285

để tiếp nhận lại cái mô thức tôn giáo cũ kỹ trong một ý

nghĩa mới mẻ và sâu sắc hơn: một sự xác quyết căn bản nào

đó trong cảm nhận của tâm hồn cao quý về bản thân nó, một

điều gì đó không chịu làm đối tượng để ta tìm kiếm, phát

hiện, và có lẽ, để đánh mất. - tâm hồn cao quý kính trọng

chính nó.

288

Có những con người có được tinh thần trong một thể

cách tất yếu. Họ có thể vặn vẹo, xoay vần tùy ý và dùng hai

bàn tay che cặp mắt phản bội (- như thể bàn tay kia chẳng

phải là kẻ phản trắc vậy! -): cuối cùng, sự vụ vẫn thế: họ có

một điều gì đó mà họ che giâu, đó là tinh thần. Một trong

những cách thức tinh vi nhát để có thể lừa dô'i, ít ra là trong

thời gian lâu nhất có thể được, và để làm sao tỏ ra mình ngu

xuẩn hơn mọi người - một điều mà trong cuộc sống thường

quí báu vô cùng, như có một chiếc ô che mưa vậy, cách thức

ấy là lòng nhiệt thành: ngoài ra phải kể thêm một điều qui

thuộc về nó, đức hạnh chẳng hạn. Vì như Galiani, kẻ ắt đã

nhận ra điều đó, đã nói: vertu est enthousiasmew.

289

Ta nghe ra giữa những dòng chữ viết của người ẩn sĩ

(1) Vertu est enthousiasme: Đức hạnh là lòng nhiệt thành.

một điều gì đó bao giờ cũng tựa hồ như tiếng đồng vọng của

sa mạc bao la, như giọng thì thầm và ánh mắt nhìn quanh




ngượng ngùng của niềm cô độc; trong những lời lẽ mạnh mẽ

nhất của y, trong tiếng gào thét của y, cũng vang lên một thể

thái lặng im mới mẻ và nhiều hiểm tượng hơn. Kẻ nào mà

năm tháng trôi qua, ngày đêm đắp đổi, ngồi đó cô độc,

chứng kiến những cuộc giằng có bất hòa cùng những cuộc

đối thoại quen thuộc trong tâm hồn, kẻ nào nơi hang động

của hắn, có thể là mê cung, cũng có thể là mỏ vàng - trở

thành loài gấu sống nơi hang động, hoặc trở thành một kẻ

sàn báu vật, canh giữ bảo vật, hoặc biến thành tàng long nơi

huyệt động: thì mọi khái niệm của kẻ ấy sau cùng sẽ nhuốm

màu tà huy và bốc mùi vực thẳm như những thứ mục rữa

mốc meo, một điều gì đó không thể truyền đạt và gây khó

chịu, phả luồng hơi lạnh toát lên những kẻ qua lại. Kẻ ẩn sĩ

không tin có sự vụ rằng người triết gia - nếu như triết gia

bao giờ trước hết cũng phải là ẩn sĩ - đã từng bao giờ phô

bày những tín niệm chân thực và tối hậu của mình trên sách

vở: chẳng phải người ta chép ghi, trước tác là để bảo tồn kín

nhiệm những gì đang chôn giấu bên trong hay sao?

- ông ta thậm chí còn nghi ngờ về sự vụ rằng kẻ triết gia

người triết học nói chung có thể có một điều gì đó như là

những tín niệm “tôi hậu và chân thực”, rằng nơi ông ta, đằng

sau mọi huyệt động, không có và không nhất thiết phải có

một huyệt động còn sâu thẳm hơn - một thế giới phong phú

hơn, lạ lẫm hơn, quảng đại hơn, phủ trùm trên mọi biểu điện

hời hợt, một vực thẳm đằng sau mọi căn để, bên dưới mọi

“căn do”. Mọi triết học là triết học biểu diện

- đó là một phán đoán theo phong cách ẩn sĩ độc CƯ: “ có

điều gì đó dường như không bình thường khi hắn ngừng lại

ở đây, nhìn lại, nhìn quanh, đến đây hắn không đào sâu thêm

nữa, và vứt bỏ cuốc xẻng - có một điều gì đó thật dáng ngờ

287

trong chuyện này”. Mọi triết học đều che giấu đằng sau nó

một triết học khác; mọi nhận định đều là chốn oa tàng, mỗi

lời nói là một chiếc mặt nạ.

290

Mọi kẻ tư tưởng sâu sắc đều sợ bị hiểu đúng hơn là sợ bị

hiểu lầm. Trong trường hợp sau, có lẽ tính cách phù phiếm

của hắn bị thương tổn; song, trong trường hợp trước là con

tim của hắn, lòng trắc ẩn của hắn, nó không ngừng lên tiếng:

“Ôi, cớ sao các người cứ phải lận đận khổ sở với nó như ta

đây?”.

291

Con người, một con vật đa diện, dối trá, giả tạo và bất

minh, và khủng khiếp đối với loài thú khác do sự xảo quyệt

và thông minh hơn là vì sức mạnh của nó, nó đã phát minh ra

cái lương tâm tốt đẹp để được một lần thưởng thức tâm hồn

nó như một điều gì đó thật giản dị; toàn bộ luân lý là cả một

sự hư ngụy lâu đài và nhiệt thành, mà thông qua đó, cảm

giác khoan khoái trước hình ảnh tâm hồn thành ra khả dĩ.

Nhìn từ quan điểm này, có lẽ nội hàm của khái niệm “nghệ

thuật” còn phồn tạp đa đoan hơn người ta vẫn thường nghĩ

nhiều.

292

Triết gia: đó là một kẻ trải nghiệm, chứng kiến, nghe ra,

thắc mắc, hy vọng, mơ mòng về những điều tuyệt đối phi

thường; kẻ đã bắt gặp những tư tưởng của hắn như một điều

gì đó từ ngoài nhập vào, từ trên đáp xuống, từ dưới trồi lên,

288

như những biến cố, như những tia chớp riêng biệt đặc thừ

của hắn; hắn có thể là một cơn sấm động đương hoài thai

những tia chớp mới; một con người mang chở đầy tai ương

và quanh hắn bao giờ cũng là những càu nhàu, những gầm

gừ, những há hốc, và khủng khiếp bủa vây. Kẻ triết gia,

người tư tưởng: ôi, một sinh thể cứ rút ruột tuôn trào, thường

mang một nôi ám ảnh sợ hãi đối diện với tự thân - song, lại

quá tò mò không thể nào ngăn trở được cuộc “hồi qui tự

thể”...

293

Có người nói: “tôi yêu thích nó, tôi giữ nó cho riêng tôi

và muốn bảo bọc nó, bảo vệ nó trước bất cứ ai”; có người có

thể tiến hành một công việc nào đó, đi đến một quyết định,

trung thành với một tư tưửng nào đó, có thể giữ chặt một

người đàn bà, trừng phạt và áp chê một kẻ ngỗ nghịch; có

người mang theo bên người lòng phẫn nộ và một lưỡi gươm,

là kẻ mà những con người yếu mềm, những con người đau

khổ, những con người bị bức bách, và cả cầm thú cũng

muôn qui thuận, và qui thuộc về theo một lẽ tự nhiên, tóm

lại, một kẻ thiên sinh làm người chứa tể — khi kẻ ấy bày tỏ

niềm trắc ẩn, thì bấy giờ! lòng trắc ẩn này có giá trị đích

thực! Lòng trắc ẩn của một kẻ đau thương nào có nghĩa lý

gì! Hoặc thậm chí của những kẻ đang thuyết rao về lòng trắc

ẩn! Hầu như trên khắp dải đất Âu châu ngày nay xuất hiện

một sự nhạy cảm và một tình cảm dễ bị kích động bệnh

hoạn trước nỗi đau, cũng như một sự thiếu kiềm chế đáng

ghét của những lời oán trách, một sự nhu nhược được trang

hoàng diêm dúa bằng tôn giáo và mớ triết học triết lý ngổn

ngang để có được dáng dấp của một điều gì hoằng đại - đau

thương đang thọ nhận những nghi thức sùng bái long trọng.

Bản chất phi đàn ông của loại tình cảm mà cộng đồng tín đồ

289

nhiệt thành ây đã rữa tội đặt tên là “lòng trắc ẩn”, là điều

mà, theo tôi nghĩ, bao giờ cũng đập vào mắt trước hết. — Ta

cần phải ra tay quyết liệt và triệt để ngăn chặn loại thị hiếu

tầm thường tân kỳ bậc nhất này; và sau cùng, tôi mong

người ta dán vào tim và yết hầu của nó cái lá bùa ếm “gai

saber - khoa học hồn nhiên” để khiến người Đức tỏ ngộ về

điều này.

294

Tà hạnh của chư thần trên đinh Olympus. - Mặc cho kẻ

triết gia kia, một kẻ Ảng-lẽ chính cống, đã cô công biến

những tiếng cười của mọi đầu óc biết suy tư thành thói xấu

đáng khinh - “cười là một tật xấu tồi tệ trong bản tính con

người, mọi dầu óc biết suy tư sẽ phải làm sao khắc phục

được nó” (Hobbes) - tôi sẽ tự cho phép mình xác ỉập tôn ti

của các triết gia dựa trên địa vị tiếng cười của họ - cho đến

địa vị cao nhất là những người có khả nàng buông ra những

tràng cười bằng vàng ròng. Và nếu như, thần tiên cũng làm

triết học, và nhiều lý lẽ khiến tôi tin điều này thì tôi không hề

hồ nghi rằng họ cũng biết cười lớn trong thể thái mới mẻ của

siêu nhân - và bằng cái giá của tất cả những gì nghiêm túc

nhất! Chư thần vốn thích mỉa mai: dường như họ không thể

nhịn cười ngay cả trong những chuyện thiêng liêng.

Thiên tài của con tim, như điều mà cái cõi ẩn mật khổng

lồ kia sở hữu, một kẻ mê hoặc thần thánh, một kẻ đánh bẫy

tâm thức bẫm sinh, giọng nói của nó biết xâm nhập xuống

tận đáy sâu âm thế của mọi tâm hồn, nó không nói một lời

nào, không nhìn bằng một ánh mắt nào mà trong đó không

ngụ ý và khép mở một sự gạ gẫm, tài năng tuyệt diệu của nó

290

ấy là nó biết phô diễn - và không phải phô diễn cái hình

tướng của nó, mà là một điều gì đó khiến cho những kẻ

đương theo đuổi nó cảm nhận một sự gia tăng sức mạnh

cưỡng bức thôi thúc bọn họ tiến gần với nó hơn, dân bước

theo nó một cách nội mật hơn và triệt để hơn - thiên tài của

con tim, nó khiến cho mọi âm thanh huyên náo và tự mãn

càm nín và dạy chúng biết lắng nghe, nó san phẳng những

tâm hồn gồ ghề và ban cho khẩu vị của chúng một sự thèm

khát mới mẻ - được nằm im lìm tự tại như mặt gương sáng

để cả một vòm trời thăm thẳm soi bóng trong đó thiên tài

của con tim, nó dạy những bàn tay vụng về, bộp chộp biết

ngập ngừng và dạy chúng biết cầm nắm dịu dàng hơn, nó

linh cảm về một kho tàng trân bảo bị chôn giấu và bỏ quèn,

cả những giọt thiện lương và mật ngọt tinh thần ẩn đằng sau

lớp băng dày ô nhiễm, và đồng thời là chiếc gậy thần mò

mầm tìm kiếm từng mảy vàng bị chôn vùi giữa bùn cát trong

một thời gian dài nơi hố sâu; thiên tài của con tim, một khi

nó chạm đến kẻ nào thì kẻ ấy trở nên giàu có hơn, không

phải do ân sủng và may mắn bất ngờ, không phải do một

Đấng Toàn Thiện nào đó xa lạ ban phúc, an bài, mà giàu có

hơn ngay trong tự thể, mới mẻ thanh tân hơn trước, vỡ òa và

ngân vang trong từng trận gió ấm thổi thốc tới, có thể không

còn an ổn như trước nữa,

mềm mại mỏng manh hơn, dễ vỡ hơn, nhưng ngập tràn

những niềm hy vọng vẫn còn chưa có tên tuổi, sung mãn ý

chí và cuồn cuộn một suôi nguồn mới mẻ, sung mãn phi ý

chí và dạt dào một nguồn suôi nghịch hành cũng mới mẻ

thanh tân... Nhưng tôi đang miên man gì đây, hỡi các bạn

291

hữu? Tôi đang nói với các bạn về kẻ nào? Tói đã quên lãng

đến mức chưa một lần nêu ra danh tánh? Có lẽ thế, nếu như

các bạn tự mình vẫn còn chưa đoán ra cái tinh thần mà cũng

là tinh linh thần thánh đó là ai, kẻ muốn được ca tạng theo

thể cách như vậy. Cũng như sự vụ xảy ra với mọi người mọi

kẻ mãi mãi bước đi và ỉịch hành trong cõi miền xa lạ kể từ

thuở hai chân thơ dại biết máy động hình hài, tôi đã bao lần

gặp gỡ trên đạo lộ của mình rất nhiều những tinh thần hiếm

hoi và không phải không mang nhiều hiểm tượng, đặc biệt là

cái kẻ tôi vừa kể, và đã gặp ỵ lặp lại nhiều lần, tức là chẳng

thua kém thần Dionysus, một cá tính hàm hỗn và đồng thời

là một vị thẫn cám dỗ vĩ đại mà xưa kia, như bạn biết, tôi dã

dâng lên quả ngọt đầu mùa trong sự bí mật và niềm cung

kính — là kẻ tối hậu, tôi cho là vậy, thiết đàn hiền tế cho

ngài: bởi lẽ tôi không nhìn thấy kẻ nào khác hiểu những việc

thuở đó tôi làm. Bấy giờ, tôi đã học hỏi thêm được nhiều

điều, nhiều lăm lắm về triết lý của vị thần linh này, và, như

đã nói, thông qua sự truyền khẩu - tôi, món đồ cuối cùng và

đệ tử chân truyền của thần Dionysus: và có lẽ cuối cùng rồi

một ngày nào đó, tôi có thể khởi sự phối cấp cho các bạn,

hỡi các bạn hữu của tôi, một vài điều gì đó, trong khả năng

tôi, về triết ỉý này để các bạn thử cảm nhận chăng? Cô nhiên

chỉ bằng giọng thầm thì mà thôi: bởi vì nó quan hệ đến nhiều

chuyện bí mật, mới mẻ, xa lạ, kỳ dị và khủng khiếp. Thần

Dionysus vốn là một triết gia, và như thế chư thần linh còn

ỉàm triết học, điều

này xem ra đối với tôi là một chuyện mới mẻ không khỏi

khiến cho bốì rối, và có thể gây nên môi ngờ vực ngay trong

giới triết gia, - giữa các bạn với nhau, hỡi bạn hữu của tôi,

sự việc ấy còn ít chuyện để nói hơn, trừ một điều rằng, nó

đèn quá muộn và không đúng lúc: bởi lẽ ngày nay, theo chỗ

292

tôi thấy, các bạn chẳng mặn mà lắm với chuyện đặt niềm tin

vào Thượng đế và thần linh. Cũng có thể, với lối ăn nói

phóng túng của mình, tôi ắt đã đi xa hơn cái giới hạn của nề

nếp nghiêm cẩn mà lỗ tai của các bạn muốn nghe chăng?

Chắc chắn vị thần linh được nhắc đến còn đi xa hơn, xa hơn

nhiều lắm, trong những cuộc đôi thoại như vậy, và bao giờ

cũng đi trước tôi nhiều bước...Quả thật, nếu có thể, tôi muốn

trao cho ngài, theo tập quán của con người, những danh hiệu

trang nghiêm mỹ diệu của đức hạnh và nhan sắc huy hoàng;

tôi phải ca tụng lòng can đảm của ngài, lòng can đảm của

một kẻ tìm tòi và phát hiện, ca tụng lòng chân thành, chính

trực không biết sợ hãi cũng 0 như tình yêu của ngài dành

cho trí tuệ. Thế nhưng, một vị

thần như thế sẽ chẳng biết cư xử như thế nào với những

danh hiệu mỹ miều vô dụng ấy. “Hãy giữ lấy mà dùng”,

ngài sẽ nói, “cho chính mi và những kẻ như mi, ngoài ra

chẳng ai cần những thứ đó! Ta - chẳng có lý do gì để che

đậy sự trần trụi của ta!” - Người ta có thể đoán định rằng,

biết đâu loại thần thánh triết gia này chẳng biết xấu hổ ngại

ngùng? - Ngài đã có lần nói: “Có trường hợp ta cũng yêu

thương con người”, khi nói lời này ngài ám chỉ đến nàng

Ariadne lúc ấy đang hiện diện “con người là một con vật dễ

thương, can đảm, đầy sáng tạo, không có tạo vật thứ hai

sánh ngang với nó trên mặt đất này, nó khéo xoay xở trong

cái mê cung rổì bời kia. Ta yêu con người: ta thường suy

nghĩ làm thế nào đẩy nó tiến xa hơn, giúp nó mạnh mẽ

hơn, xấu xa hơn và sâu sắc hơn nó hiện tại.” - “Mạnh mẽ hơn, xấu xa

hơn và sáu sắc hơn?” tôi lấy làm kinh dị và chất vấn ngài. “Đúng”,

ngài lập lại một bận nữa, “mạnh mẽ hơn, xấu xa hơn và sâu sắc hơn;

và diễm lệ hơn nữa” - đoạn vị thần cám dỗ nở một nụ cười an lành,

như thể ngài vừa thổt lên một lời lịch thiệp đáng yêu. Và hốt nhiên ta




nhận ra: trong tinh thể thần linh thánh triết này không phải chỉ duy

thiếu vắng một niềm xấu hổ nói chung, có nhiều lý do thỏa đáng để

giả thiết rằng, trong một vài chuyện, thần thánh nói chung có thể cẩp

sách đến học hỏi ở con người chúng ta. Loài người chúng ta - người

hơn...

296

Các ngươi là cái chi chi, hỡi những tư tưởng được ta viết và vẽ

ra! Cách đây chưa lâu, các ngươi vẫn còn lấp lánh sắc màu, trẻ trung

và ranh mãnh, phủ đầy gai nhọn và toát lên một hương vị thầm kín

khiến ta hẩt hơi và bật cười

- và giờ đây? các ngươi đã rũ bỏ dáng vẻ thanh tân, và một vài kẻ

trong các ngươi đang soạn sửa, ta e là vậy, trở thành chân lý: chúng

đã bẩt đầu có vẻ gì đó quá vĩnh hằng bất diệt, quá chân thật đến đau

lòng và quá ư nhạt nhẽo! Và đã bao giờ sự vụ khác đi chãng? Chúng

ta viết và vẽ ra những điều gì vậy, chúng ta những người Trung hoa

cầm chiếc cọ Tàu, chúng ta những kẻ khiến cho mọi sự gì chịu mở

phơi trên mặt chữ trở thành bất diệt, duy nhất điều gì ta có thể vẽ ra?

Ôi, bao giờ cũng chỉ là những gì thoáng chốc phai tàn và khởi sự mất

đi hương vị! Ôi, bao giờ cũng là những sấm động qua nhanh và kiệt

tận và những cảm xúc muộn mằn vàng úa! Ôi bao giờ cũng là những

cánh chim rã rời lạc lối và giờ đây để bàn tay kia túm bắt - bàn tay

của chúng ta\

Chúng ta biến thành vĩnh cửu những gì không còn đủ sức sống và bay

lượn nữa, chỉ những gì đang mệt mỏi rã rời mà thói! Và chỉ có buổi

chiều vàng của các ngươi, hỡi những tư tưởng được ta viết ra và vẽ

xuống, chỉ có buổi chiều vàng của các ngươi là ta có sắc liệu để dựng

nên, có lẽ nhiều màu sắc lắm, và nhiều lắm những nhu hòa muôn sắc

và năm mươi những sắc vàng, nâu, xanh, đỏ: - thế nhưng sẽ không ai

đoán ra cho ta dung mạo của các ngươi trong buổi bình minh ló dạng,

294

các ngươi, những tia lửa tóe sáng và mầu nhiệm bất ngờ của niềm cô

độc trong ta, các ngươi, hỡi những tư tưởng thân thiết thâm trọng

và... tồi tệ của ta!

No comments:

Post a Comment